Mơ hình giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU

2.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

2.2.5 Mơ hình giả thuyết nghiên cứu

Thơng qua cơ sở lý luận, mơ hình nghiên cứu tập trung phân tích, đo lường sự tác động của 7 yếu tố tác động đền sự thỏa mãn với công việc bao gồm:

(1) Đặc điểm công việc (2) Lương/thu nhập (3) Đào tạo và thăng tiến (4) Mối quan hệ với cấp trên

(5) Mối quan hệ với đồng nghiệp (6) Phúc lợi

(7) Điều kiện làm việc

Năm biến độc lập đầu tiên có cơ sở lấy từ Chỉ số mô tả công việc JDI. Việc thay đổi tên gọi các nhân tố này dựa trên sự thay đổi nội dung bao quát của nó, dù khơng hồn tồn giống nhưng vẫn có nét tương đồng cơ bản. Riêng hai nhân tố sau được đưa thêm vào dựa trên cơ sở tình hình cụ thể ở Việc Nam theo nghiên cứu của TS. Trần Kim Dung. Sau đây là các khái niệm của bảy nhân tố trên, cũng như tiêu chí đo lường của từng nhân tố. Đó là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài.

2.2.5.1 Các thành phần của thỏa mãn công việc

Đặc điểm công việc:Một công việc được thiết kế để người lao động đạt đến sự thỏa mãn có các đặc điểm sau: cơng việc phù hợp với năng lực, công việc cần sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm bắt rõ quy trình cơng việc, cơng việc có tầm quan trọng nhất định đối với tổ chức và nhân viên phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình, cơng việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá của cấp trên để nhân viên rút kinh nghiệm cho lần sau.

Lương/thu nhập: Là số tiền mà cá nhân có được từ việc làm cơng cho một doanh nghiệp, tổ chức nào đó, thu nhập này sẽ bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản trợ cấp, các loại thưởng định kỳ và không định kỳ, các khoản lợi ích bằng tiền phát sinh trực tiếp từ cơng việc.

Đào tạo và thăng tiến:Người lao động sẽ có sự thỏa mãn cao hơn khi công ty tạo cơ hội cho họ được học hỏi để có đủ kỹ năng hồn thành tốt cơng việc, nâng cao kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của cơng ty. Từ đó có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

Mối quan hệ với cấp trên: Sự thỏa mãn công việc từ những yếu tố mối quan hệ với cấp trên bao gồm năng lực của cấp trên, sự thân thiện, sự quan tâm, sự bảo vệ khi cần thiết, sự ghi nhận đóng góp của nhân viên, sự đối xử cơng bằng với cấp dưới, sự tự do thực hiện công việc của nhân viên.

Mối quan hệ với đồng nghiệp: Tương tư như mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có sự hỗ trợ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái khi làm việc với đồng nghiệp, đồng thời nhân viên phải thấy đồng nghiệp tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất.

Phúc lợi: Là những khoản lợi ích khác ngồi thu nhập của nhân viên. Phúc lợi là nhân tố quan trọng khi xác định mức độ thỏa mãn với công việc. Ở Việt Nam, các khoản phúc lợi mà nhân viên quan tâm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được làm công việc ổn định (khơng sợ mất việc)…

Điều kiện làm việc: Là tình trạng nơi làm việc của người lao động. Đối với đề tài nghiên cứu này, điều kiện làm việc bao gồm thời gian làm việc phù hợp, sự an tồn thoải mái nơi làm việc, cơng việc khơng quá sức, được trang bị các vật dụng cần thiết cho công việc và thời gian bỏ ra cho việc đi lại.

2.2.5.2 Mơ hình nghiên cứu đề nghị

Dựa trên các thành phần của sự thỏa mãn cơng việc, mơ hình nghiên cứu ban đầu được xây dựng như sau:

Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu

nguồn: Trần Kim Dung (2005,2007)

2.2.5.3 Tiêu chí đánh giá các nhân tố của sự thỏa mãn cơng việc

Từ việc phân tích các thành phần của thỏa mãn cơng việc, tác giả đề nghị các tiêu chí đánh giá từng thành phần như trong bảng 2.1. Đó cũng là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.

Đặc điểm công việc Lương/ thu nhập Đào tạo/ thăng tiến Mối quan hệ cấp trên Mối quan hệ đồng nghiệp Phúc lợi Điều kiện làm việc Thỏa mãn công việc

Bảng 2.1: Tiêu chí cấu thành nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn cơng việc

Nhân tố Tiêu chí đánh giá

Đặc điểm công việc

1. Quyền quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi cơng việc.

2. Cơng việc có tính thử thách. 3. Phân chia công việc hợp lý.

4. Công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn. 5. Công việc thú vị.

Lương/Thu nhập

6. Lương phù hợp với năng lực 7. Có thể sống dựa vào thu nhập 8. Lương được trả đầy đủ và đúng hạn

9. Lương, thưởng, phụ cấp được trả công bằng và thỏa đáng

Đào tạo và thăng tiến

10. Các chương trình đào tạo ở cơng ty là tương đối tốt

11. Cơ hội được đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc

12. Được đào tạo các kỹ năng thực hiện cơng việc 13. Chính sách thăng tiến rõ ràng, cơng khai 14. Có nhiều cơ hội để được thăng tiến

Mối quan hệ với cấp trên

15. Cấp trên thân thiện, dễ gần 16. Sự hỗ trợ của cấp trên

17. Lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của người lao động

18. Khuyến khích cấp dưới làm việc theo cách đổi mới

19. Hướng dẫn và tư vấn cho cấp dưới

Nhân tố Tiêu chí đánh giá

cấp dưới

21. Sự cơng bằng trong đối xử

22. Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành

Mối quan hệ với đồng nghiệp

23. Đồng nghiệp sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau 24. Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 25. Thái độ thân thiện của đồng nghiệp

26. Sự tận tâm trong công việc của đồng nghiệp

Phúc lợi công ty

27. Các hình thức bảo hiểm 28. Sự hỗ trợ từ cơng đồn

29. Đảm bảo ổn định công việc trong tương lai 30. Phúc lợi được thực hiện đầy đủ và tiện nghi

Điều kiện làm việc

31. Làm việc trong môi trường sạch sẽ tiện nghi 32. Khối lượng công việc hợp lý

36. Áp lực công việc

2.2.5.4 Các giả thuyết nghiên cứu

Theo kết quả nghiên cứu của Ferratt (1981) [3], giữa mức độ thỏa mãn chung và mức độ thỏa mãn với các thành phần của cơng việc có mối quan hệ tuyến tính. Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề nghị, mục tiêu của nghiên cứu này thực hiện kiểm định mức độ giải thích của sự thỏa mãn của các yếu tố thành phần trong công việc đối với mức độ thỏa mãn chung trong công việc của công chức, viên chức của Sở Công Thương Vĩnh Long.

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức Sở Công Thương Vĩnh Long cũng tăng hay giảm theo.

H2: Mức độ thỏa mãn với thu nhập tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H3: Mức độ thỏa mãn với đào tạo – thăng tiến tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H4: Mức độ thỏa mãn với cấp trên tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của cơng chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H5: Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H6: Mức độ thỏa mãn với phúc lợi của Sở Công Thương Vĩnh Long tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H7: Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của cơng chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)