Nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 45)

1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.3 Nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng

1.3.1 Nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô

Môi trường tự nhiên: Gồm những yếu tố bất thường mà con người không lường trước được và có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các thành phần trong nền kinh tế như bão lũ, hạn hán, động đất, dịch bệnh,. . Đây là yếu tố bất khả kháng tác động, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh thì rủi ro sẽ phát sinh, làm cho khách hàng không trả được nợ như thỏa thuận ban đầu.

Môi trường kinh tế: Là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, tác động lớn đến tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Những biến động của nền kinh tế hoặc các yếu tố xã hội sẽ gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng vay vốn cũng như mang lại thách thức lớn cho các NHTM. Vì vậy, để phòng ngừa cũng như giảm thiểu tác hại, cần có cơ chế cảnh báo sớm rủi ro cùng cơ chế quản trị rủi ro linh hoạt và hiệu quả cùng một môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch,...

Môi trường pháp lý: Các cơ quan Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật cũng như các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động đảm bảo an toàn tín dụng nói riêng, môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, nhiều chồng chéo, bất cập, chưa đồng bộ, nhất quán, còn chậm chạp sẽ gây nhiều khó khăn, kìm hãm sự phát triển cho các thành phần trong nền kinh tế, dễ dẫn đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là trong công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

1.3.2 Nhân tố thuộc về ngân hàng

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng nếu không được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, là những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng. Cụ thể:

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng: Khung chiến lược quản trị rủi ro cần được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế và năng lực của ngân hàng, chiến lược quản trị bài bản, hoàn thiện quy chế, quy trình nghiêm chỉnh, cơ cấu tổ chức chặt chẽ,.. chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cần rõ ràng, cụ thể và đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Cần lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, nâng cao tính khách quan, độc lập trong các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro xảy ra.

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cần được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với đặc điểm thực tế nhằm giúp cho việc, nhận diện, kiểm soát, tổ chức, quản trị đạt được hiệu quả cao.

Đội ngũ nhân sự: Đây là yếu tố quan trọng nhất, mang tính chất quyết định cho kết quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Do đó, cần tuyển chọn, phát triển đội ngũ nhân sự có đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với từng vị trí công việc. Đồng thời các NHTM cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, những kịch bản có những gói giải pháp riêng để chủ động ứng phó nhất là dành cho các cán bộ tín dụng, quản trị rủi ro,..để đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và hạn chế tốt nhất những rủi ro tín dụng trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Hệ thống công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM. Việc nâng cấp, cải tiến, hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng ở Hội sở chính và các chi nhánh trở nên cấp thiết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, nếu không sẽ cản trở ngân hàng trong việc thu thập, xử lý thông tin, ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Hệ thống kiểm soát: Hệ thống kiểm soát cần đảm bảo nhận diện sớm được các vấn đề liên quan đến từng khoản vay và danh mục cho vay để giúp kiểm soát rủi ro.

Nếu hệ thống kiểm soát lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng cao cho ngân hàng. Hệ thống thông tin tín dụng: có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM, vì thông tin phân tích, dự báo xu thế phát triển và tiềm năng của ngành, chỉ số trung bình ngành, thông tin thị trường, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng,…sẽ giúp cho nhân viên cũng như lãnh đạo của NHTM đưa ra quyết định ứng xử tín dụng kịp thời, phù hợp, hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.

1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới 1.4.1.1 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng KasiKorn tại Thái Lan 1.4.1.1 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng KasiKorn tại Thái Lan

