Các nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 27)

1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.1 Hoạt động tín dụng ngân hàng thƣơng mại

1.1.4.2 Các nguyên nhân chủ quan:

+ Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn:

Sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Biểu hiện của việc thiện chí trả nợ của khách hàng thay đổi là sau khi vay vốn, khách hàng tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn so với phương án kinh doanh cụ thể, với tính khả thi đã được ngân hàng thẩm định, đánh giá tốt khi khách hàng xin vay vốn thì mới được ngân hàng đồng ý cấp tín dụng. Việc sử dụng vốn không đúng mục đích theo đề nghị vay, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. Hoặc khách hàng có ý định lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, giấy tờ tài sản bảo đảm….đây là nguyên nhân hàng đầu khiến phát sinh rủi ro tín dụng. Thực tế, dù số lượng khách hàng thuộc trường hợp này không nhiều, nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, ngân hàng cho vay, đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu đến các khách hàng khác.

Khả năng quản lý kinh doanh, năng lực sản xuất,…yếu kém, thiếu minh bạch: Bao gồm nhiều yếu tố chủ quan từ phía khách hàng như năng lực quản lý kinh doanh, năng lực sản xuất… yếu kém cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Khách hàng bị mất năng lực pháp lý, như bị thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất/ nhập khẩu dẫn đến sản xuất kinh doanh không được và không có khả năng trả nợ ngân hàng. Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém, khả năng điều hành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cân đối cơ cấu nguồn vốn và tài sản khi chủ doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư cho tài sản dài hạn… Hoặc nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ, mở rộng đầu tư quá mức, qui mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý, hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể

xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh, là những nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Khách hàng thiếu sự linh hoạt cần thiết, không cải tiến quy trình công nghệ, không đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm… Các nguyên nhân này dẫn tới hàng hóa sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, ứ động trong kho không tiêu thụ được, không có doanh thu, lợi nhuận để trả nợ ngân hàng. Trường hợp còn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng họ vẫn không trả nợ đúng hạn, họ chây ì với hi vọng có thể được xóa nợ, sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

+ Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng

Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do những nguyên nhân từ phía khách hàng nhưng cũng có thể do chính sách các NHTM. Các NHTM sẽ có thể gặp rủi ro tín dụng lớn khi chính sách tín dụng không minh bạch, chưa phù hợp với nền kinh tế. Các quy trình, quy chế tín dụng thiếu chặt chẽ, lõng lẻo, tạo ra kẻ hở, làm cho khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Thậm chí, mặc dù đã có quy trình tín dụng chặt chẽ nhưng việc không tuân thủ theo quy trình như không phân tích, việc phân tích từ xa mà không tiến hành xác minh, thẩm định thực tế khách hàng vay, đánh giá pháp lý, đánh giá khoản tín dụng đầy đủ trước khi cho vay sẽ dẫn đến việc xác định sai hiệu quả phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay không phù hợp, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, vi phạm các nguyên tắc trong cho vay hay cho vay vượt tỷ lệ an toàn, quá trình giám sát tín dụng về việc sử dụng vốn vay và tình hình kinh doanh không thực hiện nghiêm túc… cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Hay việc quá chú trọng vào lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một khách hàng hoặc một ngành kinh tế nào đó, hoặc do áp lực cạnh tranh, mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao giữa các NHTM cũng có thể là nguyên nhân làm cho các ngân hàng nới lỏng điều kiện tín dụng cần có để thu hút khách hàng, làm cho rủi ro tín dụng tăng cao.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khi trình độ chuyên môn còn yếu dẫn đến việc thẩm định phương án vay vốn, phân tích, đánh giá hồ sơ vay không chính xác, thiếu kinh nghiệm để phát hiện ra những điều bất thường trong phương án vay của khách hàng, không đủ khả năng

nhận biết tình hình kinh tế xã hội tác động đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, xảy ra tình trạng đề xuất cho vay những dự án sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, không khả thi. Cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như thông đồng với khách hàng, lập hồ sơ giả để vay vốn, nể nang trong quan hệ khách hàng, nhận quà biếu hay nhận tiền hối lộ từ khách hàng.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ ngân hàng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách để theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghể, sản phẩm từng địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ nhằm ngăn chặn rủi ro phát sinh.

Đặc biệt hơn, công tác kiểm tra nội bộ của các ngân hàng ở những năm trước đây, hầu như chỉ tồn tại trên mặt hình thức, không có tính sâu sát, khách quan của người kiểm tra viên được cử đi kiểm tra, nhằm kịp thời phát hiện các sai xót, ngăn chặn những khoản vay có dấu hiệu bất thường và tiềm ẩn rủi ro, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý sau, đừng để đến lúc như cỗ xe lao dốc thì không kịp “ thắng phanh”. Chính bởi vậy, trong thời gian tới các NHTM cần phải tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ. Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện cả định kỳ và đột xuất.

Trong thời gian qua, các ngân hàng thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: bởi các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều vào việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng, chưa quan tâm, chưa quản lý một cách chủ động nhiều vào việc kiểm tra, theo dõi nợ vay, hoạt động kinh doanh và tài sản đảm bảo của khách hàng vay, dòng tiền về theo các hợp đồng mà ngân hàng đã tài trợ nhằm tuân thủ các điều kiện phê duyệt tín dụng, các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng, hay việc kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Điều này một phần là do tâm lý cán bộ ngân hàng ngại gây phiền hà khách hàng vay, một phần do hệ thống thông tin quản lý của ngân hàng không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin để nhắc nhở, cảnh báo.

