Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 115 - 123)

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng thông qua việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác như Bộ Tài chính, các cơ quan thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… trong việc thu thập và xử lý thông tin về các doanh nghiệp cũng như các chính sách, cơ chế cho vay trong các lĩnh vực có liên quan; đồng thời, cần hình thành các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của các hoạt động kinh tế để có thể cung cấp những thông tin mà ngân hàng cần về doanh nghiệp như tình hình tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng…Những thông tin này cần được cập nhật thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước cần xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm, đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan để có sự phối hợp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

- Chính sách thắt chặt hay mở rộng của Ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng thương mại, các thành phần trong nền kinh tế nói chung và các DNXL nói riêng. Vì vậy, NHNN cần phân tích diễn biến thị trường tiền tệ trong từng thời kỳ để có thể có những dự báo vĩ mô các diễn biến tiền tệ, tín dụng từ đó có những chính sách tiền tệ cho phù hợp.

- Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quá trình tác nghiệp.

Trong đó, đối với một số văn bản quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng thương mại như thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 36, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, một số nội dung của văn bản này đã thể hiện sự bất cập: Khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước) không được tính vào nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Trong thực tế, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức các ngân hàng là tương đối dồi dào, số dư bình quân rất lớn và khá đều hàng năm; vì vậy, việc không tiếp tục được sử dụng nguồn vốn này để cho vay sẽ làm giảm đáng kể nguồn vốn khả dụng của NHTM, đặc biệt là các ngân hàng lớn như BIDV. Do đó, đề nghị NHNN tiếp tục có những sửa đổi thông tư 36 theo hướng phù hợp với thực tế hoạt động của các NHTM hơn, cụ thể là: Cho phép NHTM được sử dụng từ 30% đến 50% số dư bình quân nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức để cho vay.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro trong cho vay nói chung và quản lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp nói riêng là vấn đề mà tất cả các NHTM luôn chú trọng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân có nền tảng và kế thừa kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì việc quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp là vấn đề tất yếu và cần thiết của ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động quản lý rủi ro trong cho vay của ngân hàng đã phần nào được cải thiện. Song, việc tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại.

Nhận thức được những hạn chế đó, trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay, rủi ro và quản lý rủi ro trong cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý rủi ro trong cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp tại BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân. Từ đó, chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp tại BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân, đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, mặc dù tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp không phải là vấn đề mới nhưng là vấn đề phức tạp; trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong thầy cô và những người quan tâm góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

2. Fredric S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2001.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; Hà Nội 2016.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội 2014.

5. Nguyễn Đức Tú, Quản lý RRTD của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội 2012.

6. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2004.

7. Quốc hội, Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội 2010.

8. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2006.

9. TS. Lê Tấn Phước, Kết quả nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước, Tạp chí Công thương, số 9 tháng 8/2017, tr.381 –tr.387

10.TS. Tô Kim Ngọc, Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2004.

11.World Bank, Taking Stock, An Update on VietNam’s economic developments and reforms, Report for Consultative Group meeting for VietNam, 2010-2016.

PHỤ LỤC 01

DANH SÁCH 10 KHÁCH HÀNG CÓ DƯ NỢ LỚN NHẤT NĂM 2017

Đơn vị: tỷ đồng

STT Tên khách hàng 2017 2016 Tăng

1 Công ty CP Cho thuê máy bay Việt Nam 898 962 (65)

2 Công ty CP Đầu tư Sông Đà Việt Đức 680 554 126

3 Công ty TNHH Dệt Hà Nam 616 570 46

4 Chi nhánh Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn tại Hà Nội 615 429 186

5 Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phú Quốc 612 495 117

6 Công ty CP Giải pháp Thanh toán Điện lực và Viễn thông 607 1,183 (576)

7 Công ty CP Kinh doanh Xi măng Miền Bắc 507 368 140

8 Công ty CP Phát triển Thanh Xuân 473 501 (28)

9 Công ty CP Quốc tế Sơn Hà 405 213 192

PHỤ LỤC 02 - Chính sách cấp tín dụng theo nhóm đối với khách hàng đủ điều kiện XHTDNB Tiêu chí Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3 Đối tượng 4 Đối

tượng 5 Đối tượng 6 Đối tượng 7

Đối tượng

8 Đối tượng 9 Đối tượng

10 1. Tiêu chí về phân nhóm đối tượng Hạng AAA, AA+ và PLN nhóm 1 Hạng AA, AA- và PLN nhóm 1 Hạng A+, A và nợ nhóm 1 Hạng A-, BBB và PLN nhóm 1 Hạng BB+ và PLN nhóm 1 Hạng BB và PLN nhóm 1 Hạng BB-; Hoặc có hạng từ BB đến AAA nhưng PLN nợ nhóm 2 Hạng B Hạng D1; Hoặc có hạng từ B đến AAA nhưng PLN nhóm 3 hoặc bị âm vốn chủ sở hữu Hạng D2, D3; Hoặc có hạng từ D1 đến AAA nhưng PLN nhóm 4, 5 2. Chính sách cấp tín dụng theo nhóm 2.1.Định hướng tiếp thị

khách hàng Mở rộng, phát triển tiếp thị Tiếp thị có chọn lọc Không tiếp thị

2.2. Định hướng cấp tín

dụng Ưu tiên cấp tín dụng (1) Cấp tín dụng bình thường (2) Cấp tín dụng có chọn lọc (3)

Kiếm soát cấp

tín dụng (4)

Không cấp tín dụng

2.3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 2.3.1. Đối với cấp tín dụng

đầu tư dự án (5) 20% 25% 25% 30% 30% 35% 40% 50% Không cấp tín

dụng Không cấp tín dụng

2.3.2. Đối với cho vay vốn

lưu động 20% phương án SXKD (6) 20% phương án SXKD (6) 20% phương án SXKD (6)

