Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Na m-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 43)

nhánh Sở giao dịch

Hoạt động huy động vốn:

Ban lãnh đạo SGD đã xác định nguồn vốn tài trợ quan trọng cho hoạt động kinh doanh của NH là nguồn vốn huy động. Trong năm qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong nước cũng như các NH nước ngoài, SGD đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của SGD từ 2014-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 2018

1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 26.104,1 30.534,1 30.509,2 35.085,6 40348.4

1.1. Tiền gửi có kỳ hạn 7.831,2 8.964,2 8.992,9 10.151,0 11673.6

1.2. Tiền gửi không kỳ hạn 18.272,9 21.569,8 21.516,3 24.934,6 28674.8

2. Tiết kiệm, kỳ phiếu, trái

phiếu 23.681,4 24.536,0 26.384,1 31.479,5 38576.6

2.1. Tiết kiệm 23.672,8 24.531,5 26.381,8 31.477,8 38575.1

Tiết kiệm không kỳ hạn 2.840,7 3.450,0 4.048,1 5.049,2 6059.4

Tiết kiệm có kỳ hạn 20.832,1 21.081,5 22.333,7 26.428,6 32515.7

2.2. Kỳ phiếu, chứng chỉ

tiền gửi 8,6 4,5 2,3 1,7 1,5

TỔNG 49.785,5 55.070,1 56.893,3 66.565,1 78.925,0

Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn của SGD từ 2010-2018

Nguồn: Phân tích của tác giá dựa theo báo cáo của SGD

Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại SGD

Đơn vị tính: %

Nguồn vốn 2015 2016 2017 2018

Nguồn Vốn có kỳ hạn 57,6 54,6 55,1 55,0

Nguồn Vốn không kỳ hạn 42,4 45,4 44,9 45,0

Nguồn: Phân tích của tác giả dựa theo báo cáo của SGD

Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tỷ lệ này được duy trì khá ổn định qua các năm (khoảng 45%). Lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn khoảng 0,2-0,3%/năm thấp hơn rất nhiều so với lãi suất huy động có kỳ hạn (từ 4,5%/năm đến 7,5%/năm); đặc biệt đối với các doanh nghiệp họ thường xuyên duy trì số dư tài khoản tại một mức để có đủ tiền phục vụ hoạt động kinh doanh hàng ngày nên các khoản huy động vốn đo mặc dù được tính lãi suất không kỳ hạn nhưng ngân hàng có thể sử dụng như nguồn tiết kiệm có kỳ hạn do đó cần được duy trì nhằm gia tăng tỷ trọng huy động vốn từ nhóm này nhằm nâng cao lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn.

Kết quả hoạt động dịch vụ khác:

Hoạt động Bảo lãnh:

Với vị thế, uy tín của một trong những TCTD lớn nhất Việt Nam, và mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước, Vietcombank nói chung và SGD nói riêng thường được lựa chọn là Ngân hàng cung cấp bảo lãnh cho các hợp đồng, dự án của các doanh nghiệp. Trong các năm qua doanh số phát hành bảo lãnh tăng trưởng tương đối tốt, tốc độ trung bình khoảng 5%, trong năm 2018 doanh số phát hành bảo lãnh tăng 18%. Kết quả hoạt động bảo lãnh cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại SGD

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số món phát hành 3.287 3.459 3.562 4.124

Doanh số phát hành 3.244,25 3.426,16 3.585,38 4.218,00

Phí thu được 20,55 24,39 25,00 28,90

Số dư bảo lãnh 2.074,00 2.143,23 3.255,44 4.189,00

Nguồn: Báo cáo của SGD

Hoạt động bảo lãnh là hoạt động có rủi ro thấp và lợi nhuận mang lại khá ổn định. SGD cần tập trung tăng cường hoạt động bảo lãnh làm gia tăng lợi nhuận từ phi tín dụng và sẽ làm gia tăng lợi ích khác cho SGD như doanh thu các công ty khi có bảo lãnh thường được chuyển tiền về tài khoản tại SGD được coi như một trong những điều kiện cấp bảo lãnh.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu:

