Hồn thiện quy trình cho vay Doanh nghiệp xây lắp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 102 - 107)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp

3.2.2. Hồn thiện quy trình cho vay Doanh nghiệp xây lắp

Hoạt động thi công xây lắp chịu sự chi phối của cơ chế quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn thanh toán phụ thuộc vào kế hoạch vốn hàng năm, tài sản cố định của các Doanh nghiệp xây lắp nhỏ, năng lực tài chính chưa mạnh, khó khăn trong thực hiện bảo đảm tiền vay. Vì vậy để đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay và an tồn vốn vay, cần phải có một quy trình riêng, hướng dẫn cụ thể về cho vay Doanh nghiệp xây lắp áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên đặc thù cho vay thi công xây lắp chủ yếu là cho vay vốn lưu động. Do đó, cần thiết phải ban hành quy trình ngắn hạn cho vay Doanh nghiệp xây lắp. Việc cho vay trung dài hạn có thể thực hiện theo quy trình cho vay chung đối với các loại hình doanh nghiệp khác.

Việc ban hành quy trình cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp xây lắp sẽ giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phịng ngừa rủi ro để khơng ngừng nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời xác định rõ công việc và trách nhiệm của người thực hiện.

Hiện nay, quy trình cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp xây lắp đang được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng, chưa được ban hành chính thức. Các văn bản điều chỉnh hoạt động cho vay Doanh nghiệp xây lắp vẫn mang tính hướng dẫn, chấn chỉnh chứ chưa thành một quy trình chuẩn tắc bắt buộc.

Quy trình cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp xây lắp được hoàn thiện phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng nhà nước ban hành. Về cơ bản, quy trình cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp xây lắp có trình tự và thủ tục giống như quy trình cho vay ngắn hạn chung do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành. Tuy nhiên, để phù hợp với những đặc thù riêng của hoạt động cho vay Doanh nghiệp xây lắp, quy trình cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp xây lắp phải làm rõ được những nội dung sau:

- Nguyên tắc cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp: ngân hàng cho vay trên cơ sở dự tốn cơng trình được duyệt, cho vay theo tiến độ thi cơng cơng trình và nhu cầu của khách hàng vay, thu nợ khi cơng trình được Chủ đầu tư thanh tốn cho khách hàng.

- Điều kiện vay vốn: Khách hàng đã ký hợp đồng thi cơng xây lắp, hợp đồng đó đã có nguồn vốn thanh tốn, trong hợp đồng chỉ định tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng mở tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và khách hàng cam kết tiền thanh toán của hợp đồng được dùng để trả nợ vay ngân hàng

Quy trình cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp xây lắp cũng bao gồm các bước như quy trình cho vay ngắn hạn chung, vì vậy luận văn chỉ bổ sung, cụ thể hóa thêm các nội dung mà quy trình cho vay ngắn hạn Doanh nghiệp xây lắp cần phải có so với quy trình cho vay ngắn hạn chung:

Tại bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn:

- Đối với hồ sơ pháp lý: Khách hàng phải có chức năng hoạt động thi cơng xây lắp. Chức năng được quy định trong Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài) của khách hàng.

- Đối với hồ sơ về khoản vay: Đặc điểm của nghiệp vụ cho vay vốn lưu động phục vụ thi công xây lắp là vốn vay phải được chi trả cho những chi phí hình thành nên giá trị cơng trình trên cơ sở Hợp đồng thi công xây lắp. Trước khi cho vay,

Doanh nghiệp xây lắp đã ký hợp đồng thi cơng xây lắp. Do đó, hồ sơ về khoản vay nhất thiết phải có các tài liệu sau:

+ Đối với các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng cần phải có Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu theo quy định của Quy chế đấu thầu.

+ Hợp đồng thi công xây lắp ký giữa khách hàng vay vốn và Chủ đầu tư.

Ngoài các tài liệu trên, tùy từng đối tượng khách hàng cụ thể, cán bộ tín dụng có thể đề nghị Doanh nghiệp xây lắp xuất trình bổ sung các tài liệu khác để nắm bắt thông tin về cơng trình, dự án. Đó là các tài liệu sau :

+ Quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền

+ Tài liệu chứng minh nguồn vốn thanh tốn cơng trình của chủ đầu tư:

 Nguồn vốn theo kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm: Quyết định của

UBND tỉnh

 Trái phiếu Chính phủ: Thơng báo của Bộ tài chính, hoặc Bộ Kế hoạch đầu tư.  Nguồn tự có, nguồn vốn khấu hao: Quyết định của HĐQT doanh nghiệp

hoặc Tổng công ty hoặc cam kết của Chủ đầu tư.

 Nguồn vốn tín dụng: Hợp đồng tín dụng hoặc Bảo lãnh, cam kết của bên tài

trợ dự án cơng trình

+ Tổng Dự tốn cơng trình được cấp có thẩm quyền theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng duyệt.

Nếu cơng trình chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng hạng mục thì ngân hàng chỉ cho vay khi hạng mục cho vay đã có dự tốn hạng mục được cấp có thẩm quyền duyệt.

