Các giải pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 105 - 108)

1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

3.2.9 Các giải pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín

tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

3.2.9.1 Đầu tƣ phát triển hệ thống công nghệ thông tin gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Công nghệ thông tin là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trong trong việc nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng, công nghệ là chìa khóa để có thể xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại tối ưu, là cơ sở cần thiết để có thể ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng, ngân hàng cần có cơ sở dữ liệu lớn, có độ chính xác cao cũng như có khả năng tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu. Do đó, việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin với mô hình ngân hàng hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính qua môi trường mạng internet sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống, phát triển đồng bộ trên toàn hệ thống là giải pháp giúp PVcomBank nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của mình trong thời gian tới, thay đổi kịp thời với xu hướng quản trị thông minh, xu thế công nghệ mới.

Hiện PVcomBank đã triển khai hệ thống thông tin Corebanking T24 tuy nhiên, hiệu quả khai thác vẫn chưa cao, do chưa được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Mặc dù chi phí đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin khá cao, là rào cản của các NHTM tư nhân trong việc phát triển nhưng đây là phần cứng để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro. Do đó, PVcomBank cần xây dựng chiến lược, kế hoạch cụ thể, dài hạn về vốn, nhân lực để có thể đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ cao nhằm quản trị rủi ro một cách liên tục, khắc phục được trở ngại về không gian và thời gian. Trước mắt, PVcomBank cần chú trọng đầu tư, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin để có thể hiện đại, tự động hóa như những phần mềm hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng, quản lý khoản vay, quản lý thu hồi nợ, xây dựng hệ thống thông tin khách hàng và cảnh bảo rủi ro sớm thông qua ứng dụng công nghệ số, kết nối đa chiều và thông minh hóa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sau đó, PVcomBank cần chọn những trang thiết bị, công nghệ cần được chú trọng đầu tư trong giai đoạn tiếp theo, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động.

Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng trung tâm dữ liệu theo chuẩn mực quốc tế về thời gian lưu trữ dữ liệu, mô hình kiến trúc dữ liệu và chất lượng dữ liệu để có thể áp dụng xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp. Cần hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa các nghiệp vụ ngân hàng cơ bản tích hợp trên hệ thống quản trị của ngân hàng. Ngoài ra, cần chú trọng đến vấn đề an toàn hệ thống, bảo mật thông tin, an ninh mạng cũng như các liên kết mạng thông tin với NHNN, mạng quốc gia nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển

bền vững.

3.2.9.2 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện có hiệu quả cao, ngân hàng không thể không chú trọng vào việc phát triển đội ngũ nguồn nhân lực. Xác định nguồn nhân lực là quan trọng nhất, là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, thành công trong mọi hoạt động kinh doanh. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp đã vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn

đến những thất thoát tài sản của ngân hàng. Bởi vậy, nếu đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu hoạt động kinh doanh ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu phần lớn những tổn thất rủi ro do chủ quan gây ra.

Đầu tiên, phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động tín dụng. Đào tạo nhóm nhân viên này theo hướng có kiến thức tốt, kỹ năng cao và nhiều kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ nhưng đồng thời phải đảm bảo được ý thức đạo đức nghề nghiệp.

Nói cách khác, việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải làm sao đảm bảo được văn hóa quản trị rủi ro nằm trong nhận thức của từng nhân viên. Bên cạnh đó, muốn phát triển hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, ngân hàng cần có một đội ngũ nhân sự chất lượng cao để thực hiện việc xây dựng, phát triển cũng như vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng. Nhóm đội ngũ này phải được giao chức năng độc lập với quyền hạn, trách nhiệm phân tách với bộ phận kinh doanh để đảm bảo tính khách quan của kết quả đo lường. Bố trí sắp xếp có hiệu quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo nguyên tắc đúng người đúng việc, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người sẽ tránh được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Mỗi cán bộ cũng cần phải được đặt trong một môi trường cạnh tranh, tạo thêm ưu đãi hay thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi nhằm tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ.

3.2.9.3 Nghiên cứu các phƣơng pháp hiện đại trong việc xử lý các rủi ro xảy ra

Hiện nay PVcomBank mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phương pháp truyền thống trong việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng như sử dụng tái cơ cấu khoản nợ, áp dụng phương pháp khai thác hoặc bán nợ cho VAMC. Tuy nhiên, trong thời gian tới, PVcomBank cần nghiên cứu các sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng. Đây là hình thái chuyển giao rủi ro tín dụng bậc cao mà các NHTM ở các quốc gia phát triển đang áp dụng để quản lý rủi ro danh mục tín dụng của mình.

Hiện nay,Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý cho hoạt động này, nhưng với định hướng chủ động tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, PVcomBank

cần xem xét đến việc sử dụng công cụ kỹ thuật hiện đại như hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa các khoản nợ. Trong đó, hoán đổi rủi ro tín dụng có cơ chế hoạt động tương tự như bảo hiểm, PVcomBank có thể mua bảo hiểm từ người bán bảo hiểm, lúc này người bán bảo hiểm sẽ cam kết chi trả cho PVcomBank khi xảy ra biến cố rủi ro tín dụng đối với tài sản tham chiếu.

Chứng khoán hóa khoản nợ là việc PVcomBank có thể phát hành chứng khoán trên cơ sở bảo đảm bằng tập hợp các khoản cho vay có thế chấp bằng tài sản. Việc nghiên cứu các biện pháp này sẽ giúp PVcomBank chủ động hơn khi Chính phủ, NHNN ban hành cơ chế pháp lý cho thị trường phái sinh phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)