Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại SGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 46)

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Thông báo L/C 728,55 769,12 855,49 922,75

Thanh toán L/C, nhờ thu 56,34 68,35 75,39 81,79

Chiết khấu chứng từ 19,65 21,25 32,6 40,24

Nguồn: Báo cáo của SGD Thanh toán nhập khẩu:

Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán nhập khẩu tại SGD

Đơn vị tính: Triệu USD

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

L/C 812,45 943,56 637,28 712,34

Nhờ thu 48,76 56,32 52,3 59,45

Chuyển tiền 1.012,31 1.234,52 1.559,04 1.610,00

Nguồn: Báo cáo của SGD

Hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm đáng kể do Vietcombank đã phải chia sẻ thị phần với rất nhiều Ngân hàng TMCP tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Từ năm 2013,VCB đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua SGD. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua SGD đạt 5% năm 2016 và 11%, 13% năm 2017 và 2018.

Lợi nhuận

Với Vietcombank nói chung và SGD VCB nói riêng, năm 2018 là năm tiếp tục chứng kiến sự chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ. Là một trong những chi nhánh có quy mơ hoạt động lớn trong hệ thống, nhiều năm liền SGD đạt kết quả kinh doanh rất khả quan, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong các năm gần đây đều trên 30%/năm. Kết quả kinh doanh cụ thể được thể hiện như sau:

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh từ năm 2015-2018 của SGD

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015

1 Thu lãi cho vay 1.210,58 986,29 623,84 591,45

2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 141,63 119,46 142,21 139,16 3 Thu dịch vụ NH 523,65 320,59 1.498,64 1.406,68 4 Thu lãi tiền gửi tại TW 2.871,09 2.449,38 1.423,12 1.322,07

5 Thu khác 15,3 0,12 24,32 19,76

Tổng doanh thu 4.762,25 3.875,83 3.712,13 3.479,12

1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 1742,32 1.467,18 2.015,56 2.112,72

2 Chi dịch vụ NH 7,81 5,51 6,13 4,98

3 Chi thuê tài sản 129,87 108,23 98,15 90,63

4 Chi văn phòng 14,97 12,97 10,26 9,74

5 Chi phí quản lý 26,83 25,42 23,23 19,87

6 Chi cho CBNV 134,79 121,5 123,58 119,8

7 Chi dự phòng 246,19 296,81 184,2 141,21

8 Chi khác (thuế, lệ phí) 40,2 36,76 54,23 49

9 Chi trả lãi vay 57,94 46,6 45,64 41,49

Tổng chi 2.400,92 2.120,97 2.560,98 2.589,44

Kết quả kinh doanh 2.361,33 1.754,86 1.151,15 889,67

Nguồn: Báo cáo của SGD

Trong năm 2018, SGD đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trên hầu hết các mặt hoạt động, cơ cấu hoạt động chuyển dịch tích cực, an tồn hoạt động được củng cố, hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Kết quả kinh doanh năm 2018 tăng 34,6% với năm 2017 cụ thể:

Thu nhập ròng từ lãi tăng 359,52 tỷ đồng do thu lãi cho vay tăng 224,29 tỷ đồng (tăng 18,7% so với năm 2017), đồng thời thu từ bán vốn cho Vietcombank đạt 2.871,09 tỷ đồng, tăng 421,7 tỷ đồng (tương đương 17,2%). Trong khi đó các khoản chi lãi huy động chỉ đạt 1.800,3 tỷ đồng, tăng 286,48 tỷ đồng (tương đương 18,9%) so với năm 2017. Nguyên nhân là do lãi suất huy động và lãi suất tiền vay giảm, đặc biệt từ 12/2015, lãi suất huy động ngoại tệ giảm về mức 0%/năm (theo quy định của NH nhà nước) đã làm giảm chi phí huy động vốn, trong khi đó lãi suất cho vay khách hàng mặc dù giảm nhưng doanh số cho vay khách hàng cao hơn năm 2017.

