Các dòng vận chuyển các chất trong cây

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 53 - 56)

1. Dòng đi xuống ( dòng mạch gỗ): Vận chuyển nước và ion khoáng. 2. Dòng đi lên ( dòng mạch rây: Vận chuyển các chất dinh dưỡng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các dòng vận chuyển các chất trong cây.

a. Mục tiêu:

- Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây. - So sánh được dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

b. Nội dung:

*Bài tập tình huống:

Tình huống 1:Khi quan sát thấy những giọt nước xuất hiện ở các mép lá hay ở đầu tận cùng trên lá cây dâu tây như ở hình 3. Một nhóm bạn cho rằng: đó là hiện tượng

sương đọng trên lá. Em có đồng tình với

nhận định trên không và hãy giải thích tại sao? Từ đó hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh về hiện tượng trên giúp các bạn ấy( khi dạy phầnvận dụng, giáo viên cho HS về nhà tiến hành thí nghiệm theo nhóm và chụp ảnh, quay video thí nghiệm nạp lại trong tiết thực hành sau)

Hình 3

Tình huống 2: Khi nghiên cứu về sự vận chuyển đường từ nơi sản xuất đến nơi chứa, bạn Linh cho rằng: “dịch mạch rây luôn di chuyển từ tế bào quang

hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này sang ống rây khác” như hình

bên. Em có đồng tình với quan điểm của bạn Linh không?

Em giải thích như thế nào với trường hợp ở Nhật Bản, người trồng táo thường tạo 1 vết cắt hình xoắn ốc không gây hại cho cây xung quanh vỏ cây táo thì thấy ở vụ sau, táo ngọt hơn.

* Phiếu học tập:

Quan sát các hình ảnh và thí nghiệm trong SGK, đọc SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1: Dòng vận chuyển các chất trong cây.

Điểm phân biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây

Cấu tạo mạch

Thành phần dịch mạch Động lực đẩy dòng mạch

c. Sản phẩm:

Tình huống 1:

- Đây là hiện tượng ứ giọt trên lá. Giải thích:

+ Hiện tượng ứ giọt: Ban đêm cây hút nước nhiều và nước được vận

chuyển theo mạch gỗ lên lá thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hòa hơi nước . Không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày. Do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có thủy khổng, và do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt hình thành nên giọt nước hình tròn treo đầu lá . Đặc biệt, hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở thực vật một lá mầm như cây lúa, ngô, cỏ...

+ Hiện tượng sương đọng: là do hơi nước ngoài môi trường đọng lại ở mặt

- Thiết kế thí nghiệm để chứng minh về hiện tượng ứ giọt trên lá :

+ Dùng 1 chuông thủy tinh lớn( hoặc túi nilong to) úp lên 1 cây thân thảo( cây cà chua), để qua 1 đêm khi điều kiện khí hậu ẩm ướt, độ ẩm không khí bão hòa.

+ Quan sát hiện tượng, giải thích.

Tình huống 2:

- Dịch mạch rây di chuyển từ các vị trí sản xuất đường( nơi nguồn) đến nơi sử dụng hoặc dự trữ( nơi chưa) đường.

+ Nguồn đường là cơ quan của cây trực tiếp sản sinh ra đường nhờ quang hợp hoặc nơi tạo ra đường nhờ sự phân giải tinh bột. Nơi chứa là cơ quan tiêu thụ thực hoặc là kho chưa đường. Như vậy, tùy vào giai đoạn sinh trưởng,vào mùa mà cơ quan này có thể là cơ nơi chứa cũng có thể là nguồn đường.

+Ví dụ: Củ khoai: mùa hè, đó là cơ quan chứa dự trữ carbohidrate, mà xuân: nó là 1 cơ quan nguồn vì tinh bột bị phân giải thành đường đưa đến chồi bắt đầu sinh trưởng.

- Người trồng táo thường tạo 1 vết cắt hình xoắn ốc cắt đứt dòng vận chuyển củamạch rây, giữ lại chất dinh dưỡng ở phần trên để kích thích sinh trưởng, sinh sản.

Nội dung phiếu học tập số 1:

Điểm phân

biệt Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây

Cấu tạo mạch - Gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.

- Gồm các tế bào sống là ống dây (tế bào hình dây) và tế bào kèm.

Thành phần dịch mạch

- Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. - Gồm: Đường saccarozo, các aa, vitamin, hoocmon thực vật… Động lực đẩy dòng mạch

- Áp suất rễ.Gây ra hiện tượng ứ giọt, rỉ nhựa.

-Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: Tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá.

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan chứa.

Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

* GV giới thiệu quy tắc học tập tranh luận bài tập tình huống, hướng dẫn HS cách học tập tranh luận và rèn NLTHTGS, nêu tình huống và tổ chức học tập tranh luận theo nhóm( mỗi nhóm 2- 4 bạn), tranh luận trong thời gian 2- 5 phút, GV nhận xét quá trình tranh luận và chốt lại kiến thức trọng tâm về sự vận chuyển các chất trong cây.

* Gv chia hs thành 6 nhóm:

Các nhóm nghiên cứu SGK, quan sát các hình ảnh thí nghiệm, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1: Dòng vận chuyển các chất trong cây.

Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Định hướng, giám sát - Cá nhân đọc sgk, quan sát hình ảnh.

- Thảo luận: Phân công mỗi thành viên trong nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ ghi vào góc bảng nhóm, sau đó cả nhóm thống nhất ghi câu trả lời vào phiếu học tập.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày .

- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.

- Nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết

luận. - Lắng nghe nhận xét và kết luậncủa GV.

*Kết luận:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 53 - 56)