Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU

2.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

2.2.4 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn

kiện an toàn, bảo hộ lao động.

2.2.4 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãncơng việc cơng việc

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc của nhân viên được thực hiện trên thế giới, nhưng ở các nghiên cứu Việt Nam bên cạnh việc sử dụng 5 chỉ số mô tả công việc JDI, các nghiên cứu trong nước còn sử dụng thêm một số nhân tố khác dựa vào tình hình thực tế của Việt Nam. Theo nghiên cứu của Trần Kim Dung và Trần Hoài Nam (2005), đã thực hiện nghiên cứu đo lường mức độ thỏa mãn công việc của người lao động trong điều kiện của Việt Nam ngoài năm nhân tố được đề nghị trong JDI, tác giả đã đưa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi công ty và điều kiện làm việc để phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm kiểm định giá trị các thang đo JDI cũng như là xác định các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến mức độ thỏa mãn công việc của người lao động ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của Đặng Ngọc Hà (2010) cho thấy việc gắn kết công việc của nhân viên bị ảnh hưởng bởi 7 thành phần thỏa mãn công việc của nhân viên, trong đó yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến là ảnh hưởng nhiều nhất. Đa số người lao động hiện nay chú trọng đến vấn đề được đào tạo nghiệp vụ, tay nghề và thăng tiến trong công việc. Và kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ nhà lãnh đạo các đơn vị hiểu được nhân viên của mình đồng thời đưa ra

những giải pháp để nâng cao sự thỏa mãn công việc và gắn kết của nhân viên với tổ chức. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Cường (2009) không chỉ thực hiện nhằm để đo lường mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên đối với tổ chức mà còn đo lường ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong 7 nhân tố của sự thỏa mãn cơng việc, chỉ có nhân tố ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên là phúc lợi của công ty, môi trường làm việc – đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến – cơng bằng. Qua đó, kết quả nghiên cứu cịn cho thấy có mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên trong doanh nghiệp.

 Đánh giá tổng quan tài liệu nghiên cứu: Nhìn chung các nghiên cứu trong nước và nước ngồi đều sử dụng chỉ số mơ tả cơng việc JDI để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc nhưng do tình hình thực tế của Việt Nam ngoài năm nhân tố từ JDI các nghiên cứu tại Việt Nam còn đưa thêm 2 nhân tố để nghiên cứu. Mặc dù các nghiên cứu đã nêu ra được nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc nhưng phương pháp chọn mẫu của các nghiên cứu này là thuận tiện nên độ tin cậy của mẫu vẫn chưa cao. Và trong đề tài nghiên cứu “Đánh giá các nhân

tố ảnh hưởng đến sự hài lịng cơng việc của cơng chức, viên chức tại Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long” tác giả cũng dựa trên các chỉ số mô tả công việc của Trần

Kim Dung (2005) để đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu tổng thể nên độ tin cậy của nghiên cứu khá cao. Đồng thời đề tài còn đề xuất các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn công việc rất chi tiết và có cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)