Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 36 - 39)

1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.3.3 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng là cách thức tổ chức theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm tạo ra mối liên kết giữa các bộ phận trong ngân hàng tham gia vào việc đạt được mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng. Dựa trên chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, mô hình quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng. Hiện nay, có hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng là mô hình quản lý phân tán và mô hình quản lý tập trung.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán là mô hình chưa có sự tách bạch độc lập rõ giữa chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp. Phòng tín dụng tại cấp chi nhánh thực hiện cả 3 chức năng trên và chịu trách nhiệm trong mọi khâu của quy trình cấp tín dụng, có tính độc lập, riêng biệt với Hội sở chính. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng và hạn mức cho phép của chi nhánh, nên tại chi nhánh không thể kiểm soát tốt rủi ro tín dụng do tồn tại tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi

còi”. Cụ thể, một nhân viên tín dụng tại chi nhánh vừa tìm kiếm khách hàng, bán sản phẩm, vừa thẩm định tín dụng, vừa đề xuất cho vay, vừa giám sát kiểm tra khoản vay sẽ dễ thiếu tính khách quan, thiếu tính độc lập, cũng như khối lượng công việc sẽ đồ sộ nên dễ xảy ra sai sót, thiếu sự chuyên sâu trong quá trình thực hiện. Mô hình này về tổ chức khá gọn nhẹ nên giảm thiểu được chi phí, cơ cấu đơn giản. Tuy nhiên, mô hình này thường chỉ phù hợp với các ngân hàng có quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản còn chưa phát triển, thị trường tài chính chưa phát triển nhưng về điều kiện nhân sự cần có đội ngũ nhân viên có kiến thức bao quát hoạt động tín dụng và am hiểu tất cả các khâu của quy trình tín dụng và có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quy trình tín dụng.

Hình 1.1. Mô hình quản lý tín dụng phân tán

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Toàn tập Quản trị NHTM, năm 2015

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung là mô hình gồm 3 khối chức năng với sự tách biệt độc lập về chức năng, bao gồm:

 Khối kinh doanh (front office): Gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh,

đưa ra các quyết định có rủi ro (gồm cả quyết định tín dụng), giao dịch trực tiếp với khách hàng. Khối kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình

quản lý rủi ro của ngân hàng.

 Khối quản lý rủi ro (middle office): Gồm các bộ phận có chức năng quản lý

rủi ro của ngân hàng thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro, quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất hạn mức rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Khối xử lý nội bộ (back office): Gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ

sơ pháp lý của khách hàng và thiết lập hồ sơ cấp tín dụng; kiểm soát điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân; thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi; cập nhật thông tin lên hệ thống, lưu trữ hồ sơ tín dụng; và quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm, kiểm soát sự tuân thủ ở các quy trình, qui định.

Mô hình quản lý tín dụng tập trung, áp dụng đối với các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư hệ thống công nghệ và nguồn nhân lực có khả năng chuyên môn hóa, biết vận dụng lý thuyết vào trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, có bề dày kinh nghiệm, trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, và các hoạt động cạnh tranh lành mạnh. Hệ thống quản trị và tổ chức đã được kiện toàn, việc phân cấp ủy quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo về chức năng.

Hình 1.2. Mô hình quản lý tín dụng tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)