Tiêu chí cấu thành nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 43)

Nhân tố Tiêu chí đánh giá

Đặc điểm cơng việc

1. Quyền quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc.

2. Cơng việc có tính thử thách. 3. Phân chia cơng việc hợp lý.

4. Công việc phù hợp với năng lực, chuyên môn. 5. Công việc thú vị.

Lương/Thu nhập

6. Lương phù hợp với năng lực 7. Có thể sống dựa vào thu nhập 8. Lương được trả đầy đủ và đúng hạn

9. Lương, thưởng, phụ cấp được trả công bằng và thỏa đáng

Đào tạo và thăng tiến

10. Các chương trình đào tạo ở cơng ty là tương đối tốt

11. Cơ hội được đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc

12. Được đào tạo các kỹ năng thực hiện cơng việc 13. Chính sách thăng tiến rõ ràng, cơng khai 14. Có nhiều cơ hội để được thăng tiến

Mối quan hệ với cấp trên

15. Cấp trên thân thiện, dễ gần 16. Sự hỗ trợ của cấp trên

17. Lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của người lao động

18. Khuyến khích cấp dưới làm việc theo cách đổi mới

19. Hướng dẫn và tư vấn cho cấp dưới

Nhân tố Tiêu chí đánh giá

cấp dưới

21. Sự cơng bằng trong đối xử

22. Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành

Mối quan hệ với đồng nghiệp

23. Đồng nghiệp sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau 24. Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt 25. Thái độ thân thiện của đồng nghiệp

26. Sự tận tâm trong công việc của đồng nghiệp

Phúc lợi cơng ty

27. Các hình thức bảo hiểm 28. Sự hỗ trợ từ cơng đồn

29. Đảm bảo ổn định công việc trong tương lai 30. Phúc lợi được thực hiện đầy đủ và tiện nghi

Điều kiện làm việc

31. Làm việc trong môi trường sạch sẽ tiện nghi 32. Khối lượng công việc hợp lý

36. Áp lực công việc

2.2.5.4 Các giả thuyết nghiên cứu

Theo kết quả nghiên cứu của Ferratt (1981) [3], giữa mức độ thỏa mãn chung và mức độ thỏa mãn với các thành phần của cơng việc có mối quan hệ tuyến tính. Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề nghị, mục tiêu của nghiên cứu này thực hiện kiểm định mức độ giải thích của sự thỏa mãn của các yếu tố thành phần trong công việc đối với mức độ thỏa mãn chung trong công việc của công chức, viên chức của Sở Công Thương Vĩnh Long.

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Mức độ thỏa mãn với đặc điểm công việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức Sở Công Thương Vĩnh Long cũng tăng hay giảm theo.

H2: Mức độ thỏa mãn với thu nhập tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H3: Mức độ thỏa mãn với đào tạo – thăng tiến tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của cơng chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H4: Mức độ thỏa mãn với cấp trên tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H5: Mức độ thỏa mãn với đồng nghiệp tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của cơng chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H6: Mức độ thỏa mãn với phúc lợi của Sở Công Thương Vĩnh Long tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của công chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

H7: Mức độ thỏa mãn với điều kiện làm việc tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn chung của cơng chức, viên chức tại Sở Công Thương Vĩnh Long đối với công việc cũng tăng hay giảm theo.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

a) Số liệu thứ cấp

Thu thập từ báo cáo của Sở Công Thương số liệu từ báo cáo năm 2012, 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, văn bản liên quan đến các phòng, trung tâm, chi cục thuộc Sở Công Thương.

b) Số liệu sơ cấp

Phiếu điều tra được phát và gửi mail qua công cụ Google Forms đến công chức, viên chức tại Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long với bảng câu hỏi soạn sẵn bao gồm thông tin của công chức, viên chức, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức.

c) Thu thập, phân tích dữ liệu

Việc điều tra phỏng vấn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 11 năm 2015.

d) Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, phát phiếu điều tra đến 100% (tương đương 128) công chức, viên chức

e) Xây dựng thang đo

Đề tài nghiên cứu sử dụng dạng câu hỏi đóng, tức là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những phương án trả lời, với mục đích là có thể kiểm sốt được câu trả lời và có thể lượng hóa được sự đánh giá của người trả lời, bên cạnh đó vẫn có một phần câu hỏi mở để thu thập thêm ý kiến từ người được phỏng vấn.

Về thang đo được sử dụng trong đề tài, tác giả xác định các khía cạnh ảnh hưởng đến sự thỏa mãn cơng việc của người lao động tại công ty với35 câu hỏi và thang đo Liker 05 mức độ để đo lường 7 nhân tố sự thỏa mãn công việc là (i) Đặc điểm công việc, (ii) Thu nhập, (iii) Đào tạo và thăng tiến, (iv) Quan hệ với cấp trên, (v) Quan hệ với đồng nghiệp, (vi) Phúc lợi, (vii) Điều kiện làm việc. Cụ thể các câu hỏi về thang đo lý thuyết được trình bày trong phụ lục.

Vệ độ tin cây của cơng cụ đo lường, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát được sử dụng trong bảng câu hỏi. Ngồi ra, phân tích nhân tố cũng được tiến hành để kiểm định tính đơn khía cạnh của các câu hỏi từng nhóm thuộc từng khía cạnh (nhân tố).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)