Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 76 - 81)

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tạ

3.2.2. Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng

3.2.2.1. Giải pháp Quản trị RRTD thông qua chính sách tín dụng hiệu quả

Việc xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả không những góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng khi tiến hành cấp tín dụng vào những lĩnh vực có ít rủi ro hơn trong từng thời kì, điều kiện kinh tế vùng khác nhau. Đối với ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Sở giao dịch với đặc thù kinh doanh chú trọng vào các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chi nhánh cần có những cải tiến, để góp phần đa dạng hóa hơn nữa danh mục cũng như lĩnh vực cho vay.

Nâng cao chất lượng phục vụ các khách hàng cũ, có những chính sách cạnh tranh cho khách hàng VIP, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của Vietcombank để không những tăng trưởng từ nhóm khách hàng truyền thống này mà còn hạn chế việc chia sẻ thị phần với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của 2 tổ khách hàng: tổ phát triển khách hàng doanh nghiệp lớn, tổ phát triển khách hàng SMEs.

Đối với khách hàng thể nhân: tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện việc bán chéo, bán kèm các sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Bộ phận khách hàng thể nhân cùng phối hợp với Tổ Phát triển khách hàng của Phòng Khách hàng để khai thác các khách hàng tiềm năng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch thực hiện và phân bổ chỉ tiêu thực hiện cho mỗi cán bộ để tăng cường tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch cần chú trọng hơn vào doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách áp dụng các giải pháp hỗ trợ cho SMEs như việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng SMEs, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm doanh nghiệp này. Đồng thời, sự xuất hiện của các ngân hàng trong tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam thì khả năng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn như chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển danh mục cho vay đối với SMEs là một sự lựa chọn hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam, cũng như phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, cũng như các quy định về trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước.

3.2.2.2. Giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kì. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp, từ đó nhận ra những rủi ro của doanh

nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý nằm trong khả năng chịu nợ trực tiếp của chi nhánh Vietcombank Sở giao dịch. Theo thực tế hiện tại chi nhánh Vietcombank Sở giao dịch thì công tác xác định giới hạn tín dụng do Phòng Quan hệ khách hàng đề xuất và phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của phòng Quan hệ khách hàng.

Cần có giải pháp nhằm hạn chế được tình hình hoạt động hiện nay của chi nhánh trong công tác đánh giá, đo lường RRTD như sau: Chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa được mức độ rủi ro của khách hàng thông qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính bao gồm phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp cũng như lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đặc biệt, việc áp dụng các mô hình phân tích định lượng phải được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam đề đánh giá đúng rủi ro với các chủ thể khách hàng đi vay tại Việt Nam.

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Đặc biệt, các cán bộ khi tiến hành thẩm định và phân tích phương án cho vay cần tập trung đến tính pháp lý của phương án vay, nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ... Bên cạnh đó cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và hướng xử lý của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Đối với mỗi khoản vay, cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án đi vay, các tài sản đảm bảo... Đặc biệt chú ý đến mức độ xếp hạng tín dụng của khách hàng, độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì tỷ lệ vốn tự có tham gia phải càng cao, đồng thời tài sản đảm bảo phải có tính thanh khoản cao, ngân hàng phải tiến hành thẩm định chính xác giá trị của tài sản đảm bảo qua một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc định giá tài sản đảm bảo. Mục đích để giảm rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp có rủi ro.

3.2.2.3. Giải pháp Quản trị rủi ro tín dụng trong công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cho vay

Thông qua XHTDNB của Vietcombank, chi nhánh thực hiện công tác đánh giá, phân loại khách hàng định kì để đánh giá đúng tình hình khách hàng để đưa ra

những quyết định phù hợp trong quá trình thẩm định phương án cho vay. Trong đó, những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra dài hơn, đối với những khách hàng có độ xếp hạng tín dụng , ngân hàng phải tiến hành kiểm tra nhiều hơn. Đặc biệt, đối với những khách hàng thuộc diện có nợ xấu, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, đánh giá khách hàng thường xuyên theo từng tháng, qua đó có những nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế RRTD.

Thực hiện cơ chế tra soát đối với từng loại vay của khách hàng thông qua theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng. Qua đó ngân hàng có thể biết được nguồn tiền vào của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi tại chi nhánh; ngân hàng phải đưa ra những điều kiện cho khách hàng khi tiến hành cho vay như việc khách hàng buộc phải mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh, việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản đó, có như vậy thì ngân hàng mới có thể thu hồi được khoản nợ của khách hàng đúng hạn, hạn chế được rủi ro.

Công tác kiểm tra kiểm soát phải phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường gây ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh... thông quá đó ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời những rủi ro có thể xảy ra với khách hàng cũng như đề ra được những giải pháp kịp thời để phòng vệ rủi ro tránh gây tổn thất cho ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ: Một trong những hạn chế trong công tác kiểm tra nội bộ của chi nhánh là mỗi chi nhánh có một phòng Quản lý rủi ro riêng, sẽ dẫn tới tình trạng có sự cân bằng giữa lợi nhuận của chi nhánh và quản trị rủi ro nên công tác quản trị RRTD tại chi nhánh không thật sự mang lại hiệu quả. Công tác kiểm tra nội bộ phải được thực hiện bởi Hội sở chính. Phòng này ngoài thực hiện kiểm tra theo định kì, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Đặc biệt, công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa RRTD của chi nhánh.

3.2.2.4. Giải pháp hạn chế tổn thất khi có rủi ro xảy ra

Sử dụng các công cụ bảo hiểm và đảm bảo tiền vay là vô cùng quan trọng trong việc quản trị RRTD xảy xa bằng cách yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa... Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng của chi nhánh phải nắm bắt rõ về những quy định đối với tài sản đảm bảo để tránh những tranh chấp về pháp lý sau này, tài sản đảm bảo phải được thỏa thuận giữa hai bên từ thời điểm kí kết hợp đồng về các vấn đề như đăng kí sở hữu tài sản khi dự án hoàn thành, đồng thời, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra liên tục, rà soát hồ sơ pháp lý cũng như thực trạng của tài sản đảm bảo.

Một trong những hạn chế của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Sở giao dịch trong cơ cấu tổ chức Quản trị rủi ro đó là việc đặt phòng Quản trị rủi ro trong bộ phận phòng tín dụng dẫn đến việc đánh giá thiếu khách quan giữa lợi nhuận của ngân hàng và việc trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản vay có vấn đề. Vì vậy một trong những giải pháp được đưa ra đối với chi nhánh là phải thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ chính xác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chi nhánh chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay, nợ xấu đang là một vấn đề nghiêm trọng hàng đầu gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng nếu ngân hàng không có cơ chế quản lý, giám sát ngay từ những bước đầu tiên thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng. Để giảm thiểu tổn thất khi có rủi ro xảy ra, chi nhánh cần có chính sách phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như đưa ra cơ chế đủ mạnh để các bộ phận đủ thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh và tiến hành xử lý tránh gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng. Hướng giải quyết các khoản nợ xấu bằng cách làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của khách hàng, phân tích về khả năng phục

hồi tình hình sản xuât kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó lựa chọn phương án xử lý thích hợp như phương pháp khai thác hay phương pháp thanh lý tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng khác nhau để tiến hành xử lý rủi ro với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)