2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Quản Lý Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Tại thời điểm này, NHNT đóng vai trò là Ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác…
Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ: NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành hệ thống nhất trong cả nước gồm 2 cấp: NHNN là cấp quản lí và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc, gồm Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Đến ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt đông kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403 – CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Với 02 pháp lệnh được ban hành, NHNT về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.
Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 02/06/2008, theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc NHNN, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi từ NHTM Nhà nước thành Ngân hàng TMCP lấy tên là ngân hàng TMCP Ngoại thương, tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam.
Cùng với sự phát triển của NHNT Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Trung ương và SGD NHNT cũng ngày một phát triển, mở rộng về quy mô lẫn nghiệp vụ.
Năm 1991, SGD NHNT TW được thành lập. Trong thời gian đầu thành lập, SGD là đơn vị phụ thuộc VCB H.O, thực hiện các hoạt động của VCB H.O. SGD đóng vai trị đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phầm, dịch vụ của NHNT Việt Nam, là cầu nối cho NHNT Việt Nam với khách hàng của mình.
Ngày 20/01/2001, NHNT khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. VCB H.O và SGD NHNT TW được đặt tại Trụ sở này.
Ngày 28/12/2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam và tới ngày 01/01/2006, SGD được chính thức tách khỏi Hội sở chính, hoạt động như một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng. SGD cùng các chi nhánh trong toàn hệ thống trên cả nước sẽ không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, góp phần thiết thực vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Ngày 30/10/2008, SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại 31-33 Ngô Quyền, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở làm việc mới, SGD đã thêm một bước khẳng định sự độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình.
Bên cạnh hoạt động như một chi nhánh VCB với thị phần lớn trong nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, SGD còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác.
Lãnh đạo SGD NHNT Việt Nam gồm có một Giám đốc và bốn Phó Giám đốc phụ trách các mảng nghiệp vụ. Hiện tại SGD có khoảng gần 600 nhân viên, với 25 phịng chức năng trong đó có 4 phịng chun mơn, 11 phòng nghiệp vụ, 10 PGD được đặt tại các địa điểm trên khắp Thành phố Hà Nội.
2.1.2. Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch nhánh Sở giao dịch
Hoạt động huy động vốn:
Ban lãnh đạo SGD đã xác định nguồn vốn tài trợ quan trọng cho hoạt động kinh doanh của NH là nguồn vốn huy động. Trong năm qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước cũng như các NH nước ngoài, SGD đã qn triệt trong tồn hệ thống coi cơng tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của SGD từ 2014-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 2018
1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 26.104,1 30.534,1 30.509,2 35.085,6 40348.4
1.1. Tiền gửi có kỳ hạn 7.831,2 8.964,2 8.992,9 10.151,0 11673.6
1.2. Tiền gửi không kỳ hạn 18.272,9 21.569,8 21.516,3 24.934,6 28674.8
2. Tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu 23.681,4 24.536,0 26.384,1 31.479,5 38576.6
2.1. Tiết kiệm 23.672,8 24.531,5 26.381,8 31.477,8 38575.1
Tiết kiệm không kỳ hạn 2.840,7 3.450,0 4.048,1 5.049,2 6059.4
Tiết kiệm có kỳ hạn 20.832,1 21.081,5 22.333,7 26.428,6 32515.7
2.2. Kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi 8,6 4,5 2,3 1,7 1,5
TỔNG 49.785,5 55.070,1 56.893,3 66.565,1 78.925,0
Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn của SGD từ 2010-2018
Nguồn: Phân tích của tác giá dựa theo báo cáo của SGD
Cơ cấu nguồn vốn huy động:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại SGD
Đơn vị tính: %
Ng̀n vớn 2015 2016 2017 2018
Nguồn Vốn có kỳ hạn 57,6 54,6 55,1 55,0
Nguồn Vốn không kỳ hạn 42,4 45,4 44,9 45,0
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa theo báo cáo của SGD
Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ lệ này được duy trì khá ổn định qua các năm (khoảng 45%). Lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn khoảng 0,2-0,3%/năm thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động có kỳ hạn (từ 4,5%/năm đến 7,5%/năm); đặc biệt đối với các doanh nghiệp họ thường xuyên duy trì số dư tài khoản tại một mức để có đủ tiền phục vụ hoạt động kinh doanh hàng ngày nên các khoản huy động vốn đo mặc dù được tính lãi suất khơng kỳ hạn nhưng ngân hàng có thể sử dụng như nguồn tiết kiệm có kỳ hạn do đó cần được duy trì nhằm gia tăng tỷ trọng huy động vốn từ nhóm này nhằm nâng cao lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn.
