5 Phân loại Nợ quá hạn của doanh nghiệp xây lắp theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 70)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % Nợ quá hạn % NQH của DNXL 49 100 67,7 100 74 100 - NQH đến 90 ngày 1 2,05 1,7 2,58 2,17 2,93 - NQH từ trên 90 ngày 48 97,95 66 97,42 71,83 98,78

Theo cơ cấu thời gian, nợ quá hạn của BIDV được chia thành nợ quá hạn đến 90 ngày, nợ quá hạn trên 90 ngày. Đối với những khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, khả năng thu hồi là cao nếu Ngân hàng theo dõi sát dòng tiền của doanh nghiệp, đồng thời tỷ trọng nợ quá hạn đến 90 ngày cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp xây lắp. Các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày chiếm tỷ trọng chủ yếu, đây là những khoản nợ do năm trước chuyển sang, gây nguy cơ rủi ro mất vốn cao.

Về tình hình bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp xây lắp

Bảng 2.6 - Tỷ lệ dư nợ DNXL có tài sản bảo đảm giai đoạn 2015-2017

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ 70,7% 70,12% 71,2% 2 Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ DNXL 59% 64% 66% (Nguồn: Báo cáo tài chính 2015-2017 của BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân) Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm của Doanh nghiệp xây lắp luôn thấp hơn tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chung của ngân hàng. Nhìn chung, các Doanh nghiệp xây lắp có tỷ trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng thấp/tổng tài sản. Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh cịn nhiều khó khăn, lợi nhuận đạt được hàng năm thấp thì việc đầu tư, trang bị thêm tài sản cố định sẽ bị hạn chế. Trên thực tế, đối với Doanh nghiệp xây lắp, ngoài việc áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cố định thường áp dụng bảo đảm bằng cầm cố quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hoàn thành. Tuy nhiên việc này đơi khi cũng gặp khó khăn do các chủ đầu tư không chấp nhận xác nhận quyền trên theo mẫu của ngân hàng.

Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với cho vay Doanh nghiệp xây lắp luôn lớn hơn so với tỷ lệ này của chung BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân thì tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm lại thấp hơn nhiều. Điều này cũng cho thấy cho vay Doanh nghiệp xây lắp tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho vay các loại hình doanh nghiệp khác.

Tỷ lệ giữa dự phịng rủi ro tín dụng của Doanh nghiệp xây lắp so với tổng dư nợ cho vay Doanh nghiệp xây lắp

Tại BIDV – Chi nhánh Thanh Xn việc trích lập và duy trì dự phịng chung được trích theo các nhóm nợ phân loại theo quyết định số 1226/QĐ-HĐQT ngày 30/05/2014 V/v Ban hành chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. Dự phịng cụ thể được trích như sau: tỷ lệ dự phịng được trích lập theo các nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Tỷ lệ DPRRTD của Doanh nghiệp xây lắp/Tổng dư nợ Doanh nghiệp xây lắp có xu hướng tăng dần qua các năm, ở mức cao so với tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ của BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân.

Bảng 2.7 - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp xây lắp

[

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 DPRR tín dụng chung (tỷ đồng) 54 58 103 2 Tỷ lệ DPRRTD chung/Tổng dư nợ (%) 0,48 0,45 0,76 3 DPRR tín dụng của DNXL (tỷ đồng) 5 8 13,5 4 Tỷ lệ DPRRTD của DNXL/Tổng dư nợ DNXL (%) 0,81 0,92 1,54

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2015-2017 của BIDV-Chi nhánh Thanh Xuân)

2.2.3. Các công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân

2.2.3.1 Chính sách quản lý rủi ro trong cho vay

Hệ thống văn bản quản trị của BIDV được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở dự báo trước rủi ro, được điều chỉnh liên tục, phù hợp với thực tế. Điển hình là Quy chế cho vay và chính sách cấp tín dụng, văn bản ở cấp độ cao nhất trong hoạt động cấp tín dụng do HĐQT Ngân hàng ban hành, trong đó, quy định tất cả các vấn đề có

liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đối tượng khách hàng, phương pháp thẩm định, cách thức kiểm tra, giám sát... cho đến giới hạn rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Quy chế cho vay được ban hành phù hợp nội dung Thông tư số 39/2016/TT- NHNN về cho vay. Chính sách cấp tín dụng được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của BIDV cũng được ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN và yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng của BIDV, giúp Ngân hàng định hướng quản lý rủi ro cũng như chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro từ nghiệp vụ cấp tín dụng. Những chính sách quản lý rủi ro trong cho vay hiện đang được BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân áp dụng đặc biệt với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp như sau:

Giới hạn cho vay nhóm khách hàng liên quan

Nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro, BIDV ban hành quy định số 11376/QyĐ-BIDV ngày 31/12/2016 về cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan, theo đó:

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan của khách hàng đó khơng được vượt q 25% vốn tự có của BIDV, trong đó tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của BIDV.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của nhóm khách hàng liên quan không bao gồm:

+ Các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, tổ chức và cá nhân ủy thác chịu;

+ Các khoản cho vay đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác;

+ Các khoản cho vay có bảo đảm đầy đủ bằng tiền gửi tiết kiệm của cá nhân về cả thời hạn và giá trị tại thời điểm cấp tín dụng;

+ Các khoản bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;

+ Các khoản bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác;

+ Các khoản bảo lãnh trên cơ sở thư tín dụng dự phịng do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;

+ Các khoản xác nhận bảo lãnh theo đề nghị của bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác nếu các bên liên quan thỏa thuận (bằng văn bản) về việc bên xác nhận bảo lãnh được quyền hạch toán ghi nợ và yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh trả thay cho bên được bảo lãnh khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

+ Các khoản bảo lãnh và cam kết phát hành dưới các hình thức tín dụng chứng từ có bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng tiền gửi đồng Việt Nam, ngoại tệ; vàng; trái phiếu Chính phủ của bên được bảo lãnh và/hoặc bên thứ ba tại thời điểm cấp bảo lãnh và/hoặc cam kết.

