Phúc lợi và cơ hội phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 73 - 75)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU

4.7 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA CÔNG

4.7.1 Phúc lợi và cơ hội phát triển

Đây là nhân tố có cường độ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc mạnh nhất, chiếm 41,69%. Đa số công chức, viên chức cho rằng việc học tập, đào tạo kiến thức và kỹ năng làm việc giúp họ duy trì và nâng cao khả năng thực hiện cơng việc một các hiệu quả hơn. Do đó, Sở Cơng Thương nên chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân lực của mình, giúp họ tự tin về bản thân có thể phát huy hết khả năng của mình và đó là động lực để họ có thể gắn bó và làm việc hiệu quả hơn. Cụ thể, Sở phải quan tâm nhiều hơn đến các chương trình đào tạo của mình. Đào tạo khơng chỉ

tập trung vào đào tạo kiến thức chun mơn cơng việc mà cịn phải bao gồm đào tạo về kỹ năng quản lý, giao tiếp, thương lượng, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian v.v.. Nó khơng chỉ giúp và tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực mà còn nhằm tăng sự thỏa mãn cho nhân viên và cũng để giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại. Đa số nhân viên đều mong muốn mình được thăng chức hoặc ít nhất năng cao năng lực làm việc của mình sau một thời gian nhất định. Và cơng tác đào tạo đó cũng thực hiện trong tất cả các đơn vị; từ những đơn vị quản lý cấp cao đến cấp cơ sở để tránh tình trạng đào tạo thừa hoặc thiếu so với nhu cầu thực tế của Sở. Tùy vào tình hình tài chính và nhân sự của Sở, Sở Cơng Thương cần hiện thực hóa các chính sách đào tạo bằng cách tổ chức các buổi, các lớp đào tạo ngắn hạn cho một nhóm cơng chức, viên chức hay cũng có thể hỗ trợ học phí một phần hoặc tồn phần cho nhân viên chọn học các lớp đào tạo kiến thức phục vụ cho công việc. Về chính sách thăng tiến: nâng cao tính cơng khai, cơng bằng của chính sách thăng tiến cho tất cả các đơn vị hoàn thiện cách đánh giá kết quả hiệu quả công việc. Một trong những yếu tố rất gây trở ngại cho việc thực thi biện pháp này xuất phát từ việc Sở phải chịu nhiều ràng buộc từ các chính sách nguồn nhân lực của Nhà nước trong việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, chế độ khen thưởng, phạt… Quy trình rườm rà, phức tạp, có nhiều chồng chéo đã ảnh hưởng đến rất nhiều sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức. Muốn thực sự cải thiện được vấn đề này cần có sự thay đổi căn bản từ các cấp cao hơn. Tại các đơn vị, cần tạo ra môi trường công bằng, minh bạch trong con đường thăng tiến cho công chức, viên chức. Điều quan trọng nhất là một khi đã có được chính sách thăng tiến cơng bằng, minh bạch thì bản thân các đơn vị phải thực hiện một các nghiêm túc để tạo được lòng tin cho người lao động, nâng cao sự thỏa mãn công việc của họ lên cao. Cuối cùng, Sở phải chứng minh cho tồn thể nhân viên thấy những người có năng lực và nỗ lực trong cơng việc sẽ được tạo điều kiện để thăng tiến. Khi có vị trí quản lý trống hay mới trong sở, cần ưu tiên xem xét những người đã nổ lực đóng góp cho Sở hơn là tuyển người quản lý mới từ bên ngoài.

Đối với sự thỏa mãn về phúc lợi, đa số công chức, viên chức rất chú ý quan tâm đến sức khỏe, bệnh tật, tai nạn vì thế hình thức bảo hiểm được họ ưu tiên trong quyết định gắn bó với cơng việc mình đang làm. Do đó Sở nên chú trọng đến các hình thức bảo hiểm này, thực hiện đầy đủ và đúng hạn chế độ bảo hiểm cho công chức, viên chức để họ có thể an tâm lao động và dồn hết sức lực, tâm huyết để làm việc, nâng cao hiệu quả công việc hơn. Bên cạnh đó, Sở cũng cần chú ý đến các hình thức phúc lợi khác để nâng cao sự thỏa mãn trong cơng việc hơn qua các hình thức nghỉ dưỡng, du lịch…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)