Tóm lại, những rủi ro tín dụng xảy ra dù xuất phát từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều phản ánh rõ những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

tại các ngân hàng. Do đó, các biện pháp nhằm ngăn ngừa, quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng phải được các ngân hàng đưa ra và thực hiện một cách đầy đủ, triệt để, đặc biệt là các biện pháp liên quan đến yếu tố con người không kém phần quan trọng, bởi một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức, không có ý thức tuân thủ mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng hay được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng.

1.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế

NHTM được coi là trung gian tài chính, có vai trò điều tiết dòng vốn cho nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng bất ổn sẽ gây hậu quả nặng nề đến bản thân ngân hàng đó, hệ thống ngân hàng và rộng hơn đó là sự bất ổn định của nền kinh tế.

1.1.5.1 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng sẽ bị tổn thất, rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Bởi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Vì để có nguồn vốn đủ cung cấp tín dụng cho khách hàng, khi đó một phần ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngoài thị trường và dân cư thường mất rất nhiều thời gian hoặc đôi khi không đủ để cho vay. Vì thế, nếu tình trạng này kéo dài, khi ngân hàng không chủ động được phương án dự phòng, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu với việc hàng loạt người gửi tiền rút tiền, ngân hàng sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, hay có những thông tin về việc ngân hàng không thu hồi được nợ, nợ xấu cao hoặc mất khả năng chi trả ra công chúng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và đối tác của ngân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn, lúc đó sẽ không có khách hàng nào đặt quan hệ để sử dụng các dịch vụ

của ngân hàng đó nữa vì họ không biết đồng vốn của họ bỏ vào ngân hàng có đảm bảo an toàn và sinh lời hay không và ngân hàng sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường.

Mặc khác, rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng, khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ được coi là quá hạn, sự ứ đọng vốn dẫn đến giảm vòng quay vốn ngân hàng, thu nhập của ngân hàng cũng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho nguồn huy vốn động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát thu nợ phát sinh,..chi phí này thường cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn và thực tế ngân hàng rất khó có thể thu hồi đầy đủ khoản nợ này. Thực tế, nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành nợ khó đòi hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra. Ngoài ra, theo qui định của ngân hàng nhà nước, tất cả các khoản nợ xấu ngân hàng đều phải trích dự phòng, tỷ lệ trích dự phòng tùy theo mức độ nợ xấu và tài sản đảm bảo. Số tiền dự phòng trích càng lớn thì chi phí vốn của ngân hàng càng lớn và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm, đôi khi còn âm vào vốn của ngân hàng. Nếu rủi ro tín dụng kéo dài gây ra thua lỗ và thất thoát vốn lớn sẽ làm cho các NHTM phải đối diện với nguy cơ phá sản, sụp đổ hệ thống ngân hàng là điều tất yếu.

1.1.5.2 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định của nền kinh tế

Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, và nó có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt các NHTM khác, đặc biệt là khi ngân hàng phá sản lại có vị thế quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, vì đóng vai trò là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, sự suy yếu của hệ thống ngân hàng sẽ làm cho công chúng mất đi niềm tin vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng, từ đó làm cho nền kinh tế bị rối loạn, người gửi tiền thì hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt rút tiền ở các ngân hàng làm cho quá trình huy động vốn cũng như cấp vốn cho các thành phần trong nền kinh tế gặp khó khăn. Khi vốn không được lưu thông sẽ hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, sức mua giảm, thất

nghiệp tăng, xã hội mất ổn định dẫn đến nền kinh tế suy thoái, kém phát triển. Ngoài ra, hệ thống NHTM yếu kém còn làm cho hiệu quả của chính sách tiền tệ do ngân hàng trung ương điều hành giảm sút, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.

Như vậy, có thể thấy rủi ro tín dụng ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển của các NHTM, là một trong những rủi ro quan trọng mà ngân hàng phải đối mặt. Nhằm hạn chế những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra, ngân hàng cần phải có chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng của mình càng trở nên cấp thiết, không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.1 Quan niệm về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Và từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên trên thế giới hiện có nhiều khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng khác nhau cũng như quan điểm cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Theo Peter S.Rose trong “Quản trị NHTM” năm 2002, quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là “việc các nhà quản trị rủi ro tín dụng bằng các nghiệp vụ của ngân hàng để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện của mình theo cam kết”. Với khái niệm này cho thấy vai trò quan trọng của các nhà quản trị, của chuyên viên quản trị rủi ro tại các NHTM, thông qua quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của mình, sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu khả năng không thu hồi được nợ theo như thỏa thuận ban đầu giữa ngân hàng và khách hàng. Theo Ủy ban giám sát ngân hàng Basel định nghĩa “quản trị rủi ro tín dụng là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo rủi ro tín dụng bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép”.

Quản trị rủi ro tín dụng là nhu cầu cấp thiết của các ngân hàng và là quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)