Quan hệ với cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU

4.7 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA CÔNG

4.7.5 Quan hệ với cấp trên

Đây là nhân tố chiếm tỷ trọng thấp nhất, 8,9% sự hài lịng chung của cơng chức, viên chức đối với cơng việc. Tuy chiếm tỷ trọng ít nhưng khơng có nghĩa đây là nhân tố kém quan trọng. Cấp trên cần đối xử công bằng với nhân viên: sự công bằng này được thể hiện qua sự đánh giá năng lực nhân viên, khen thưởng và trả lương một cách tương xứng. Việc coi trọng những người có năng lực làm việc tốt, khuyến khích, tạo cơ hội để người lao động tham gia lao động sáng tạo, đóng góp ý kiến, mạnh dạn đề xuất cải tiến phương thức làm việc. Đồng thời phải ghi nhận sự đóng góp thơng qua chính sách lương, thưởng, tạo điều kiện cho những người có năng lực, có đóng góp nhiều cho Sở có cơ hội thăng tiến để tạo động lực làm việc. Khi được đánh giá đúng về năng lực của mình; nhân viên sẽ hài lịng vì được cơng nhận và từ đó làm việc hăng say hơn, hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực nhân viên là một việc làm khá nhạy cảm vì kết luận của việc đánh giá sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của công chức, viên chức trong việc xét tăng lương,

thưởng và cơ hội được đào tạo thăng tiến, do vậy trong quá trình đánh giá các nhà quản lý cấp trên phải đánh giá đúng năng lực của nhân viên không nên thiên vị đối xử giữa các nhân viên mà đánh giá sai. Bởi vì nếu đánh giá sai thì nhân viên sẽ bất mãn và nguy cơ thay đổi chỗ làm là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Bên cạnh đó, người lao động mong muốn được sự hỗ trợ từ cấp trên trong cơng việc cũng ảnh hưởng khơng ít đến sự thỏa mãn cơng việc của họ. Mặc dù là cấp trên có tài năng đến đâu mà khơng hướng dẫn, phối hợp tốt với nhân viên của mình thì kết quả sẽ khơng đạt như mong đợi. Cũng như họ vẫn chưa hiểu được cơng việc củ mình nên họ sẽ mau chóng chán nản với cơng việc của mình và sẽ khơng gắn bó lâu dài với Sở. Vì thế, lãnh đạo nên dành tâm huyết và thời gian để hướng dẫn và tư vấn cấp dưới của mình để cho họ có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn và hiệu quả hơn. Do đó để nâng cao sự thỏa mãn cũng như sự gắn bó của cơng chức, viên chức với Sở, các nhà lãnh đạo cấp trên cần:

Trước hết cấp trên cần hiểu rõ hơn về nhân viên của mình, quan tâm nhiều hơn đến đời sống và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ. Việc tìm hiểu này cũng khơng q khó khăn, chỉ cần cấp trên dành khoảng thời gian ngoài giờ làm việc như những buổi giao lưu họp mặt, tiệc tùng hoặc cũng có thể thực hiện ngay trong giờ làm việc trong những lúc rảnh việc. Cấp trên cần trao đổi thẳng thắn, tìm hiểu về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên trong công việc cũng như trong cuộc sống đời tư. Chỉ khi hiểu rõ nhân viên của mình thì cấp trên mới có thể thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân viên cấp dưới một cách phù hợp. Kết quả là sự quan tâm của cấp trên dành cho cấp dưới chắc chắn sẽ nhận được sự trân trọng của nhân viên.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả phân tích của Chương 4, chương này sẽ trình bày kết luận và những kiến nghị nhằm giúp Sở có những chính sách hợp lý để nâng cao sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)