3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
Hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp là một hoạt động tín dụng khá phức tạp địi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở BIDV – Chi
nhánh Thanh Xuân cho thấy thường một cán bộ mới phải mất tối thiểu 3 năm mới có khả năng nắm bắt và triển khai cơng việc của hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp xây lắp. Để nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp, việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể là BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân có thể thực hiện các giải pháp như sau:
- Trước hết cần xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hố cán bộ tín dụng theo các tiêu thức sau: Có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt; Có ý thức trách nhiệm; Có bản lĩnh vững vàng, trung thực; Có trình độ chun mơn vững vàng, hiểu biết xã hội, am hiểu thị trường và pháp luật; Có thể lực và khả năng giao tiếp tốt.
- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về lĩnh vực xây dựng cơ bản, phân tích tài chính, phịng ngừa rủi ro, đánh giá các biến động của nền kinh tế, các chính sách nhà nước mới ban hành.
- Trang bị cho cán bộ tín dụng những kỹ năng nhất định trong giao tiếp cũng như marketing ngân hàng để có thể tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức để cán bộ tín dụng nhận thức được vai trị và trách nhiệm của mình.
- Có các chế độ khen thưởng, đề bạt cán bộ tín dụng, sự quan tâm động viên của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ tín dụng để họ có thể tận tâm với cơng việc.
- Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có vai trị rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy, ngồi việc trang bị những kiến thức chun mơn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cũng cần có kiến thức nhất định về kỹ năng giao tiếp cũng như marketing ngân hàng.
- Riêng đối với công tác tuyển dụng mới: Do cán bộ tín dụng cho vay Doanh nghiệp xây lắp cần có kiến thức chun mơn, hiểu biết cụ thể về đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp xây lắp, các thông số kỹ thuật của hoạt động thi công xây lắp, nhằm đánh giá đúng năng lực tài chính, tính khả thi của các dự án xây dựng, phương án kinh doanh của doanh nghiệp nên trong thời gian tới BIDV – Chi nhánh
Thanh Xuân cần có chính sách tuyển dụng hợp lý hơn: Thực hiện tuyển dụng các kỹ sư xây dựng hoặc cử nhân kinh tế xây dựng, những người đã có hiểu biết cơ bản về ngành xây dựng cơ bản; tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ này về lĩnh vực ngân hàng, tài chính trong thời gian khoảng từ 3 đến 6 tháng; Điều này sẽ giúp ngân hàng rút ngắn thời gian để một cán bộ mới có thể nắm bắt và thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng đối với Doanh nghiệp xây lắp và giúp tăng cường công tác quản lý rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp.
3.2.5. Tăng cường áp dụng mơ hình cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp
Có thể nói trong hoạt động cho vay thi cơng xây lắp việc quản lý dịng tiền, giá trị sản lượng thực hiện, giá trị dở dang của cơng trình, tiến độ nghiệm thu, thanh quyết tốn của cơng trình là cơ sở để đánh giá nguồn thu của cơng trình cịn có khả năng trả nợ ngân hàng hay không. Giá trị sản lượng thực hiện sẽ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hợp đồng và nguồn thu của cơng trình có khả năng trả nợ được xác định bằng công thức: Giá trị sản lượng thực hiện – giá trị đã được chủ đầu tư thanh toán – dư nợ của cơng trình. Tuy nhiên ln phải so sánh giá trị sản lượng thực hiện với giá trị được chủ đầu tư nghiệm thu để khối lượng dở dang ở mức vừa phải.
Hoạt động cho vay khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp có thể hiểu là hoạt động mà ngân hàng vừa cho vay trung dài hạn đối với Chủ đầu tư để thanh toán cho Nhà thầu thi công và vừa cho vay ngắn hạn đối với các Nhà thầu để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Khi tiến hành cho vay các Nhà thầu theo phương thức cho vay khép kín, do ngân hàng cho vay chủ đầu tư nên nguồn trả nợ hay dòng tiền của nhà thầu được đảm bảo đồng thời các chỉ tiêu cần quan tâm trong cho vay xây lắp nói trên cũng được đảm bảo do Chủ đầu tư vay vốn tại BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân. Đối với bộ hồ sơ vay vốn của Chủ đầu tư tại ngân hàng sẽ bao gồm: Giá trị sản lượng được nghiệm thu, giá trị thanh tốn, lũy kế khối lượng xây lắp hồn thành vì vậy về mặt hồ sơ ngắn hạn cũng đầy đủ. Việc áp dụng mơ hình tín dụng khép kín đối với các Doanh nghiệp xây lắp làm gia tăng quy mô dư nợ, nguồn trả nợ ngắn hạn được đảm bảo và quay vịng tín dụng an tồn, gia tăng thu phí dịch vụ chuyển tiền, huy động được tiền gửi không kỳ hạn.