Điểm khởi sắc tiếp theo trong hoạt động kinh doanh của SGD VCB năm 2018 so với năm 2017 là thu về hoạt động dịch vụ, tăng hơn 206,1 tỷ đồng (tương đương 63,3%). Nguyên nhân thu phí dịch vụ tăng mạnh do có lợi thế mạnh trong hoạt động thanh tốn quốc tế, xếp hạng tín nhiệm cao đã tạo điều kiện cho SGD tăng trưởng doanh thu từ các mảng phát hành L/C, thu hộ, chiết khấu chứng từ và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng.

Thu nhập rịng về KDNT năm 2018 tăng 22.17 tỷ đồng (18,56%) so với năm 2017 do tăng doanh số mua bán ngoại tệ và tỷ giá biến động nhiều.

Chi về tài sản năm 2018 tăng 21,6 tỷ đồng (tương đương 20%) so với năm 2017 do cải tạo các phòng giao dịch theo nhận diện thương hiệu mới và chi phí thuê, xây dựng các chi nhánh, phòng giao dịch với mục đích mở rộng mạng lưới phát triển dịch vụ bán lẻ. Chi văn phòng tăng 678 triệu VND (5,6%) do chi về kho quỹ, chi xăng dầu và chi điện thoại tăng.

Năm 2018 nhân sự tại SGD biến động mạnh, số lượng nhân viên mới được tuyển vào khá lớn, mặt khác kết quả kinh doanh thuận lợi SGD tăng chi thưởng nhằm khuyến khích, tạo dựng tinh thần làm việc đối với CBNV do vậy chi lương và các khoản mang tính chất lương của SGD VCB năm 2018 tăng 13,2 tỷ đồng.

Năm 2018, SGD tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, quản lý rủi ro tín dụng tốt: thu từ nợ đã xử lý tăng 62,5 tỷ đồng với năm 2017, trong khi đó trích dự phịng chỉ tăng 12,3 tỷ đồng so với năm 2017.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

Về hoạt động tín dụng, SGD là chi nhánh có quy mơ tín dụng xếp thứ 2 trên tồn hệ thống Vietcombank. Hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Năm 2015, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt xấp xỉ 16.518 tỷ đồng, trong năm 2016, 2017 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt kết quả rất tích cực, tỷ lệ tăng trưởng năm 2016 đạt 3.3% và đạt tới 21% năm 2017. Năm 2018, dư nợ cho vay của SGD VCB đạt 26.224 tỷ đồng, SGD tập trung vào tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu đạt được tăng trưởng ấn tượng và đáng khích lệ tăng 4.024 tỷ đồng so với cuối năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 21,8%, mức tăng trưởng cao hơn so với tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống VCB (18,9%). Trong đó tăng chủ yếu từ cho vay bán bn và cho vay thể nhân. Kết quả công tác phát triển được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tại SGD theo loại hình khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

LOẠI KHÁCH HÀNG 2015 2016 2017 2018

Khách hàng doanh nghiệp lớn 12.019,82 11.740,72 13.299,49 16.568 Khách hàng doanh nghiệp vừa

và nhỏ 1.975,56 1.151,85 717,98 1.154

Khách hàng cá nhân 2.522,65 4.175,42 5.952,06 8.503

TỔNG 16.518,03 17.067,99 19.969,53 26.224

Trong những năm qua cơ cấu dư nợ của SGD cũng có những thay đổi rất rõ rệt. Tỷ lệ trung dài hạn đạt khoảng 40% năm 2015, tuy nhiên đến năm 2018, dư nợ trung dài hạn đã chiếm 67,2% tổng dư nợ. Đạt được kết quả trên do SGD tập trung vào cho vay các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, SGD cũng đẩy mạnh tài trợ vốn cho các dự án lớn của khu vực công. Đồng thời dư nợ cho vay mua nhà dự án của khách hàng thể nhân ngày càng được đẩy mạnh, phát triển theo định hướng mở rộng mạng lưới bán lẻ của Vietcombank.

