Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 37 - 39)

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tạ

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số ngân hàng trên thế giới ngân hàng trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm ở Mỹ

Mỹ là thành viên các nước G10 và là thành viên của Uỷ ban Basel, tham gia vào xây dựng nội dung Hiệp ước Basel II, có chính sách phù hợp trong việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel II và thành cơng trong quản trị rủi ro tín dụng.

Đối với cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng ở Mỹ đã thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Việc áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro, phương pháp đánh giá được thực hiện một cách triệt để ở các ngân hàng. Ngoài ra nữa, các ngân hàng ở Mỹ đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị để hỗ trợ thu thập thơng tin, xử lý dữ liệu, kiểm sốt rủi ro tín dụng. Kết quả ở Mỹ cơng tác quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng quan tâm và RRTD được giảm thấp.

Như vậy, kinh nghiệm ở Mỹ cho thấy để áp dụng Basel II thành công không phải thực hiện với tất cả các ngân hàng cùng một phương pháp mà với ngân hàng quy mô lớn (ngân hàng cốt lõi) thì áp dụng phương pháp phức tạp còn với ngân hàng khác thì có thể áp dụng phương pháp đơn giản tùy điều kiện của ngân hàng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm ở Nhật Bản

Nhật Bản là thành viên của nhóm nước G10, và là một trong những nước khá thành công trong việc áp dụng Basel II và việc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.

Đầu năm 2006, Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản (FSA) chính thức ban hành Pháp lệnh quy định vốn mới và hướng dẫn giám sát. Pháp lệnh này hướng dẫn hoạt động giám sát và thực hiện những yêu cầu trong các trụ cột I, II và III ở các ngân hàng để hoàn thành thực hiện quy định Basel II.

Từ năm 2007, các ngân hàng Nhật Bản thực hiện các nguyên tắc của Basel II và áp dụng phương pháp đánh giá nội bộ nhưng trên cơ sở tự nguyện. Theo báo cáo của FSA, 70% ngân hàng nhật bản đã xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ

ngay khi Nhật Bản bắt đầu thực hiện Basel II. Về quy định về CAR, ở Nhật bản chia thành 2 loại: với ngân hàng ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế là 8% và các ngân hàng theo tiêu chuẩn trong nước là 4%. Trước sức ép tăng vốn, 2010 các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế CAR đều lớn 8% và các ngân hàng theo tiêu chuẩn trong nước lớn hơn 4%.

Như vậy, ở Nhật Bản áp dụng Basel II trong tồn hệ thống ngân hàng mang tính bắt buộc và được thực hiện cả 3 trụ cột. Việc thực hiện Basel II ở Nhật Bản diễn ra khá thuận lợi do Nhật Bản đã thực hiện Basel I nên có kinh nghiệm, mặt khác nữa cơ sở pháp lý giám sát hoàn thiện, ngân hàng đã nỗ lực nâng cao chất lượng hệ số vốn, thực hiện triệt để các nguyên tắc, sử dụng phương pháp đánh giá nội bộ trong đánh giá rủi ro tín dụng. Do đó các ngân hàng Nhật Bản đã kiểm sốt khá tốt RRTD, đã áp dụng thành công Basel II và từ năm 2010 ngân hàng Nhật Bản đã chuyển sang thực hiện Basel III.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Việc xem xét kinh nghiệm của Trung Quốc để rút ra bài học cho Việt Nam là bởi vì Trung Quốc có điều kiện gần giống với Việt Nam như cơ sở hạ tầng công nghệ, hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được tồn diện, cơ sở dữ liệu chưa được đầy đủ.

Trái ngược với xu thế chung của các quốc gia thuộc nhóm nước G10 nói trên, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5 nghĩa là kết hợp các chuẩn mực trong Hiệp ước Basel I với trụ cột II và III trong Basel II. Năm 2008, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) tuyên bố chỉ thực hiện các yêu cầu của Basel I và sử dụng quản trị rủi ro theo Basel II. CBRC lúc đầu lựa chọn 5 ngân hàng tham gia vào nghiên cứu tác động định lượng của Basel II. Sau đó CBRC yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc có hoạt động quốc tế phải áp dụng Basel II và sẽ áp dụng từ năm 2010, có thể cho gia hạn tối đa 3 năm đối với các ngân hàng khơng thể thực hiện ngun tắc CBRC. Ngồi ra, CBRC cho phép các ngân hàng được phép từng bước thực hiện các tiêu chuẩn Basel II, sử dụng các phương pháp tiếp cận đơn giản nhất như phương pháp chuẩn. Cuối năm 2008,

CBRC đã ban hành các thông báo liên quan đến thực hiện Basel II về việc đo lường vốn, trích lập dự phịng rủi ro, xếp hạng nội bộ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng Trung Quốc tuân thủ triệt để các quy định của CBRC về các giới hạn cấp tín dụng, tính tốn hệ số an tồn vốn tối thiểu phương pháp chuẩn hóa và xây dựng hệ thống thơng tin đầy đủ, xếp hạng tín dụng nội bộ tồn diện. Ngồi ra, để có thể phân tích dữ liệu đầy đủ, có báo cáo kịp thời phục vụ cho cơng tác quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng Trung Quốc đã không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.

Như vậy, ngân hàng Trung Quốc đã rất nỗ lực thực hiện thực hiện Basel II và áp dụng thành công Hiệp ước vốn Basel II vào năm 2011. Kết quả này có được là do CBRC đã tích cực tìm hiểu Hiệp ước vốn Basel II, đã xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể và đã lựa chọn cách đi đúng phù hợp với đặc điểm của ngân hàng Trung Quốc là áp dụng phương pháp đơn giản nhất là phương pháp chuẩn hóa để lượng hóa rủi ro tín dụng và đã cho phép các ngân hàng thêm giời gian để thực hiện. Tuy nhiên các ngân hàng Trung Quốc cịn có khó khăn do thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thông tin chưa đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch theo tiêu chuẩn basel II (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)