Mặc dù phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM khác, SGD luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cũng như thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế dựa vào thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới NH đại lý rộng khắp toàn cầu của Vietcombank. Kết quả của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm gần đây như sau:

Thanh toán xuất khẩu:

Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại SGD

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Thông báo L/C 728,55 769,12 855,49 922,75

Thanh toán L/C, nhờ thu 56,34 68,35 75,39 81,79

Chiết khấu chứng từ 19,65 21,25 32,6 40,24

Nguồn: Báo cáo của SGD Thanh toán nhập khẩu:

Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán nhập khẩu tại SGD

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

L/C 812,45 943,56 637,28 712,34

Nhờ thu 48,76 56,32 52,3 59,45

Chuyển tiền 1.012,31 1.234,52 1.559,04 1.610,00

Nguồn: Báo cáo của SGD

Hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm đáng kể do Vietcombank đã phải chia sẻ thị phần với rất nhiều Ngân hàng TMCP tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Từ năm 2013,VCB đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua SGD. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua SGD đạt 5% năm 2016 và 11%, 13% năm 2017 và 2018.

Lợi nhuận

Với Vietcombank nói chung và SGD VCB nói riêng, năm 2018 là năm tiếp tục chứng kiến sự chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ. Là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống, nhiều năm liền SGD đạt kết quả kinh doanh rất khả quan, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong các năm gần đây đều trên 30%/năm. Kết quả kinh doanh cụ thể được thể hiện như sau:

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh từ năm 2015-2018 của SGD

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015

1 Thu lãi cho vay 1.210,58 986,29 623,84 591,45

2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 141,63 119,46 142,21 139,16 3 Thu dịch vụ NH 523,65 320,59 1.498,64 1.406,68 4 Thu lãi tiền gửi tại TW 2.871,09 2.449,38 1.423,12 1.322,07

5 Thu khác 15,3 0,12 24,32 19,76

Tổng doanh thu 4.762,25 3.875,83 3.712,13 3.479,12

1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 1742,32 1.467,18 2.015,56 2.112,72

2 Chi dịch vụ NH 7,81 5,51 6,13 4,98

3 Chi thuê tài sản 129,87 108,23 98,15 90,63

4 Chi văn phòng 14,97 12,97 10,26 9,74

5 Chi phí quản lý 26,83 25,42 23,23 19,87

6 Chi cho CBNV 134,79 121,5 123,58 119,8

7 Chi dự phòng 246,19 296,81 184,2 141,21

8 Chi khác (thuế, lệ phí) 40,2 36,76 54,23 49

9 Chi trả lãi vay 57,94 46,6 45,64 41,49

Tổng chi 2.400,92 2.120,97 2.560,98 2.589,44

Kết quả kinh doanh 2.361,33 1.754,86 1.151,15 889,67

Nguồn: Báo cáo của SGD

Trong năm 2018, SGD đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên hầu hết các mặt hoạt động, cơ cấu hoạt động chuyển dịch tích cực, an toàn hoạt động được củng cố, hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Kết quả kinh doanh năm 2018 tăng 34,6% với năm 2017 cụ thể:

Thu nhập ròng từ lãi tăng 359,52 tỷ đồng do thu lãi cho vay tăng 224,29 tỷ đồng (tăng 18,7% so với năm 2017), đồng thời thu từ bán vốn cho Vietcombank đạt 2.871,09 tỷ đồng, tăng 421,7 tỷ đồng (tương đương 17,2%). Trong khi đó các khoản chi lãi huy động chỉ đạt 1.800,3 tỷ đồng, tăng 286,48 tỷ đồng (tương đương 18,9%) so với năm 2017. Nguyên nhân là do lãi suất huy động và lãi suất tiền vay giảm, đặc biệt từ 12/2015, lãi suất huy động ngoại tệ giảm về mức 0%/năm (theo quy định của NH nhà nước) đã làm giảm chi phí huy động vốn, trong khi đó lãi suất cho vay khách hàng mặc dù giảm nhưng doanh số cho vay khách hàng cao hơn năm 2017.