Tại bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng

Thực hiện theo quy trình tín dụng ngắn hạn hiện nay của ngân hàng.

Tuy nhiên, đối với cho vay thi công xây lắp, cán bộ tín dụng cần thẩm định kỹ về nguồn vốn đầu tư cho cơng trình, dự án.

Trước khi cho vay phải thẩm định kỹ tồn diện tình hình hoạt động của Doanh nghiệp xây lắp: Phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, xếp loại khách hàng, phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của Doanh nghiệp, phân tích năng lực đấu thầu. Ngoài ra, do Doanh nghiệp xây lắp hiện nay có xu hướng hoạt động đa ngành đa nghề (đầu tư bất động sản, thủy điện…) nên Đánh giá khả năng tham gia vốn tự có, tính tốn mức giới hạn cho vay hợp lý đối với từng cơng trình xây lắp nhằm đảm bảo Doanh nghiệp xây lắp không chiếm dụng được vốn kinh doanh ngắn hạn để đầu tư dài hạn.

* Đối với phần cho vay theo hạn mức trong xây lắp, cách tính hạn mức cần cụ thể theo những nội dung sau:

+ Đánh giá, phân tích tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của năm trước, trong đó lưu ý đánh giá về chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của doanh nghiệp để xác định nguyên nhân làm phát sinh khối lượng dở dang, từ đó loại ra chi phí của các cơng trình thi cơng kém chất lượng, kéo dài; khối lượng thi công vượt dự tốn, khối lượng hồn thành từ lâu khơng được nghiệm thu do chủ đầu tư khơng có nguồn thanh tốn… nhằm đánh giá thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Xem xét, phân tích các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới của doanh nghiệp: Giá trị sản lượng, doanh thu kế hoạch, các khoản thuế phải nộp, lợi nhuận định mức, khấu hao cơ bản dự kiến trích trong năm, vốn được chủ đầu tư ứng trước, vốn tự có và tự huy động, hạn mức vay ở các ngân hàng khác.

+ Tính vịng quay vốn lưu động của năm trước làm căn cứ xác định vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch để xác định hạn mức tín dụng; trong đó: Phải loại trừ các khoản phải thu khó địi ra khỏi tài sản lưu động dự trữ bình quân và khoản chiết khấu ra khỏi doanh thu.

+ Sản lượng kế hoạch phải được lập trên cơ sở: Các hợp đồng thi công chuyển tiếp từ năm trước, các hợp đồng thi công đã ký trong năm, các hợp đồng thi công dự kiến sẽ ký.

Từ đó đưa ra một sản lượng tính vay hợp lý cho doanh nghiệp (vì có thể khơng xác định hạn mức tín dụng cho toàn bộ sản lượng kế hoạch của khách hàng). Cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn thanh tốn của các cơng trình vì đây chính là nguồn tài chính đảm bảo hồn trả vốn vay cho ngân hàng khi tài trợ vốn cho các nhà thầu thi cơng các cơng trình này. Chỉ cho vay và tính tốn hạn mức đối với các cơng trình (hoặc hạng mục cơng trình) có kế hoạch và nguồn doanh nghiệp phải có đủ năng lực thi cơng cơng trình.

- Chi nhánh Thanh Xuân tăng cường bổ sung tối đa các biện pháp bảo đảm tiền vay kể cả bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (nhất là tài sản riêng của các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp), cầm cố quyền đòi nợ giá trị xây lắp hoàn thành…tiến tới thực hiện đúng tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm theo quy định về chính sách khách hàng hiện hành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

* Đối với điều kiện tài sản bảo đảm: Chi nhánh cần yêu cầu khách hàng bổ sung tối đa các biện pháp bảo đảm tiền vay kể cả tài sản riêng của các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp và tài sản của bên thứ ba khác, bổ sung giá trị cầm cố quyền đòi nợ giá trị xây lắp hoàn thành…nhằm nâng dần tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm.

Tại bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Đối với trường hợp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành: Chỉ chấp nhận đối với các hợp đồng có điều khoản về nguồn vốn thanh toán rõ ràng hợp pháp và khi thanh toán, số tiền thanh toán được chuyển khoản trực tiếp về tài khoản của bên bảo đảm mở tại Chi nhánh, không chấp nhận đối với các hợp đồng mà bên B (đơn vị thi công) là nhà thầu phụ khơng được thanh tốn trực tiếp từ bên A (chủ đầu tư, chủ dự án, Ban quản lý…). Riêng phần giao nhận giấy tờ, hồ sơ tài sản bảo đảm phải có đủ các tài liệu sau: hợp đồng thi cơng xây lắp (bản gốc); Tài liệu xác định nguồn vốn thanh toán; Quyết định phê duyệt quyết tốn cơng trình hoặc biên bản nghiệm thu và bảng tính giá trị khối lượng xây lắp (hạng mục hoặc cơng trình) đã hồn thành có các thành phần ký xác nhận đủ

điều kiện thanh toán theo quy định hiện hành (bản gốc); Giấy đề nghị cầm cố có xác nhận của bên A; Hợp đồng cầm cố quyền đòi nợ giá trị xây lắp hoàn thành phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)