Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 54 - 60)

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Trong 03 năm gần đây, hoạt động huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng, các ngân hàng thương mại nói chung gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, bằng chất lượng dịch vụ và cơng tác chăm sóc khách hàng, sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã khắc phục được phần nào khó khăn, tình hình huy động vốn có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Chi nhánh Thanh Xuân 2015 - 2017 2015 - 2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng nguồn vốn

huy động 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100% 1. Theo đối tượng 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100%

- Dân cư 4.900 36,22% 5.444 32,48% 6.562 36,27%

- Tổ chức 4.323 31,95% 5.107 30,47% 4.814 26,61% - Định chế tài

chính 4.306 31,83% 6.212 37,05% 6.717 37,12%

2. Theo loại tiền 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100%

- VND 12.485 92,28% 15.744 93,93% 17.206 95,1% - Ngoại tệ (quy đổi

VND) 1.044 7,72% 1.018 6,07% 887 4,9%

3. Theo kỳ hạn 13.529 100% 16.762 100% 18.093 100%

- Không kỳ hạn 1.374 10,16% 1.696 10,12% 3.169 17,52% - Ngắn hạn 5.295 39,14% 8.018 47,83% 5.999 33,16% - Trung dài hạn 6.860 50,70% 7.048 42,05% 8.926 49,32%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân 2015 - 2017)

Từ bảng 2.1 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể tình hình huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Thanh Xuân như sau:

a. Về quy mô

Mức huy động nguồn vốn cuối kỳ năm 2016 là 16.762 tỷ đồng tăng 3.233 tỷ đồng tương ứng 24% so với tổng huy động vốn năm 2015. Đến năm 2017, huy động vốn tiếp tục tăng, với lượng vốn huy động được là 18.093 tỷ đồng tăng so với

năm 2016 là 1.331 tỷ đồng tương ứng 8%.

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh (8%) nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của BIDV là 17,7%, của cụm Hà Nội (16,1%) và có khoảng cách khá xa so với tốc độ tăng trưởng của các TCTD trên địa bàn (20%). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nhỏ chủ yếu do biến động giảm tiền gửi của một số khách hàng lớn trong năm như Cơng ty CP giải pháp thanh tốn điện lực và viễn thông (↓1.544 tỷ), Tổng công ty ĐT&KD vốn nhà nước (↓675 tỷ), Công ty quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí (↓330 tỷ)…

- Về vị trí huy động vốn của Chi nhánh: Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh duy trì vị trí đứng thứ 6 hệ thống và đứng thứ 5 trên địa bàn Hà Nội.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu HĐV cuối kỳ theo đối tượng

(Nguồn: Phòng KHTC)

b. Cơ cấu huy động vốn

Theo đối tượng

Cơ cấu huy động vốn của BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân có sự dịch chuyển nhẹ giữa các nhóm khách hàng, đặc biệt có sự gia tăng của nhóm khách hàng dân

4,974 5,920 8,120 13,529 16,762 18,093 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

cư, tuy nhiên nền vốn cịn phụ thuộc nhiều vào nhóm khách hàng ĐCTC, cụ thể: + Huy động vốn dân cư có sự tăng trưởng qua các năm 2015-2017, đạt giá trị lần lượt là 4.900 tỷ đồng, 5.444 tỷ đồng và 6.562 tỷ đồng. Năm 2017, huy động vốn dân cư tăng 1.118 tỷ đồng (tương ứng tăng 21% so với năm 2016) chiếm tỷ trọng 36%/tổng huy động vốn. Huy động vốn dân cư của BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân đứng thứ 15 hệ thống và đứng thứ 10 tại địa bàn Hà Nội.

+ Huy động vốn tổ chức lại có sự biến động qua 3 năm 2015-2017. Năm 2016, huy động vốn tổ chức đạt 5.107 tỷ đồng tăng 784 tỷ đồng (tương ứng tăng 18% so với năm 2015) chiếm tỷ trọng 30.5%/tổng huy động vốn. Đến năm 2017, huy động vốn tổ chức đạt 4.814 tỷ đồng, giảm 293 tỷ đồng (tương ứng giảm 6% so

với năm 2016) chiếm tỷ trọng 27%/tổng huy động vốn. Nim huy động vốn KHDN

đạt 1,98%, tăng 0,57% so với năm 2016 (1,41%), chủ yếu do tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn.