Mặc dù tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao có thể gia tăng rủi ro cho hoạt động tín dụng sở giao dịch tuy nhiên dư nợ trung dài hạn tại SGD chủ yếu là các dự án lớn của khu vực đầu tư công nên rủi ro được giảm thiểu.

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn tại SGD

Đơn vị tính: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2018

Dư nợ ngắn hạn 9.718,49 8.975,26 9.015,30 8.605,5

Dư nợ trung dài hạn 6.799,54 8.092,73 10.954,23 17.618,5

TỔNG 16.518,03 17.067,99 19.969,53 26.224

Với chủ trương tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả, SGD ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Một trong những tiêu chí thể hiện điều đó là tỷ lệ tài dư nợ có tài sản bảo đảm khơng ngừng tăng trong những năm qua.

Dư nợ có tài sản bảo đảm năm 2015 là 7.548,74 tỷ đồng tương đương với 45,7%, đến năm 2018, giá trị dư nợ có tài sản bảo đảm là 18.802,6 tỷ đồng, chiếm 71,7% tổng dư nợ. Sự dịch chuyển tích cực trên phù hợp với đặc thù khách hàng và sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ tín dụng của SGD. Trong những năm trước đây tỷ lệ dư nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó các khoản vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường thường được cấp tín dụng khơng có tài sản bảo đảm hoặc cấp tín dụng khơng đảm bảo đầy đủ bằng tài sản. Do đó tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm đạt tỷ lệ thấp. Trong những năm gần đây, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ đã tăng từ xấp xỉ 40% trong năm 2015 lên 67,2% năm 2018, các khoản dư nợ tín dụng trung dài hạn có giá trị tài sản bảo đảm ≥100% dư nợ cấp tín dụng.

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo tỷ lệ tài sản bảo đảm tại SGD Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Dư nợ có tài sản bảo đảm 7.548,74 45,7% 10.138,38 59,4% 14.098,48 70,6% 18.802,6 71,7% Dư nợ khơng có tài sản bảo đảm 8.969,29 54,3% 6.929,61 40,6% 5.871,05 29,4% 7.421,4 28,3% Tổng 16.518,03 100% 17.067,99 100% 19.969,53 100% 26.224 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch Chi nhánh Sở giao dịch

Trong vấn đề về quản trị RRTD, quản lý nợ xấu luôn được lãnh đạo chi nhánh đặc biệt xem trọng, với phương châm, khơng để dư nợ xấu gia tăng, tìm mọi giải pháp để thu hồi nợ xấu còn tồn đọng trong các doanh nghiệp.

Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và RRTD. Đối với các khoản vay bằng nguồn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà ngân hàng khơng chịu bất cứ rủi ro nào thì ngân hàng khơng phải trích lập dự phịng rủi ro nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý RRTD. Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh tốn, chi nhánh phải phân loại vào nhóm riêng để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phịng chung.

Bảng 2.10: Phân loại nợ của Vietcombank - chi nhánh Sở giao dịch giai đoạn 2015- 2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nhóm 1 16.329,2 98,85 16.882,82 98,92 19.793,6 99,12 26057,76 99.4 Nhóm 2 85,27 0,52 90,85 0,53 91,06 0,46 79,7 0,3 Nhóm 3 6,15 0,04 4,21 0,025 5,28 0,03 2,76 0,01 Nhóm 4 2,7 0,02 3,2 0,019 4 0,02 6,49 0,02 Nhóm 5 21,6 0,13 19,7 0,12 20,4 0,1 34,02 0,12 Nợ xấu 73,11 0,44 69,21 0,41 55,19 0,27 43,27 0.16 Tổng dư nợ 16.518,03 100 17.067,99 100 19.969,53 100 26.224 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank 2015– 2018)

