ĐÁP ÁN CÁC TÌNH HUỐNG

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 68 - 85)

C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau D Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.

B. PHẦN TỰ LUẬN(3 điểm)

ĐÁP ÁN CÁC TÌNH HUỐNG

Tình huống 1: Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

Lấy 4 cây thân thảo nhỏ còn nguyên bộ rễ, rửa sạch đất. Nhúng rễ vào trong dung dịch xanh metylen loãng. Sau 2 phút, lấy ra rửa sạch trong nước (hình 1A).

Tiếp đó, cho rễ của 4 cây vào 4 cốc chứa gồm 2 cốc nước cất và 2 cốc chứa dung dịch CaCl2 nhưng Hà và nhóm bạn lại quên đánh dấu lên cốc .

Sau 10 phút, quan sát thấy có hiện tượng: 2 cốc có màu xanh và 2 cốc không màu(hình 1B), Bạn hãy giúp nhóm bạn Hà phân biệt các cốc trên và giải thích? Xác định mục đích của thí nghiệm đó?

Hình 1A Hình 1B

Khi dạy học bài: “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ”, phần: Luyện

tập, vận dụng, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

- Sau 1 thời gian quan sát, dung dịch trong cốc có màu xanh: chứa dung dịch CaCl2, còn 2 cốc chứa rễ cây trong nước cất thì không có màu.

Giải thích: Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh mêtilen, các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ và chỉ dừng lại ở đó, không đi được vào trong tế bào, vì xanh mêtilen không cần thiết đối với tế bào( chất độc đối với cây trồng).

Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất không cho xanh mêtilen đi qua.Việc rửa sạch bộ rễ chẳng qua là để cho thấy hoàn toàn không còn xanh mêtylen tự do dính bên ngoài bộ rễ.

Khi ta nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl− sẽ bị hút vào rễ và đẩy các phân tử xanh mêtilen hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, làm cho dung dịch có màu xanh. Màu xanh đó chính là màu xanh của xanh mêtilen.

Vai trò của thí nghiệm ở cốc nước cất là làm đối chứng. Trong nước cất không có các ion khoáng nên không xảy ra hiện tượng trao đổi ion khoáng vì vậy cốc số 2 không đổi màu.

=> Thí nghiệm: minh họa về cơ chế hút bám trao đổi đồng thời chứng minh tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

Tình huống 2: bài 3 mục IV: ảnh hưởng của các tác nhân môi trường

đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây

Bạn Hoa lúng túng khi giải thích các hiện tượng cây trồng bị héo trong các trường hợp sau:

- TH1: Chậu cây bị úng nước lâu ngày.

- TH2: Chậu cây được tưới nhiều nước với lượng phân bón quá nhiều. -TH3: Chậu cây để ngoài nắng gắt.

-TH 4: Chậu cây để trong phòng lạnh dài ngày. TH 5: Cây mới được thay chậu.

Em hãy giúp bạn Hoa giải thích các hiện tượng trên và từ bằng kiến thức đã có, em có khuyến nghị gì với người nông dân trong vấn đề tưới tiêu cho cây trồng.

Khi dạy học bài: “Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ”, phần: Luyện

tập, vận dụng, GV có thể tổ chức cho HS tranh luận về tình huống trên.

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

+ Cây bị héo chứng tỏ cây thiếu nước.

+ Qúa trình thoát hơi nước luôn diễn ra, cây bị héo chứng tỏ rễ cây hút nước kém hoặc không hút được nước.

-TH 1: Khi bị ngập úng-> [O2] trong đất giảm->hô hấp hiếu khí bị ức chế, rễ bị hư hại do sản phẩm của hô hấp yếm khí-> khả năng hút nước giảm.

-TH 2: Khi bón phân vô cơ với nồng độ cao->[chất tan] trong đất > [chất tan] trong rễ cây không hút được nước mà lá vẫn thoát hơi nước-> cây bị héo.

-TH 3: Để chậu cây ngoài nắng gắt, nước bốc hơi nhanh, đất thiếu nước không bù đủ lượng nước mất, cây thiếu nước, lá héo.

-TH 4: Khi nhiệt độ thấp-> hệ keo nguyên sinh chất cô đặc lại ->khả năng hấp thụ và vận chuyển trong cây giảm-> cây thiếu nước.

