GIÁO ÁN THỰCNGHIỆM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 50 - 52)

III. Hô hấp sáng:

3. Sảnphẩm học tập: Sơ đồ tư duy kiến thức về hô hấp ở thực vật

GIÁO ÁN THỰCNGHIỆM

Tiết 2: BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

- Nhận thức sinh học:

+ Kể tên các dòng vận chuyển trong cây

+ Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây + So sánh được dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. - Tìm hiểu thế giới sống:

Thực hành: Làm thí nghiệm: chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ( ứ giọt ở cây thân thảo)

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến vận chuyển các chất trong cây

2. Phẩm chất

- Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. - Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp - tìm tòi; Thảo luận nhóm; Giải quyết vấn đề....

- Kĩ thuật động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, tranh luận khoa học..

2. Phương tiện dạy học

- Máy chiếu/Tivi

+ Hình vẽ : 2.1, 2.2, 2.3, 2..4, 2.5 sách giáo khoa

+ Video thí nghiệm về sự vận chuyển nướcvà ion khoáng của mạch gỗ: https://youtu.be/KcP00-0wrFs

+ Video về sự vận chuyển các chất trong thân: https://youtu.be/jPEJVkHFwsQ - Các phiếu học tập

+ Phiếu học tập số 1: Dòng vận chuyển các chất trong cây

Điểm phân biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Cấu tạo mạch

Thành phần dịch mạch Động lực đẩy dòng mạch

- Các tình huống để tổ chức TLKH nhằm phát triển NL TDPB cho HS.

Tình huống 1: Khi quan sát thấy

những giọt nước xuất hiện ở các mép lá hay ở đầu tận cùng trên lá cây dâu tây như ở hình 3. Một nhóm bạn cho rằng: đó là hiện tượng sương đọng

trên lá. Em có đồng tình với nhận

định trên không và hãy giải thích tại sao? Từ đó hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh về hiện tượng trên giúp các bạn ấy.

Hình 3

Tình huống 2: Khi nghiên cứu về sự vận chuyển đường từ nơi sản xuất

đến nơi chứa, bạn Linh cho rằng: “dịch mạch rây luôn di chuyển từ tế bào

quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này sang ống rây khác”như

hình bên. Em có đồng tình với quan điểm của bạn Linh không?

Em giải thích như thế nào với trường hợp ở Nhật Bản, người trồng táo thường tạo 1 vết cắt hình xoắn ốc không gây hại cho cây xung quanh vỏ cây táo thì thấy ở vụ sau, táo ngọt hơn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP ( 5 PHÚT)1. Mục tiêu: 1. Mục tiêu:

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về sự vận chuyển các chất trong cây.

2. Nội dung:

-HS xemvideo thí nghiệm về sự vận chuyển nước và ion khoáng của mạch gỗ và hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:

+ Tại sao các cánh hoa hồng trắng lại chuyển sang màu giống với cốc nước màu phía dưới

3. Sản phẩm học tập:

- HS suy nghĩ về vấn đề được đặt ra. - Câu trả lời cho câu hỏi GV đưa ra.

4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :

GV cho HS xem video thí nghiệm về sự vận chuyển nước và ion khoáng của

mạch gỗ và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

+ Tại sao các cánh hoa hồng trắng lại chuyển sang màu giống với cốc nước màu phía dưới?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS xem và suy nghĩ về câu trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình

Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận – Nhận định:GV dẫn dắt vào nội dung bài mới

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 50 - 52)