Kết quả hoạt động dịch vụ khác:
Hoạt động Bảo lãnh:
Với vị thế, uy tín của một trong những TCTD lớn nhất Việt Nam, và mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước, Vietcombank nói chung và SGD nói riêng thường được lựa chọn là Ngân hàng cung cấp bảo lãnh cho các hợp đồng, dự án của các doanh nghiệp. Trong các năm qua doanh số phát hành bảo lãnh tăng trưởng tương đối tốt, tốc độ trung bình khoảng 5%, trong năm 2018 doanh số phát hành bảo lãnh tăng 18%. Kết quả hoạt động bảo lãnh cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại SGD
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số món phát hành 3.287 3.459 3.562 4.124
Doanh số phát hành 3.244,25 3.426,16 3.585,38 4.218,00
Phí thu được 20,55 24,39 25,00 28,90
Số dư bảo lãnh 2.074,00 2.143,23 3.255,44 4.189,00
Nguồn: Báo cáo của SGD
Hoạt động bảo lãnh là hoạt động có rủi ro thấp và lợi nhuận mang lại khá ổn định. SGD cần tập trung tăng cường hoạt động bảo lãnh làm gia tăng lợi nhuận từ phi tín dụng và sẽ làm gia tăng lợi ích khác cho SGD như doanh thu các cơng ty khi có bảo lãnh thường được chuyển tiền về tài khoản tại SGD được coi như một trong những điều kiện cấp bảo lãnh.
Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:
Mặc dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM khác, SGD ln duy trì được tốc độ tăng trưởng cũng như thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế dựa vào thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới NH đại lý rộng khắp toàn cầu của Vietcombank. Kết quả của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm gần đây như sau:
Thanh toán xuất khẩu:
Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại SGD
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Thông báo L/C 728,55 769,12 855,49 922,75
Thanh toán L/C, nhờ thu 56,34 68,35 75,39 81,79
Chiết khấu chứng từ 19,65 21,25 32,6 40,24
Nguồn: Báo cáo của SGD Thanh toán nhập khẩu:
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán nhập khẩu tại SGD
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
L/C 812,45 943,56 637,28 712,34
Nhờ thu 48,76 56,32 52,3 59,45
Chuyển tiền 1.012,31 1.234,52 1.559,04 1.610,00
Nguồn: Báo cáo của SGD
Hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm đáng kể do Vietcombank đã phải chia sẻ thị phần với rất nhiều Ngân hàng TMCP tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Từ năm 2013,VCB đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua SGD. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua SGD đạt 5% năm 2016 và 11%, 13% năm 2017 và 2018.
Lợi nhuận
Với Vietcombank nói chung và SGD VCB nói riêng, năm 2018 là năm tiếp tục chứng kiến sự chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ. Là một trong những chi nhánh có quy mơ hoạt động lớn trong hệ thống, nhiều năm liền SGD đạt kết quả kinh doanh rất khả quan, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong các năm gần đây đều trên 30%/năm. Kết quả kinh doanh cụ thể được thể hiện như sau:
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh từ năm 2015-2018 của SGD
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015
1 Thu lãi cho vay 1.210,58 986,29 623,84 591,45
2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 141,63 119,46 142,21 139,16 3 Thu dịch vụ NH 523,65 320,59 1.498,64 1.406,68 4 Thu lãi tiền gửi tại TW 2.871,09 2.449,38 1.423,12 1.322,07
5 Thu khác 15,3 0,12 24,32 19,76
Tổng doanh thu 4.762,25 3.875,83 3.712,13 3.479,12
1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 1742,32 1.467,18 2.015,56 2.112,72
2 Chi dịch vụ NH 7,81 5,51 6,13 4,98
3 Chi thuê tài sản 129,87 108,23 98,15 90,63
4 Chi văn phòng 14,97 12,97 10,26 9,74
5 Chi phí quản lý 26,83 25,42 23,23 19,87
6 Chi cho CBNV 134,79 121,5 123,58 119,8
7 Chi dự phòng 246,19 296,81 184,2 141,21
8 Chi khác (thuế, lệ phí) 40,2 36,76 54,23 49
9 Chi trả lãi vay 57,94 46,6 45,64 41,49
Tổng chi 2.400,92 2.120,97 2.560,98 2.589,44
Kết quả kinh doanh 2.361,33 1.754,86 1.151,15 889,67
Nguồn: Báo cáo của SGD
Trong năm 2018, SGD đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên hầu hết các mặt hoạt động, cơ cấu hoạt động chuyển dịch tích cực, an tồn hoạt động được củng cố, hiệu quả hoạt động được nâng cao.
