Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 35 - 36)

1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.3.2. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận của chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng đóng vai trò là “kim chỉ nang” trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, định hướng cũng như các quy định của ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng được HĐQT ngân hàng thông qua phải phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như quy định pháp lý hiện hành của chính phủ và NHNN. Vì hướng đến mục tiêu lợi nhuận trong mức độ rủi ro chấp nhận nên nội dung quan trọng của chính sách

tín dụng chính là chính sách quản trị rủi ro tín dụng. Mục tiêu của chính sách quản trị rủi ro tín dụng là xác định rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Trong chính sách này, cần qui định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị rủi ro, qui định việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá tác động của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Về cơ bản, nội dung quản trị rủi ro tín dụng phải bao gồm những nội dung sau: (1) Chính sách về giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng, (2) Chính sách phân tán rủi ro thông qua việc đề xuất danh mục cấp tín dụng, định hướng cấp tín dụng riêng biệt cho ngành đặc thù và ngành trọng điểm nhằm đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề, khu vực địa lý, từ đó, phân tán rủi ro theo đối tượng được cấp tín dụng, (3) Chính sách đảm bảo an toàn cho quá trình cấp tín dụng như các quy định về lãi suất, tài sản bảo đảm, …, (4) Chính sách phân loại nợ, trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng phải thông suốt từ Hội sở chính đến các chi nhánh, phải vạch ra cho cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn, cấp tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)