-TH 5: Khi di dời cây-> lượng lông hút của rễ giảm mạnh-> khả năng hút nước của rễ kém, không đáp ứng được nhu cầu thoát hơi nước của cây-> cây thiếu nước và héo.

Kết luận:

Khả năng hút nước của rễ cây phụ thuộc vào (nồng độ chất tan, nồng độ oxi trong đất, nhiệt độ môi trường, và các tác nhân cơ học,...).

* Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng.

- Dựa vào sự cân bằng nước của cây trồng (tương quan giữa sự hấp thụ và quá trình thoát hơi nước). Nếu trạng thái cân bằng nước âm thì phải tưới nước cho cây.

- Tưới nước hợp lí cho cây:

+ Xác định được khi nào cần tưới nước (dựa vào chỉ tiêu sinh lí về nước). + Xác định được lượng nước tưới (dựa vào nhu cầu nước của cây và tính chất lí hóa của đất).

+ Xác định được cách tưới phù hợp với từng nhóm cây.

T

ình huống 3 (bài 2- Vận chuyển chất trong cây)

Khi nghiên cứu về sự vận chuyển đường từ nơi sản xuất đến nơi chứa, bạn Linh cho rằng: “dịch mạch rây luôn di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá

vào ống rây và từ ống rây này sang ống rây khác” như hình dưới( hình 2). Em có đồng tình với quan điểm của bạn Linh không?

Em giải thích như thế nào với trường hợp ở Nhật Bản, người trồng táo thường tạo 1 vết cắt hình xoắn ốc không gây hại cho cây xung quanh vỏ cây táo thì thấy ở vụ sau, táo ngọt hơn.

Hình 2

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

- Dịch mạch rây di chuyển từ các vị trí sản xuất đường( nơi nguồn) đến nơi sử dụng hoặc dự trữ( nơi chưa) đường.

+ Nguồn đường là cơ quan của cây trực tiếp sản sinh ra đường nhờ quang hợp hoặc nơi tạo ra đường nhờ sự phân giải tinh bột. Nơi chứa là cơ quan tiêu thụ thực hoặc là kho chưa đường. Như vậy, tùy vào giai đoạn sinh trưởng, vào mùa mà cơ quan này có thể là cơ nơi chứa cũng có thể là nguồn đường.

+Ví dụ: Củ khoai: mùa hè, đó là cơ quan chứa dự trữ carbohidrate, mà xuân: nó là 1 cơ quan nguồn vì tinh bột bị phân giải thành đường đưa đến chồi bắt đầu sinh trưởng.

- Người trồng táo thường tạo một vết cắt hình xoắn ốc cắt đứt dòng vận chuyển của mạch rây, giữ lại chất dinh dưỡng ở phần trên để kích thích sinh trưởng, sinh sản.

T

ình huống 4 : (bài 2 - Vận chuyển các chất trong cây- Sinh học 11)

Khi quan sát thấy những giọt nước xuất hiện ở các mép lá hay ở đầu tận cùng trên lá cây dâu tây như ở hình 3. Một nhóm bạn cho rằng: đó

là hiện tượng sương đọng trên lá.

Em có đồng tình với nhận định trên không và hãy hãy giải thích tại sao? Từ đó hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh về hiện tượng trên giúp các bạn ấy.

Hình 3

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

- Đây là hiện tượng ứ giọt trên lá. Giải thích:

Hiện tượng ứ giọt: Ban đêm cây hút nước nhiều và nước được vận chuyển

theo mạch gỗ lên lá thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hòa hơi nước . Không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày. Do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có thủy khổng, và do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt hình thành nên giọt nước hình tròn treo đầu lá . Đặc biệt, hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở thực vật một lá mầm như cây lúa, ngô, cỏ...

Hiện tượng sương đọng: là do hơi nước ngoài môi trường đọng lại ở mặt trên lá.

- Thiết kế thí nghiệm để chứng minh về hiện tượng ứ giọt trên lá :

+ Dùng 1 chuông thủy tinh lớn( hoặc túi nilong to) úp lên 1 cây thân thảo( cây cà chua), để qua 1 đêm khi điều kiện khí hậu ẩm ướt, độ ẩm không khí bão hòa.