Điểm khởi sắc tiếp theo trong hoạt động kinh doanh của SGD VCB năm 2018 so với năm 2017 là thu về hoạt động dịch vụ, tăng hơn 206,1 tỷ đồng (tương đương 63,3%). Nguyên nhân thu phí dịch vụ tăng mạnh do có lợi thế mạnh trong hoạt động thanh toán quốc tế, xếp hạng tín nhiệm cao đã tạo điều kiện cho SGD tăng trưởng doanh thu từ các mảng phát hành L/C, thu hộ, chiết khấu chứng từ và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng.

Thu nhập ròng về KDNT năm 2018 tăng 22.17 tỷ đồng (18,56%) so với năm 2017 do tăng doanh số mua bán ngoại tệ và tỷ giá biến động nhiều.

Chi về tài sản năm 2018 tăng 21,6 tỷ đồng (tương đương 20%) so với năm 2017 do cải tạo các phòng giao dịch theo nhận diện thương hiệu mới và chi phí thuê, xây dựng các chi nhánh, phòng giao dịch với mục đích mở rộng mạng lưới phát triển dịch vụ bán lẻ. Chi văn phòng tăng 678 triệu VND (5,6%) do chi về kho quỹ, chi xăng dầu và chi điện thoại tăng.

Năm 2018 nhân sự tại SGD biến động mạnh, số lượng nhân viên mới được tuyển vào khá lớn, mặt khác kết quả kinh doanh thuận lợi SGD tăng chi thưởng nhằm khuyến khích, tạo dựng tinh thần làm việc đối với CBNV do vậy chi lương và các khoản mang tính chất lương của SGD VCB năm 2018 tăng 13,2 tỷ đồng.

Năm 2018, SGD tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, quản lý rủi ro tín dụng tốt: thu từ nợ đã xử lý tăng 62,5 tỷ đồng với năm 2017, trong khi đó trích dự phòng chỉ tăng 12,3 tỷ đồng so với năm 2017.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

Về hoạt động tín dụng, SGD là chi nhánh có quy mô tín dụng xếp thứ 2 trên toàn hệ thống Vietcombank. Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Năm 2015, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt xấp xỉ 16.518 tỷ đồng, trong năm 2016, 2017 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt kết quả rất tích cực, tỷ lệ tăng trưởng năm 2016 đạt 3.3% và đạt tới 21% năm 2017. Năm 2018, dư nợ cho vay của SGD VCB đạt 26.224 tỷ đồng, SGD tập trung vào tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu đạt được tăng trưởng ấn tượng và đáng khích lệ tăng 4.024 tỷ đồng so với cuối năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 21,8%, mức tăng trưởng cao hơn so với tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống VCB (18,9%). Trong đó tăng chủ yếu từ cho vay bán buôn và cho vay thể nhân. Kết quả công tác phát triển được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tại SGD theo loại hình khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

LOẠI KHÁCH HÀNG 2015 2016 2017 2018

Khách hàng doanh nghiệp lớn 12.019,82 11.740,72 13.299,49 16.568 Khách hàng doanh nghiệp vừa

và nhỏ 1.975,56 1.151,85 717,98 1.154

Khách hàng cá nhân 2.522,65 4.175,42 5.952,06 8.503

TỔNG 16.518,03 17.067,99 19.969,53 26.224

Trong những năm qua cơ cấu dư nợ của SGD cũng có những thay đổi rất rõ rệt. Tỷ lệ trung dài hạn đạt khoảng 40% năm 2015, tuy nhiên đến năm 2018, dư nợ trung dài hạn đã chiếm 67,2% tổng dư nợ. Đạt được kết quả trên do SGD tập trung vào cho vay các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, SGD cũng đẩy mạnh tài trợ vốn cho các dự án lớn của khu vực công. Đồng thời dư nợ cho vay mua nhà dự án của khách hàng thể nhân ngày càng được đẩy mạnh, phát triển theo định hướng mở rộng mạng lưới bán lẻ của Vietcombank.