2.4. Tỷ lệ Tài sản bảo đảm tối thiểu 2.4.1. Cho vay vốn lưu

động, cấp bảo lãnh, phát hành cam kết thanh toán

20% hoặc 0% (7) 20% hoặc 0% nếu hệ số nợ ≤ 2,5 (8) 30% 40% 50% 60% 80% 100% (9) 100% (9) Không cấp tín dụng 2.4.2. Cấp tín dụng đầu tư dự án a) Tài sản hình thành từ vốn vay Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Là TSBĐ Không cấp tín dụng Không cấp tín dụng b) Tỷ lệ tài sản bảo đảm khác tối thiểu (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay) 0% 0% 0% 0% 0% 20% hoặc 0% nếu tỷ lệ VCSH tham gia từ 50% 40% hoặc 0% nếu tỷ lệ VCSH tham gia từ 70% 50%

(1) : “Ưu tiên cấp tín dụng”: BIDV tập trung đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng của khách hàng (bao gồm cả việc xem xét cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực BIDV hạn chế cấp tín dụng trong từng thời kỳ) trên cơ sở phải đảm bảo giới hạn cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.

(2) : “Cấp tín dụng bình thường”: BIDV đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng trên cơ sở phải bảo đảm định hướng tăng trưởng, phát triển tín dụng của BIDV trong cùng thời kỳ, xem xét cấp tín dụng có bảo đảm một phần bằng tài sản, bảo lãnh của TCTD.

(3) : “Cấp tín dụng có chọn lọc”: BIDV thực hiện chọn lọc các khách hàng mới, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, bảo đảm khả năng trả nợ, có tiềm năng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai để tài trợ vốn. Thực hiện duy trì quan hệ tín dụng ở mức cần thiết để hỗ trợ khách hàng đang quan hệ tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại, thực hiện từng bước giảm dần dư nợ đối với khách hàng được đánh giá có khả năng tiếp tục suy giảm. Hạn chế cho vay trung dài hạn đầu tư dự án.

(4): “Kiểm soát cấp tín dụng”: BIDV xem xét cấp tín dụng ở mức tối thiểu đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng để hỗ trợ khách hàng hoạt động tạo nguồn thu trả nợ đối với dư nợ hiện tại. BIDV chỉ xem xét cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh ngân hàng và phát hành cam kết thanh toán theo phương thức cấp tín dụng theo món căn cứ trên phương án kinh doanh hiệu quả, với nguyên tắc giảm dần dư nợ.

(5): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu đối với cấp tín dụng đầu tư dự án:

Trường hợp khách hàng không đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định tại điểm 2.3.1 Phụ lục này, khách hàng được xem xét bổ sung thay thế tối đa 10% tỷ lệ vốn chủ sở hữu quy định bằng tài sản của khách hàng, bên thứ 3 và/hoặc bảo đảm bằng bảo lãnh nhưng phải bảo đảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 15%. Tỷ lệ chuyển đổi là 5% giá trị tài sản bảo đảm sau quy đổi/giá trị khoản vay thì được giảm trừ 1% tỷ lệ vốn chủ sở hữu khách hàng phải tham gia theo quy định.

Tài sản bảo đảm của khách hàng, bên thứ 3 và/hoặc bảo đảm bằng bảo lãnh bổ sung thay thế tại quy định trên không bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay và phải có Hệ số giá trị tài sản bảo đảm từ 0,6 trở lên theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay hiện hành của

BIDV.

Trường hợp trước khi giải ngân khoản vay đầu tư dự án, khách hàng chưa đủ tài sản bảo đảm bổ sung thay thế theo quy định, khách hàng phải cam kết lộ trình thực hiện bổ sung tài sản bảo đảm nhưng tối thiểu phải thực hiện bổ sung tương ứng theo dư nợ của dự án và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng theo quy định hiện hành của BIDV phê duyệt.

(6): Trong trường hợp cho vay theo hạn mức, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia phương án SXKD được tính trên phương án kinh doanh năm kế hoạch của doanh nghiệp (có nghĩa phần (vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn - tài sản dài hạn) của doanh nghiệp tham gia phải đáp ứng tối thiểu 20% nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch) hoặc thực hiện kiểm soát theo từng lần giải ngân.

(7): Trường hợp khách hàng không có nợ gốc quá hạn tại BIDV, không có nợ nhóm 2 tại các TCTD khác trong thời gian 01 năm gần nhất và cung cấp báo cáo tài chính được kiểm toán lập (hoặc báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế, có xác nhận của cơ quan thuế (trường hợp báo cáo tài chính không được kiểm toán)) tại thời điểm gần nhất theo quy định của pháp luật kế toán, BIDV xem xét cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh, phát hành cam kết bảo lãnh không có tài sản bảo đảm.

(8): Trường hợp khách hàng có hệ số nợ dưới 2,5, không có nợ gốc quá hạn tại BIDV, không có nợ nhóm 2 tại các TCTD khác trong thời gian 01 năm gần nhất và cung cấp báo cáo tài chính được kiểm toán lập tại thời điểm gần nhất theo quy định của pháp luật kế toán, BIDV xem xét cho vay vốn lưu động, cấp bảo lãnh, phát hành cam kết bảo lãnh không có tài sản bảo đảm.

(9): Tài sản bảo đảm, bảo đảm bằng bảo lãnh có hệ số giá trị tài sản bảo đảm từ 0,6 trở lên theo Quy định giao dịch bảo đảm của BIDV.

Lưu ý: Trường hợp khách hàng chưa có quan hệ tín dụng tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, khách hàng được xác định là phân loại nợ nhóm 1 (nếu chưa đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ) và không có nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)