+ Quan sát hiện tượng.

Tình huống 5 ( Bài 3: Thoát hơi nước- Sinh học 11)

Hình dưới ( hình 4) biểu diễn quá trình thoát hơinước của cây sống trong

điều kiện khô hạn. Trong các đường cong A, B, C, D, bạn Lâm cho rằng đường

cong A, B, D mô tả sự thoát hơi nước qua tầng cutin, đường cong C mô tả sự thoát hơi nước qua lỗ khí. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Em có đề xuất gì trong việc tưới nước hợp lý cho cây trồng?

Hình 4

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

Đường cong D: qua cutin; C: lỗ khí

- Sự thoát hơi nước qua lỗ khí phụ thuộc vào sự đóng mở khí khổng. Buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ cao, tb lỗ khí mất nước nhiều nên đóng lại để hạn chế sự mất nước của cây, do đó cường độ thoát hơi nước giảm-> đường C.

- Sự thoát hơi nước qua tầng cutin ít hơn qua lỗ khí, hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ. Vào buổi trưa, ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, cường độ thoát hơi nước là mạnh nhất -> đường D.

- Đường A và B cao hơn đường C nên không phải thoát hơi nước qua cutin. * Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng.

- Dựa vào sự cân bằng nước của cây trồng (tương quan giữa sự hấp thụ và quá trình thoát hơi nước). Nếu trạng thái cân bằng nước âm thì phải tưới nước cho cây.

- Tưới nước hợp lí cho cây:

+ Xác định được khi nào cần tưới nước (dựa vào chỉ tiêu sinh lí về nước). + Xác định được lượng nước tưới (dựa vào nhu cầu nước của cây và tính chất lí hóa của đất).

+ Xác định được cách tưới phù hợp với từng nhóm cây.

T

ình huống 6 ( Bài 3 - Thoát hơi nước- Sinh học 11)

Đồ thị sau đây thể hiện ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới tốc độ thoát hơi nước từ biểu bì trên và biểu bì dưới của lá ở một loài cây . Các nhân tố môi trường khác được giữ ổn định.

Hình 5

Đồ thị mối quan hệ tốc độ thoát hơi nước và cường độ ánh sáng

Sau khi phân tích đồ thị trên, một nhóm bạn cho rằng: “ ở thực vật, tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới lá luôn cao hơn so với mặt dưới của lá cây đó”, do vậy, đường cong A biểu thị sự thoát hơi nước ở mặt dưới lá, còn đường cong B là sự thoát hơi nước ở mặt trên của lá.

Em có đồng ý với ý kiến của nhóm bạn ấy không? Vì sao? Từ đó em hãy giải thích cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lý cho cây trồng.

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

- Đa số thực vật trên cạn, khí khổng tập trung ở mặt dưới của lá nhiều hơn so với mặt trên, do đó tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới lá nhanh hơn so với mặt trên lá, phù hợp với hoạt động sinh lý của cây.

- Tuy nhiên, ở 1 số loài thực vật như cây súng, cây ngô, tố độ thoát hơi nước ở mặt dưới và mặt trên lá có 1 vài đặc điểm khác:

+ Đối với lá ngô: lá cây xếp thẳng đứng , 2 mặt có lượng khí khổng tương đương nhau, do đó mức ảnh hưởng bởi cường độ ánh sáng tới tốc độ thoát hơi nước tương đương nhau.

+ Với cây súng: lá cây nổi trên mặt nước, biểu bì dưới tiếp xúc với mặt nước, không có khí khổng nên tốc độ thoát hơi nước gần như bằng 0, thoát hơi nước toàn bộ qua biểu bì trên.

- Cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lý cho cây trồng: + Căn cứ vào nhu cầu sinh lý của từng loại cây.

+ Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. + Căn cứ vào từng loại đất.

+ Căn cứ vào từng loại đất. + Căn cứ vào điều kiện thời tiết.

+ Căn cứ vào sức căng bề mặt của lá và áp suất dịch bào.

T

ình huống 7 :( bài: “Thoát hơi nước”).

Để tìm hiểu quá trình trao đổi nước ở thực vật, 2 bạn cùng nhau tiến hành thí nghiệm như sau: Bạn Lan dùng túi polyetilen chụp lên chậu cây cà chua rồi buộc miệng túi vào gốc cây. Sau 1 đêm thấy có hiện tượng như ở hình 6A.