Mặc dù tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao có thể gia tăng rủi ro cho hoạt động tín dụng sở giao dịch tuy nhiên dư nợ trung dài hạn tại SGD chủ yếu là các dự án lớn của khu vực đầu tư công nên rủi ro được giảm thiểu.

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tại SGD

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2018

Dư nợ ngắn hạn 9.718,49 8.975,26 9.015,30 8.605,5

Dư nợ trung dài hạn 6.799,54 8.092,73 10.954,23 17.618,5

TỔNG 16.518,03 17.067,99 19.969,53 26.224

Với chủ trương tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, SGD ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Một trong những tiêu chí thể hiện điều đó là tỷ lệ tài dư nợ có tài sản bảo đảm không ngừng tăng trong những năm qua.

Dư nợ có tài sản bảo đảm năm 2015 là 7.548,74 tỷ đồng tương đương với 45,7%, đến năm 2018, giá trị dư nợ có tài sản bảo đảm là 18.802,6 tỷ đồng, chiếm 71,7% tổng dư nợ. Sự dịch chuyển tích cực trên phù hợp với đặc thù khách hàng và sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ tín dụng của SGD. Trong những năm trước đây tỷ lệ dư nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó các khoản vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường thường được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm hoặc cấp tín dụng không đảm bảo đầy đủ bằng tài sản. Do đó tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm đạt tỷ lệ thấp. Trong những năm gần đây, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ đã tăng từ xấp xỉ 40% trong năm 2015 lên 67,2% năm 2018, các khoản dư nợ tín dụng trung dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm ≥100% dư nợ cấp tín dụng.

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo tỷ lệ tài sản bảo đảm tại SGD Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dư nợ có tài sản bảo đảm 7.548,74 45,7% 10.138,38 59,4% 14.098,48 70,6% 18.802,6 71,7% Dư nợ không có tài sản bảo đảm 8.969,29 54,3% 6.929,61 40,6% 5.871,05 29,4% 7.421,4 28,3% Tổng 16.518,03 100% 17.067,99 100% 19.969,53 100% 26.224 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch Chi nhánh Sở giao dịch

Trong vấn đề về quản trị RRTD, quản lý nợ xấu luôn được lãnh đạo chi nhánh đặc biệt xem trọng, với phương châm, không để dư nợ xấu gia tăng, tìm mọi giải pháp để thu hồi nợ xấu còn tồn đọng trong các doanh nghiệp.

Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và RRTD. Đối với các khoản vay bằng nguồn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà ngân hàng không chịu bất cứ rủi ro nào thì ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý RRTD. Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, chi nhánh phải phân loại vào nhóm riêng để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.

Bảng 2.10: Phân loại nợ của Vietcombank - chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2015- 2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nhóm 1 16.329,2 98,85 16.882,82 98,92 19.793,6 99,12 26057,76 99.4 Nhóm 2 85,27 0,52 90,85 0,53 91,06 0,46 79,7 0,3 Nhóm 3 6,15 0,04 4,21 0,025 5,28 0,03 2,76 0,01 Nhóm 4 2,7 0,02 3,2 0,019 4 0,02 6,49 0,02 Nhóm 5 21,6 0,13 19,7 0,12 20,4 0,1 34,02 0,12 Nợ xấu 73,11 0,44 69,21 0,41 55,19 0,27 43,27 0.16 Tổng dư nợ 16.518,03 100 17.067,99 100 19.969,53 100 26.224 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank 2015– 2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 43)