Kết quả kinh doanh năm 2018 tăng 34,6% với năm 2017 cụ thể:
Thu nhập ròng từ lãi tăng 359,52 tỷ đồng do thu lãi cho vay tăng 224,29 tỷ đồng (tăng 18,7% so với năm 2017), đồng thời thu từ bán vốn cho Vietcombank đạt 2.871,09 tỷ đồng, tăng 421,7 tỷ đồng (tương đương 17,2%). Trong khi đó các khoản chi lãi huy động chỉ đạt 1.800,3 tỷ đồng, tăng 286,48 tỷ đồng (tương đương 18,9%) so với năm 2017. Nguyên nhân là do lãi suất huy động và lãi suất tiền vay giảm, đặc biệt từ 12/2015, lãi suất huy động ngoại tệ giảm về mức 0%/năm (theo quy định của NH nhà nước) đã làm giảm chi phí huy động vốn, trong khi đó lãi suất cho vay khách hàng mặc dù giảm nhưng doanh số cho vay khách hàng cao hơn năm 2017.
Điểm khởi sắc tiếp theo trong hoạt động kinh doanh của SGD VCB năm 2018 so với năm 2017 là thu về hoạt động dịch vụ, tăng hơn 206,1 tỷ đồng (tương đương 63,3%). Nguyên nhân thu phí dịch vụ tăng mạnh do có lợi thế mạnh trong hoạt động thanh tốn quốc tế, xếp hạng tín nhiệm cao đã tạo điều kiện cho SGD tăng trưởng doanh thu từ các mảng phát hành L/C, thu hộ, chiết khấu chứng từ và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng.
Thu nhập rịng về KDNT năm 2018 tăng 22.17 tỷ đồng (18,56%) so với năm 2017 do tăng doanh số mua bán ngoại tệ và tỷ giá biến động nhiều.
Chi về tài sản năm 2018 tăng 21,6 tỷ đồng (tương đương 20%) so với năm 2017 do cải tạo các phòng giao dịch theo nhận diện thương hiệu mới và chi phí thuê, xây dựng các chi nhánh, phòng giao dịch với mục đích mở rộng mạng lưới phát triển dịch vụ bán lẻ. Chi văn phòng tăng 678 triệu VND (5,6%) do chi về kho quỹ, chi xăng dầu và chi điện thoại tăng.
Năm 2018 nhân sự tại SGD biến động mạnh, số lượng nhân viên mới được tuyển vào khá lớn, mặt khác kết quả kinh doanh thuận lợi SGD tăng chi thưởng nhằm khuyến khích, tạo dựng tinh thần làm việc đối với CBNV do vậy chi lương và các khoản mang tính chất lương của SGD VCB năm 2018 tăng 13,2 tỷ đồng.
Năm 2018, SGD tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, quản lý rủi ro tín dụng tốt: thu từ nợ đã xử lý tăng 62,5 tỷ đồng với năm 2017, trong khi đó trích dự phịng chỉ tăng 12,3 tỷ đồng so với năm 2017.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch Nam – Chi nhánh Sở giao dịch
Về hoạt động tín dụng, SGD là chi nhánh có quy mơ tín dụng xếp thứ 2 trên tồn hệ thống Vietcombank. Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Năm 2015, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt xấp xỉ 16.518 tỷ đồng, trong năm 2016, 2017 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt kết quả rất tích cực, tỷ lệ tăng trưởng năm 2016 đạt 3.3% và đạt tới 21% năm 2017. Năm 2018, dư nợ cho vay của SGD VCB đạt 26.224 tỷ đồng, SGD tập trung vào tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu đạt được tăng trưởng ấn tượng và đáng khích lệ tăng 4.024 tỷ đồng so với cuối năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 21,8%, mức tăng trưởng cao hơn so với tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống VCB (18,9%). Trong đó tăng chủ yếu từ cho vay bán bn và cho vay thể nhân. Kết quả công tác phát triển được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tại SGD theo loại hình khách hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
LOẠI KHÁCH HÀNG 2015 2016 2017 2018
Khách hàng doanh nghiệp lớn 12.019,82 11.740,72 13.299,49 16.568 Khách hàng doanh nghiệp vừa
và nhỏ 1.975,56 1.151,85 717,98 1.154
Khách hàng cá nhân 2.522,65 4.175,42 5.952,06 8.503
TỔNG 16.518,03 17.067,99 19.969,53 26.224
Trong những năm qua cơ cấu dư nợ của SGD cũng có những thay đổi rất rõ rệt. Tỷ lệ trung dài hạn đạt khoảng 40% năm 2015, tuy nhiên đến năm 2018, dư nợ trung dài hạn đã chiếm 67,2% tổng dư nợ. Đạt được kết quả trên do SGD tập trung vào cho vay các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, SGD cũng đẩy mạnh tài trợ vốn cho các dự án lớn của khu vực công. Đồng thời dư nợ cho vay mua nhà dự án của khách hàng thể nhân ngày càng được đẩy mạnh, phát triển theo định hướng mở rộng mạng lưới bán lẻ của Vietcombank.
Mặc dù tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao có thể gia tăng rủi ro cho