Bạn Hòa dùng túi polyetilen chụp lên tán cây rồi buộc miệng túi vào gốc cây và đặt cây ngoài sáng. Sau 1 thời gian thấy có hiện tượng như ở hình 6B

Theo em 2 bạn thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh cho hiện tượng gì? Mục đích của 2 thí nghiệm trên?

Hình 6A Hình 6B

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

- Thí nghiệm bạn Lan(hình 6A): Đây là thí nghiệm chứng minh áp suất rễ. Không khí trong bao nilong đã bão hòa hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ lại ở thủy khổng thành các giọt nước ở mép lá.

- Thí nghiệm bạn Hòa (hình 6B): Kết quả thí nghiệm thấy túi nilong bịt ở cành A bị mờ đi do hơi nước. Đó là do rễ cây hút nước từ đất nhờ lông hút, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá và thoát qua khí khổng. Đây là thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước diễn ra ở lá.

T

ình huống 8 (Bài 10- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp)

Khi học về thực vật C4, dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ ánh sáng đến quang hợp của thực vật C3, thực vật C4. Một bạn học sinh đã khái quát bằng sơ đồ như sau:

Hình 7

Sơ đồ về mối quan hệ quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng và nhiệt độ

-Theo em, bạn ấy đang muốn nhắc đến nhóm thực vật nào tương ứng với đường cong I, II, III, IV? Giải thích.

- Trong điều kiện mát mẻ( t0: 5-70C ) sinh khối của loài nào sẽ tăng nhanh hơn? Vì sao?

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

- Đường cong I và III: thực vật C4 - Đường cong II và IV: thực vật C3

Thực vật C4 có 2 loại lục lạp nên dẫn tới có điểm bão hòa ánh sáng và điểm bão hòa nhiệt độ cao hơn thực vật C3.

5 4 4 3 2 1 0 C ườ ng đ ộ qu an g hợ p (m gC O2 /d m 2 /h) 1 2 3 4 5 Ánh sáng I II C ườ ng đ ộ qu an g hợ p (m gC O2 /d m 2 /h) 5 4 3 2 1 0 10 20 30 40 Nhiệt độ (t0C ) III IV

Sinh khối của loài thực vật C3 sẽ tăng nhanh hơn so với thực vật C4 vì: điều kiện mát mẻ có nhiệt độ gần với nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở thực vật C3 nên quá trình quang hợp diễn ra mạnh, sinh khối tăng nhanh.

Tình huống 9: ( Chủ đề:“Dinh dưỡng nito ở thực vật”).

Để tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, bạn Linh đã tiến hành thí nghiệm như sau:

Gieo hạt đậu xanh vào 4 chậu chứa đất cát khô giống nhau. Khi cây mọc, chọn tỉa các cây đều nhau sao cho giữ lại trong mỗi chậu khoảng 4 - 5 cây.

Chế độ chăm sóc với mỗi chậu như sau:

Chậu 1: bón phân, tưới ít nước, để ngoài ánh sáng. Chậu 2: bón phân, tưới nước đầy đủ, để ngoài ánh sáng.

Chậu 3: bón phân, tưới đủ nước, che kín không cho tiếp xúc với ánh sáng. Chậu 4: không bón phân, tưới đủ nước, để ngoài ánh sáng.

Sau 1 thời gian theo dõi thu được kết quả như sau: - Một chậu cây héo chết.

- Một chậu cây mọc vống, lá và thân vàng. - Một chậu cây còi cọc.

- Một chậu cây phát triển xanh tốt.

Nhưng do đánh dấu chậu bị mờ đi, nhìn không rõ nên Linh rất lúng túng không biết các kết quả đó tương ứng với các chậu cây nào, em hãy xác định giúp Linh? Kết quả thí nghiệm chứng minh cho điều gì? Theo em điều kiện môi trường nào là tốt nhất cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất?

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

- Chậu 1: chậu cây héo chết.

- Chậu 2: chậu cây phát triển xanh tốt.

- Chậu 3: chậu cây mọc vống, lá và thân vàng.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 68 - 85)