3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động cho vay Doanh nghiệp xây lắp
Hệ thống thơng tin, đặc biệt là hệ thống thơng tin tín dụng có vai trị quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động cho vay. Các thông tin này cần chính xác, chân thực, có độ tin cậy cao và có nguồn gốc cụ thể. Để nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin, cán bộ thẩm định cần chú trọng một số vấn đề sau:
Đối với thông tin do khách hàng cung cấp cần yêu cầu thơng tin đó đã được qua kiểm tốn của cơng ty kiểm tốn độc lập hoặc ngân hàng cũng có thể tự th cơng ty kiểm tốn độc lập để kiểm tốn các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp trước khi đặt mối quan hệ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng có thể đến trực tiếp nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để để quan sát và tìm hiểu về những mặt như: hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống tổ chức, tính hữu hiệu trong hoạt động và lao động của đội ngũ cán bộ làm công, phong cách làm việc cơng nghiệp...để có được những thơng tin cần thiết hộ trợ cho công tác đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn.
Thông tin mà cán bộ thu thập cần được tổng hợp từ nhiều nguồn: khách hàng cung cấp, thông tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng, thông tin từ trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, ngồi ra, cịn nguồn thơng tin về tình hình kinh tế xã hội được cập nhật qua mạng internet. Cán bộ tín dụng cần so sánh, điều chỉnh, tổng hợp một cách logic, khoa học để có được những thơng tin chính xác, và đầy đủ phục vụ cho hoạt động cho vay Doanh nghiệp xây lắp.
Các thông tin thu thập được cần phải lưu trữ thành các file dữ liệu, hoặc bằng văn bản, bằng hình ảnh…để làm cơ sở thống kê phân tích, tổng hợp số liệu về lĩnh vực cho vay Doanh nghiệp xây lắp. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần thường xuyên phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin với nhau nhằm tăng khả năng đánh giá xu hướng vận động của đầu tư và dự đốn những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế.
tin về pháp lý khách hàng, năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình thị trường đối với sản phẩm của khách hàng, tình hình nền kinh tế và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng cũng như với đối tác kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, ngồi các thơng tin thơng thường về khách hàng và khoản vay, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu rõ và cụ thể hơn về cơng trình mà Doanh nghiệp xây lắp vay vốn để thi cơng, nguồn vốn thanh tốn của cơng trình, tính chắc chắn của nguồn vốn, tiến độ thanh tốn của nguồn vốn... Vì vậy, để hệ thống thơng tin thực sự là công cụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng thì cần phải tổ chức tốt công tác xây dựng, khai thác và cung cấp thơng tin tín dụng.
3.2.7. Hồn thiện và đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng
Để giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắp nói riêng, ngân hàng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trang thiết bị trong tổ chức quản lý, khai thác các dữ liệu phục vụ cho cơng tác tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng. Ngân hàng cần tập trung đầu tư, phát triển cơng nghệ, thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Đặc biệt với việc đầu tư công nghệ mới, hồ sơ thông tin của khách hàng sẽ được chuẩn hóa, ln được cập nhật chính xác trong tồn hệ thống. Các chương trình như phần mềm tính điểm khách hàng, quản lý rủi ro sẽ giúp cho cán bộ tín dụng giảm được khối lượng lớn cơng việc, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.
3.2.8. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cho vay
Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát tại BIDV – chi nhánh Thanh Xuân đối với các Doanh nghiệp xây lắp là biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu. Cán bộ kiểm tra nội bộ phải hoạt động độc lập với các bộ phận tín dụng trên cơ sở đó có những kiến nghị đánh giá, độc lập trong hoạt động kiểm tra. Định kỳ 6tháng/lần nên tổ chức các đồn kiểm tra, kiểm sốt hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thay cho việc chỉ kiểm tra hoạt động tín dụng khi phát sinh vụ việc vi phạm trong hoạt động tín dụng và khi có các đồn thanh tra bên ngồi vào kiểm tra.