Ngân hàng Kasikorn là một trong những ngân hàng hàng đầu của Thái Lan và cũng là một trong ba ngân hàng Thái Lan đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Kasikorn là ngân hàng cũng chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997- 1998, vì thế hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40%. Trước tình hình đó, Kasikorn đã có những thay đổi trong việc quản trị rủi ro tín dụng nhằm vượt qua khó khăn. Đầu tiên, Kasikorn xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, phân công rõ ràng chức năng của các phòng ban có liên quan, đặc biệt là phân tách bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận quyết định tín dụng độc lập với nhau. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là thông tin tín dụng. Áp dụng mô hình phân tích tín dụng truyền thống và hiện đại như chấm điểm xếp hàng tín dụng trong quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng, như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay như tiêu dùng, cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ. Đặc biệt, việc giám sát khoản vay thông qua việc thường xuyên giám sát, đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng. Ngoài ra, KasiKorn còn có chính sách cho vay nghiêm ngặt đối với một số lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao như bất động sản. Hoạt động đào tạo nhân sự được Kasikorn chú trọng triển khai nhằm rèn luyện, nâng cao trình độ, đạo đức, kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp cho nhân viên thực thi nhiệm vụ được phân công. Với quy mô là ngân hàng lớn thứ 3 của Thái Lan, KasiKorn có tiềm lực tài chính để xây dựng cơ chế đối phó rủi ro tín dụng

nói riêng và rủi ro nói chung. Bên cạnh đó, KasiKorn cũng áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin vào trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.

1.4.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng ANZ (của ÚC)

Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của Australia, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng của ANZ như sau:

- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.

+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II.

+ Mô hình KAROC: ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp KAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.

ANZ vận hành được mô hình tốt do phát triển trong một môi trường luật pháp công khai ổn định, các chuẩn mực kế toán về hoạt động tín dụng, dự phòng rủi ro, cơ chế quản trị nợ được kiện toàn, các doanh nghiệp đi vay phải công bố công khai các báo cáo tài chính đầy đủ, tình hình tài chính rõ ràng.

- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:

Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.

Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ

Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng kép: ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.

Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có:

(i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra;

(ii) Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những

thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi ro, chính sách giá phù hợp;

(iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống. (Nguyễn Như Dương, 2018).

1.4.1.3 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam

Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho các NHTM Việt Nam nói chung như sau:

Một là, việc đổi mới dần theo hướng đi đến cải tổ toàn diện nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các NHTM trước những thay đổi của thị trường đầy biến động và ngày càng trở nên cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Vì thế các ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ, nhận diện đến đo lường, quản lý, kiểm soát việc đổi mới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng để từ đó cải tổ toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu, chính sách của mình. Thực tế, việc chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng này phải thực hiện theo từng giai

đoạn và có lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng. Việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hướng tiếp cận những phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả. Vì nếu chính sách tín dụng được ban hành chuẩn mực thì sẽ giúp nhà quản trị và các cán bộ tín dụng trực tiếp có một khung chỉ dẫn để ra các quyết định tín dụng và định hướng đầu tư danh mục tín dụng phù hợp.

Hai là, các ngân hàng cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng. Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng điều hành thông suốt, với sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp từ Hội sở chính xuống dưới cấp chi nhánh rõ ràng, cụ thể, cần đảm bảo tính độc lập, khách quan, thông tin điều hành rủi ro chất lượng trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định, để hạn chế việc xảy ra rủi ro đạo đức cũng như tăng tính khách quan, khoa học trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.

Ba là, xây dựng và xác định thị trường mục tiêu cũng như khẩu vị rủi ro có thể chấp nhận, cụ thể của ngân hàng là rủi ro nên được xem xét trên cả hai mặt cơ hội và thách thức, là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Khi đó, ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường tiềm năng, môi trường kinh doanh cũng như đánh giá được mức độ rủi ro tương ứng. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ đánh giá được yếu tố quy mô và chất lượng của đối tượng khách hàng mà mình hướng đến.

Bốn là, cần thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ nguồn nhân lực của mình không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn nắm bắt một cách nhanh nhạy để giúp ngân hàng có đầy đủ thông tin cần thiết trong việc quyết định cho vay, cũng như nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng, ý thức trách nhiệm cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách chính xác từ khâu đầu tiên, từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng

Năm là, cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, để có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản, tình

hình sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra đối với ngân hàng.

Sáu là, học tập và tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hiện đại của các ngân hàng trên thế giới, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin để vận hành mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Bởi tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, và hệ thống công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin kịp thời nhằm phục vụ tích cực, tốt hơn cho việc phân tích, thẩm định khách hàng, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng, giám sát độc lập khoản vay, xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư để đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tương ứng. (Tạ Thanh Huyền và Đỗ Thu Hằng, 2014).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tác giả nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)