Số liệu ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Sở giao dịch chiếm tỷ lệ ít trong tổng dư nợ, hơn nữa có xu hướng giảm dần theo thời gian. Trong năm 2015 và 2016 tỷ lệ nợ xấu là 0.4%, năm 2017 chiếm tỷ trọng 0.27% và đến năm 2018 là 0.16%. Chi nhánh Sở giao dịch được đánh giá là một trong những chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp trong hệ thống Vietcombank trong năm 2017- 2018. Không những tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ trọng nợ nhóm 2 của ngân hàng cũng thấp tương ứng, chỉ cao hơn tổng nợ xấu một chút. Như vậy, tổng quan lại thì tổng nợ đạt tiêu chuẩn (nhóm 1) trong tổng dư nợ chiếm tỷ trọng rất lớn, thậm chí trong năm 2015 và 2016 chiếm hơn 98% tổng dư nợ.

2.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch theo tiêu chuẩn Basel II Chi nhánh Sở giao dịch theo tiêu chuẩn Basel II

2.2.3.1. Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Hiện nay, dựa trên thông tin trực tuyến, Vietcombank xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, kết nối trực tuyến từ chi nhánh đến Hội sở chính. Đây là mơ hình quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng. Hội đồng quản trị và Uỷ ban quản lý rủi ro sẽ là bộ phận ban hành các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro. Hội đồng quản trị điều hành những việc chủ chốt, còn Ban điều hành thừa hành sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó mỗi cấp quản lý có chức năng riêng trong cơng tác quản lý rủi ro. Tại Hội sở chính: hoạt động quản lý rủi ro của Vietcombank sẽ tập trung vào Uỷ Ban quản lý rủi ro, Hội đồng xử lý rủi ro và các phòng ban của Hội sở chính. Các phịng ban có nhiệm vụ QLRR tại Hội sở chính chịu trách nhiệm tham mưu choTổng giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR, bao gồm soạn thảo các văn bản hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với các tình huống thị trường, giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong ngân hàng và nói riêng đối với từng chi nhánh, đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình (Mơ hình tổ chức quản trị RRTD: xem Sơ đờ 2.1)

Sơ đờ 2.1: Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề của Vietcombank năm 2016) 2.2.3.2. Quy trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

A. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng từ các khoản vay

Công tác nhận diện RRTD từ các khoản cho vay đã được Vietcombank – chi nhánh Sở giao dịch triển khai ngay trong các khâu trong quy trình tín dụng cụ thể, trong đó nhiệm vụ của các phịng ban trong chi nhánh được phân định rõ ràng. Các

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ủy ban quản lý rủi ro Hội đồng xử lý rủi ro TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ QHKH P.TGĐ RRTD P.TGĐ tác nghiệp Các phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính Phịng chính sách TD Phịng khách hàng DN Phịng quản lý RRTD Phòng đầu tư dự án Giám đớc và Phó giám đớc các chi nhánh Phịng chính sách TD Phòng khách hàng DN Phòng khách hàng cá nhân Phịng tín dụng Phịng khách hàng SME

cán bộ tín dụng thuộc Phịng Quan hệ khách hàng (P.QHKH) sẽ đảm nhiệm chức năng là người trực tiếp tìm hiểu và làm việc với khách hàng trước khi ra quyết định cấp tín dụng sẽ có những đánh giá về rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng, các phương pháp nhận diện RRTD đang được các cán bộ tín dụng áp dụng triển khai tuy nhiên cịn mang nặng ý chí chủ quan:

Phương pháp dựa vào mục tiêu: cán bộ tín dụng sẽ chiếu theo mục đích vay

vốn của bản thân khách hàng, đánh giá các tình huống ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng và xác suất có thể xảy ra nó. Ví dụ: khách hàng muốn vay tiền để mua ô tô để làm phương tiện đi lại, khách hàng sẽ dùng lương làm nguồn trả nợ. Các rủi ro có thể xảy ra như giảm lương, con ốm, các sự cố khác có thể xảy ra trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)