Nội dung kiểm tra đánh giá cần đạt được các vấn đề cơ bản sau: Công tác tuân thủ, chấp hành các quy trình, chính sách tín dụng; kiểm tra vốn vay ngân hàng có được sử dụng đúng mục đích khơng, tài sản thế chấp có được khách hàng bảo quản và sử dụng theo đúng như cam kết tại hợp đồng cầm cố thế chấp không, tránh trường hợp khách hàng mang tài sản thế chấp đi bán mà ngân hàng không hay biết hoặc khách hàng sử dụng, bảo quản tài sản không đúng quy cách, để hư hỏng gây thiệt hại cho ngân hàng khi phải phát mại tài sản; Tổng rà sốt lại dư nợ tín dụng của Doanh nghiệp xây lắp để xác định đúng chất lượng tín dụng, nợ có vấn đề, nợ xấu. Xác định số nợ có nguồn thanh tốn chắc chắn, số nợ chưa có nguồn thanh toán hoặc nguồn thanh tốn khơng chắc chắn; Xác định rõ nguyên nhân và các vấn đề có liên quan; Có biện pháp xử lý, thu hồi giảm thiểu nợ xấu, nợ có vấn đề. Việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp cán bộ ngân hàng nắm bắt được những biến động bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, đối với Doanh nghiệp xây lắp, công tác kiểm tra, giám sát sau giải ngân là hết sức cần thiết. Để quản lý được nguồn thu của khách hàng nhằm kịp thời thu hồi nợ, ngân hàng phải thường xuyên bám sát tiến độ thi công và thanh quyết tốn các cơng trình.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động xây lắp:
Hiện tại, hệ thống các văn bản pháp lý về xây dựng có q nhiều, có những văn bản cịn chồng chéo lên nhau và chưa cập nhật với thực tế. Do vậy, trong thời gian tới cần có những sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ban ngành trong việc ra các văn bản luật. Đồng thời thực hiện phân cấp quản lý đầu tư, quy định rõ trách nhiệm của từng khâu trong việc quản lý nhà nước về xây dựng.
- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng
Đi đôi với việc phân cấp, cần từng bước thực hiện tách chức năng quản lý sản xuất ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm xố bỏ tình trạng khép kín trong các khâu
từ lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, thi công,... trong cùng một Bộ, ngành và địa phương.
Để thống nhất quản lý nhà nước về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần sửa đổi, bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã lạc hậu khơng cịn phù hợp; sớm nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiến bộ khoa học, kỹ thuật và thông lệ quốc tế.
- Tăng cường rà soát và giám sát chặt chẽ các cơng trình, dự án đang thực hiện và dự định thực hiện đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đảm bảo hiệu quả đầu tư. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kiên quyết không quyết định đầu tư đối với các cơng trình chưa chắc chắn về nguồn vốn, tránh tình trạng các cơng trình đầu tư dở dang, kéo dài, hoặc khơng phát huy hiệu quả đầu tư, lãng phí vốn nhà nước. Đồng thời, cần quy định rõ người có thẩm quyền quyết định đầu tư nếu làm sai pháp luật, không hiệu quả phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả do quyết định không đúng gây ra.
- Đẩy mạnh cơng tác giải phóng mặt bằng:
+ Tiếp tục bổ sung, sửa đổi quy định về giải phóng mặt bằng: Cần có các điều khoản bắt buộc để tái định cư cho người bị thu hồi đất nếu họ có yêu cầu, đồng thời bảo đảm các điều kiện sống cho họ trong thời gian chưa được tái định cư. Đối với đất thu hồi phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, phải có các điều khoản quy định người nhận đất có trách nhiệm đóng góp kinh phí đào tạo nghề cho đối tượng bị thu hồi đất, hoặc tuyển dụng một số lao động vào làm việc cho doanh nghiệp...
+ Có các chế tài rõ ràng đối với những đối tượng cản trở cơng tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.
- Đẩy mạnh hoạt động sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, lành mạnh hố tình hình tài chính
Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, lỗ luỹ kế lớn và khó khăn về tài chính, có doanh nghiệp đã mất hết vốn nhà nước nên việc khắc phục tình trạng trên là điều khơng dễ dàng. Trong khi đó, số nợ tồn đọng của các doanh nghiệp này, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản tại các ngân hàng thương mại còn khá lớn. Vì vậy, việc tập trung làm lành mạnh hố tài chính, xử lý nợ và lỗ luỹ kế của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các DNXL nói riêng là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan ban ngành phải kiên quyết sắp xếp lại đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, khơng có khả năng khắc phục, theo các hình thức cổ phần hóa, giao, bán, khốn kinh doanh, cho