Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 39 - 41)

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II cho Ngân

TMCP ngoại thương Việt Nam

Thứ nhất, tuân thủ triệt để các quy định của NHNN về áp dụng Hiệp ước Basel II. Thứ hai, áp dụng triệt để các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng theo ủy ban

Basel II. Về vấn đề cấu trúc quản lý rủi ro tín dụng, NHTM cần thành lập/hoàn thiện ủy ban quản lý rủi ro riêng biệt, trong đó rủi ro tín dụng là một bộ phận. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào q trình tạo rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro.

Thứ ba, ngân hàng phải có đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ

để hỗ trợ cho cơng tác đánh giá lượng hóa rủi ro và giám sát, thu thập thập thông tin trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ tư, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro, lượng hóa rủi ro tín dụng

theo cách tiếp cận AMA của hiệp ước vốn Basel II. Kết hợp các chỉ tiêu định tính (tự đánh giá, kiểm tra) và các chỉ tiêu định lượng và tính tốn khả năng xảy ra rủi ro.

Thứ năm, xây dựng ý thức về quản lý rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống, lựa

chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt kiểm sốt về rủi ro tín dụng. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần được đào tạo để hiếu biết và tham gia tự xác định rủi ro tín dụng - xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Các chốt kiểm soát về rủi ro tín dụng được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.

Thứ sáu, xây dựng ngân hàng dữ liệu về rủi ro tín dụng và sử dụng cơng nghệ

hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tín dụng.

Thứ bảy, hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ các yếu tố bên

trong NHTM như con người, quy trình, hệ thống và các yếu tố bên ngoài như xây dựng các phương án, đưa ra tình huống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hoả hoạn gây ra rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 39 - 41)