Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 89 - 90)

2.3. Đánh giá việc quản lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tạ

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Tác giả đánh giá những kết quả đạt được dựa trên quan điểm của Basel II với 3 trụ cột chính từ phía ngân hàng đã được phân tích tại chương I của luận văn, bao gồm: Môi trường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, chính sách cho vay và quy trình, kiểm sốt theo dõi và đo lường. Cụ thể:

Môi trường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay

BIDV – Thanh Xuân đã xây dựng và phân định rõ trách nhiệm đầu mối về quản lý rủi ro cho vay tại Chi nhánh là Phòng Quản lý rủi ro, là đầu mối liên hệ với Ban quản lý rủi ro của hội sở chính và Trung tâm Xử lý nợ, đồng thời phối hợp các phòng quản lý khách hàng định kỳ rà soát kiểm tra hồ sơ và trình trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng, định kỳ cùng cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp đi kiểm tra đột xuất các cơng trình thi cơng của khách hàng về tiến độ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra.

Chính sách cho vay và quy trình

BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân đã thiết lập được các giới hạn cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan, thực hiện đúng thẩm quyền khi tổng giới hạn cho vay nhóm khách hàng liên quan vượt thẩm quyền của Chi nhánh, đồng thời định kỳ

6 tháng/lần kiểm tra lại tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan bao gồm tổng dư nợ, tình hình xếp hạng tín dụng, tình hình thanh tốn nợ gốc và lãi, tình hình doanh thu chuyển về tài khoản của doanh nghiệp xây lắp.

Bên cạnh đó, BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân đã thực hiện nghiêm ngặt việc cho vay theo giới hạn đối với một cơng trình thi cơng xây lắp, trong mọi trường hợp không được vượt quá 80% giá trị hợp đồng thi cơng.

Kiểm sốt, theo dõi và đo lường

BIDV – CN Thanh Xuân đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm căn cứ áp dụng các chính sách khách hàng về tài sản bảo đảm và tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu đối với từng phương án vay vốn. Theo đó, BIDV Thanh Xn chỉ cấp tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp được xếp hạng từ BB trở lên và nợ nhóm 1.

Đối với từng lần giải ngân cho doanh nghiệp xây lắp, cán bộ tín dụng có bảng theo dõi từng cơng trình được phân bổ theo từng hạng mục nguyên vật liệu, nhân cơng, máy móc thi cơng, vận chuyển và các chi phí khác, đảm bảo mức cho vay không vượt doanh số cho vay tối đa.

Đồng thời, định kỳ hàng năm, phòng quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra hồ sơ cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp bao gồm hồ sơ giải ngân, hồ sơ nghiệm thu thanh tốn của từng cơng trình, ảnh chụp đi thực tế cơng trình.

Như vậy, hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2015-2017, đã được triển khai theo đúng quy định của BIDV về phòng ban đầu mối, các giới hạn cho vay khách hàng thuộc lĩnh vực thi công xây lắp và giới hạn cho vay tối đa một cơng trình và việc kiểm sốt trước, trong và sau cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)