+ Huy động vốn ĐCTC thời điểm cuối năm 2016 đạt 6.212 tỷ đồng tăng

1,906 tỷ đồng (tương ứng tăng 44%) so với năm 2015 chiếm 37%/tổng huy động vốn. Đến thời điểm 31/12/2017, huy động vốn ĐCTC đạt 6.717 tỷ đồng tăng 488 tỷ đồng (tương ứng tăng 8%) so với năm 2016, chiếm 37%/tổng huy động vốn. Nim huy động vốn ĐCTC đạt 1,24%, giảm 0,22% so với năm 2016 (1,46%), nguyên nhân chủ yếu do tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của ĐCTC trong chi nhánh có xu hướng giảm, trong khi khách hàng thường yêu cầu lãi suất cao, cạnh tranh, dẫn tới giảm Nim.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu HĐV theo đối tượng khách hàng các năm 2015-2017

(Nguồn: Phòng KHTC)

Theo loại tiền:

Huy động vốn VND có sự tăng trưởng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm 2015-2017. Tỷ trọng huy động vốn VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn (trên 92%). Năm 2016, huy động vốn VND đạt 15.744 tỷ đồng tăng 3.259 tỷ đồng tương ứng tăng 26% so với năm 2015. Năm 2017, huy động vốn VND chiếm tỷ trọng 95,1%, huy động vốn USD chiếm 4,9%. Tỷ trọng huy động vốn USD giảm so với năm 2016 (6%) chủ yếu do Trụ sở chính dừng triển khai sản phẩm đa năng. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Định chế tài chính Tổ chức Dân cư 36,22% 32,44% 36,27% 31,95% 30,47% 26,61% 31,83% 37,05% 37,12%

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu HĐV cuối kỳ các năm 2015-2017 theo loại tiền

(Nguồn: Phòng KHTC)

Theo kỳ hạn:

Trong năm 2016, tỷ trọng huy động vốn KKH khơng có sự thay đổi đáng kể - chiếm tỷ trọng 10%/Tổng HĐV. Đến năm 2017, tiền gửi KKH đạt 3.169 tỷ đồng, tăng 1.473 tỷ đồng (tương ứng tăng 87%) so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng nguồn vốn, tăng tỷ trọng 7,5% so với năm 2016. Trong năm 2017, chi nhánh gia tăng nguồn tiền gửi KKH đồng đều từ cả 3 nhóm khách hàng, tỷ trọng tiền gửi KKH bình quân của các khách hàng doanh nghiệp chiếm 62%, định chế tài chính chiếm 27% và cá nhân chiếm 12%.

Tiền gửi ngắn hạn có sự biến động qua 3 năm 2015-2017. Năm 2016, tiền gửi ngắn hạn đạt 8.018 tỷ đồng tăng 51% so với năm 2015. Đến năm 2017, tiền gửi ngắn hạn đạt 5.999 tỷ, giảm 2.061 tỷ (tương ứng giảm 26%) so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 33,2% tổng nguồn vốn, giảm tỷ trọng 15% so với năm 2016. Trong đó, giảm chủ yếu ở các kỳ hạn 3 tháng (↓1.234 tỷ), kỳ hạn 6 tháng (↓401 tỷ), kỳ hạn 7 tháng (↓341 tỷ).

Tiền gửi trung dài hạn có sự tăng trưởng đều đặn. Năm 2016, tiền gửi trung 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Ngoại tệ (quy đổi) VND

7,72%

92,28% 93,93%

6,07% 4,9%

dài hạn đạt 7.048 tỷ đồng tăng 188 ỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2017, tiền gửi trung dài hạn đạt 8.926 tỷ, tăng 1.878 tỷ (tương ứng tăng 27%) so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 49,3% tổng nguồn vốn, tăng tỷ trọng 7,3% so với năm trước.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu HĐV cuối kỳ các năm 2015-2017 theo kỳ hạn

(Nguồn: Phòng KHTC)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)