1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.3.4 Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng
Việc tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM là một nội dung quan trọng, bởi đây là hoạt động phải có sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng ban trong toàn ngân hàng. Vì nếu không có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng có thể dẫn đến sai sót, vi phạm trong quá trình cấp tín dụng. Do đó, việc xây dựng quy trình tín dụng chi tiết, chặt chẽ sẽ giúp các cán bộ nhân viên tại các bộ phận, phòng ban trong ngân hàng nắm được nhiệm vụ cụ thể của mình, tránh hiện tượng chồng chéo trách nhiệm, để có sự phối hợp nhịp nhàng trong xử lý công việc.
Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng luôn được ngân hàng đặt biệt quan tâm, bao gồm các khâu: Nhận biết rủi ro tín dụng; phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng; ứng phó rủi ro và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Nhận biết rủi ro tín dụng
Khâu đầu tiên trong quản trị rủi ro tín dụng và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng đó là nhận biết rủi ro tín dụng, mặc dù ngân hàng đã cấp tín dụng đúng đắn, khách hàng có thiện chí trả nợ vay vẫn không có nghĩa là khoản tín dụng đó không có rủi ro. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với muôn vàn lý do, có thể từ phía ngân hàng, khách hàng, có thể từ lý do khách quan.
Dấu hiệu rủi ro tín dụng từ phía khách hàng được phân thành 2 nhóm sau:
- Nhóm dấu hiệu rủi ro xuất hiện trước khi cấp tín dụng: Khách hàng nôn nóng muốn được vay tiền bằng mọi giá như sẵn sàng, không quan tâm đến lãi suất vay cao; Dễ dãi chấp nhận các điều kiện khi nhân viên ngân hàng đưa ra cho dù nó có thể gây bất lợi hoặc khó thực hiện cho khách hàng sau này; Hồ sơ vay vốn cung cấp khi xin vay rất đầy đủ, được cập nhật và hoàn hảo; Cách ăn mặc hàng hiệu đắt tiền, chải chuốt và đi xe hơi sang trọng; Sẵn sàng chi hay hứa hẹn cho tặng quà cáp cho cán bộ tín dụng; Không xem xét các điều khoản trên hợp đồng tín dụng một cách cẩn thận khi ký kết. - Nhóm dấu hiệu rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cấp tín dụng: Sự trì hoãn bất thường hay không có lời giải thích của người vay trong việc nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng, cơ quan thuế hoặc thay đổi, trì hoãn trong giao tiếp với nhân viên ngân hàng; Những thay đổi bất thường xuất hiện trong hoạt động hoặc nhân sự quản lý điều hành doanh nghiệp, thay đổi trong các phương pháp mà người vay sử dụng để tính khấu hao tài sản cố định, trả tiền trợ cấp, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế hay thu nhập; Không chia lợi tức cổ phần, hay sự thay đổi trong mức
phân hạng tín dụng của khách hàng là những dấu hiệu cần chú ý; Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn; Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua các chỉ số lãi trên tài sản của người vay (ROA), lãi trên vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT); Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán (tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời), hay mức độ hoạt động (ví dụ tỷ lệ giữa doanh thu trên hàng tồn kho): Những thay đổi bất thường, ngoài dự kiến và không được giải thích trong số dự kiến gửi của khách hàng.
Riêng về phía ngân hàng, dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng thể hiện qua các chỉ tiêu như quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng; cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro; các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép; và dự phòng rủi ro được sử dụng hết; tốc độ gia tăng trích lập dự phòng cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ; ngân hàng ngày càng đứng trước nguy cơ rủi ro,….và rất nhiều dấu hiệu khác như trình độ nhân viên, năng lực quản trị, chính sách của ngân hàng.
Đo lƣờng rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được nguy cơ rủi ro. Đo lường rủi ro tín dụng cần được thực hiện đối với từng khoản vay/ khách hàng, đối với danh mục các khoản vay/ khách hàng và đối với tổng thể hoạt động ngân hàng.
Đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng giúp NHTM có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Đo lường rủi ro tín dụng là đo lường xác suất xảy ra biến cố vỡ nợ (Probability of Default – PD) và mức độ tổn thất (Loss Given at Default – LGD) do biến cố vỡ nợ đó mang lại. Từ đó xác định được tổn thất có thể xảy ra đối với NHTM. + Đo lường rủi ro khoản vay, tổn thất dự kiến đối với khoản vay đó được đo lường theo công thức sau: EL = PD x LGD x EAD
( Nguồn: Theo Basel II) Trong đó:
- EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến
- PD (Probability of Default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng
- LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi
hàng khi xảy ra vỡ nợ.
Với PD, LGD, EAD là ba chỉ số có tầm quan trọng hàng đầu mà các NHTM thường xuyên sử dụng, làm căn cứ ra quyết định cấp tín dụng, tức là thông qua ba chỉ số này để lượng hóa cụ thể khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng.
+ Đo lường rủi ro danh mục: rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô hình Value at risk (Var), mô hình Return at risk on capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ
+ Đo lường rủi ro tín dụng tổng thể của NHTM: đo lường rủi ro tín dụng còn được đánh giá qua việc tính toán quy mô dư nợ; cơ cấu dư nợ; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu; hệ số rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro.
Ứng phó rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Cho nên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc ứng phó rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp phù hợp. Các ngân hàng chủ động ứng phó rủi ro thông qua các biện pháp sau:
- Phân tán rủi ro, không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, lĩnh vực hay một khu vực
- Không nên dồn vốn cấp tín dụng cho một hoặc một số khách hàng - Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng
- Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng.
- Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xóa nợ theo qui định của pháp luật.
- Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng và đầy đủ. Có hai loại dự phòng rủi ro tín dụng cần trích là dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
- Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại Tòa án để thu hồi nợ và tài sản.
- Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro đối với khoản cấp tín dụng các ngân hàng có các biện pháp cần thiết để xử lý như:
+ Biện pháp bán nợ để tăng nguồn vốn và giảm rủi ro.
Kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những quá trình nhằm điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng tại một ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro. Do đó căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính và khả năng kiểm soát rủi ro nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong mức chấp nhận rủi ro để có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Các phương thức để kiểm soát rủi ro tín dụng như: né tránh rủi ro, ngăn chặn rủi ro, giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro. Kiểm soát rủi ro nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, tại các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng cũng như các chi nhánh chủ động kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan khoản vay để tìm hiểu quan điểm của các cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.
Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa các điều kiện tại hợp đồng tín dụng và theo phê duyệt; kiểm tra giám sát quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay,..
Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng, kiểm tra dòng tiền về, tính thanh khoản và an toàn của tài sản đảm bảo và kể cả những thông tin khác đến thời điểm kiểm tra như địa điểm cư trú, nơi và tình hình sản xuất kinh doanh,...của khách hàng vay vốn.