Trong quy định ban hành, BIDV cũng hướng dẫn, lưu ý quản lý giám sát trong cấp tín dụng nhóm khách hàng liên quan về hồ sơ báo cáo tài chính, phương án vay vốn, xác định mức cho vay, đối tượng cho vay; lưu ý trong việc giải ngân các khoản vay thanh toán giữa các khách hàng trong nhóm; kiểm tra sử dụng vốn vay của các khoản thanh toán giữa các khách hàng trong nhóm khách hàng liên quan.

Giới hạn cho vay doanh nghiệp xây lắp

Năm 2017, dư nợ cho vay doanh nghiệp xây lắp chiếm 12% tổng dư nợ của cả Chi nhánh, bởi vậy quy định về cho vay doanh nghiệp xây lắp được BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân thực hiện triệt để.

Căn cứ theo quy định số 425/QĐ-BIDV ngày 27/01/2015 do Tổng giám đốc BIDV ban hành về sản phẩm tín dụng theo ngành đối với khách hàng doanh nghiệp, trong đó phụ lục VI cho vay thi cơng xây lắp có quy định về mức cho vay tối đa cụ

thể như sau:

Mức cho vay tối đa (tính theo doanh số cho vay) đối với từng cơng trình khơng vượt q 80% giá trị Hợp đồng thi công xây lắp. Số tiền cho vay tối đa (M) được xác định theo cơng thức sau:

M = Chi phí theo dự tốn thi công - (trừ) Giá trị tạm ứng theo Hợp đồng thi cơng xây lắp (nếu có) - (trừ) Vốn tự có/tự huy động của khách hàng tham gia vào phương án thi cơng cơng trình đó (nếu có) - (trừ) Vốn khách hàng chiếm dụng được khi thi cơng cơng trình đó (nếu có) - (trừ) Chi phí khấu hao và chi phí lãi vay (nếu có).

Nếu M > 80% giá trị Hợp đồng thi cơng xây lắp thì Chi nhánh chỉ được cho vay tối đa 80% giá trị Hợp đồng.

Lưu ý: Tổng dư nợ cho vay (các) cơng trình, gói thầu tại mọi thời điểm không vượt quá giới hạn/hạn mức tín dụng được duyệt đối với khách hàng đó.

Trường hợp khách hàng chỉ bảo đảm cho các khoản vay bằng quyền đòi nợ phát sinh theo Hợp đồng thi công xây lắp (trong tương lai) của chính cơng trình đó thì mức cho vay tối đa bằng 60% Số tiền cho vay tối đa (M) quy định tại điểm a khoản này.

Trường hợp khách hàng bảo đảm bằng quyền đòi nợ phát sinh theo Hợp đồng thi công xây lắp (trong tương lai) kết hợp với các tài sản khác thì đối với phần giá trị TSBĐ khác, mức cho vay tối đa dựa trên phần TSBĐ này phải đáp ứng theo tỷ lệ TSBĐ quy định tại Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, đồng thời mức cho vay tối đa không vượt quá quy định tại điểm a khoản này.

Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro trong cho vay

Ngày 30/05/2014, Hội đồng Quản trị BIDV ban hành quyết định số 1226/QĐ-HĐQT V/v Ban hành chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó:

cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

- Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

- Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;

- Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

- Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 12 Điều 9 Chính sách này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Khoản nợ chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Khoản nợ quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 (tư) Điểm c Khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

soát đặc biệt, bị phong tỏa vốn và tài sản;

Về trích lập dự phịng:

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo cơng thức sau:

R=

Trong đó:

- R là tổng số tiền dự phịng cụ thể phải trích của từng khách hàng.

- là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng của các khoản nợ từ thứ 1- đến thứ n

- Ri là số tiền dự phịng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i và được xác định theo công thức: Ri = (Ai - Ci) x r

Trong đó:

“Ai”là Số dư nợ gốc thứ i;

“Ci” là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i.

“r” là tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 Điều này.

Lưu ý: Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0. Trường hợp, một hay

nhiều tài sản cùng đảm bảo cho nhiều khoản nợ, giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo (Ci) sẽ phân bổ theo tỷ lệ dư nợ khoản nợ gốc thứ i/tổng dư các khoản nợ được đảm bảo bởi các tài sản đó.

Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: + Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) : 0%;

+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý) : 5%; + Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) : 20%;

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) : 50%; + Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) : 100%. Mức trích lập dự phịng chung

Số tiền dự phịng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản sau đây:

+ Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại Tổ chức tín dụng trong nước, Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngồi.

+ Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài khác tại Việt Nam.

2.2.3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro cho vay

Cơng tác quản lý rủi ro có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh quy mơ hoạt động tín dụng đang tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)