Kinh nghiệm của Thái Lan về xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 88 - 93)

trƣờng Hoa Kỳ

Thái Lan là một quốc gia nằm trong Đông Nam Á, có thế mạnh là nước nông nghiệp truyền thống, có diện tích canh tác khoảng 19,62 triệu ha, lĩnh vực trồng trọt đóng góp khoảng 68% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu thống kế của ITC năm 2016, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ và chiếm 23,7 % sản lượng xuất khẩu gạo trên toàn thế giới. Năm 2016, Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Thái Lan sau Trung Quốc và quốc gia Châu Phi Benin với tổng kim ngạch nhập khẩu gạo là 374,7 triệu USD gấp 20 lần trị giá nhập khẩu từ Việt Nam (18,4 triệu USD). Đây

e quả thực là một con số chênh lệch quá lớn, so với Thái Lan, gạo của Việt Nam xuất

khẩu vào Hoa Kỳ rất nhỏ, Việt Nam chỉ chiếm 3,2 % trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Thái Lan chiếm 58,3 % tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ, trở thành nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Hoa Kỳ từ năm 2010-2016. Ngoài gạo ra thì Thái Lan còn cung cấp mặt hàng rau quả và thủy sản lớn cho thị trường Hoa Kỳ trong đó hai mặt hàng gạo và rau quả của Thái Lan đặc biệt có thế mạnh so với Việt Nam (xem chi tiết tại Phụ lục 7, phụ lục 8, phụ lục 9).

Sự thành công trong xuất khẩu nông sản của Thái Lan chính là nhờ vào chính sách đổi mới của chính phủ trên quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông thủy sản của Thái Lan được thể hiện như sau:

3.2.1Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu

Ngay từ rất sớm, chính phủ Thái Lan đã chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp của Thái Lan theo hướng gia tăng chất lượng rồi mới đến số lượng. Khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có những tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo, gạo Thái Lan dễ dàng vượt qua rào cản.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông thủy sản xuất khẩu, Thái Lan đã có những chiến lược để nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã và giá cả như sau:

- Nâng cao chất lượng

+ Đầu tư phát triển công nghệ sinh học

Xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu dựa trên sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ sử dụng hàm lượng lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao và khuyến khích phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng phần giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp.

Ngay từ đầu khoa học công nghệ đã được chú trọng đầu tư vào nông nghiệp một cách bài bản. Nếu như Việt Nam luôn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy, linh kiện điện tử thì Thái Lan đã tập trung vào cả hệ thống nông lâm thủy sản. Thái Lan thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản xuất khẩu theo cả chiều rộng và chiều sâu: tăng số

e lượng, chủng loại, sản phẩm xuất khẩu và tìm kiếm sản phẩm xuất khẩu mới. Đa

dạng hóa sản phẩm được thực hiện theo hướng tăng các sản phẩm chất lượng, tiện dụng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, giá cả hợp lý và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và tình hình thị trường nông sản.

+ Nghiên cứu tìm ra giống cây trồng, thủy sản chất lượng tốt

Các nhà khoa học Thái Lan nghiên cứu và phát triển những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene, công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ di truyền. Thái Lan phát triển theo hướng bền vững bằng công nghệ sinh học, thay vì chạy theo số lượng, Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm sạch và chất lượng.

Để nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo, Thái Lan tập trung thực hiện hàng loạt chính sách từ quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô nhằm giảm giá thành thu mua; đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các loại lúa có chất lượng cao, kể cả việc nhập khẩu loại giống lúa chất lượng cao từ các nước nông nghiệp phát triển; đầu tư vào khâu chế biến, bảo quản.

+ Chú trọng mẫu mã

Sản phẩm của Thái Lan luôn được chú trọng thiết kế bao bì phù hợp với thị trường Hoa Kỳ và bên ngoài đóng nhãn mác có ghi đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái và cả tiếng nước ngoài ở những vùng có nhiều người sử dụng gạo Thái.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm

Khi sản phẩm đã đạt được đến chất lượng tốt thì cần một chiến dịch quảng bá tốt để mở rộng thị trường.

+ Quảng cáo qua Hội chợ, triển lãm, lễ hội

Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu, gạo Thái được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đã đổ nhiều công sức và tiền bạc vào công tác quảng cáo. Thái Lan có lợi thế về ngành du lịch nên tận dụng để quảng cáo cho các mặt hàng thế mạnh của mình như gạo, tôm tại lễ hội, hội chợ, triển lãm… cả trong và ngoài nước.

e

+ Thành lập các Hiệp hội trao đổi lúa gạo trong khu vực

Thái Lan hợp tác với các nước, nhất là các nước trong khối ASEAN để lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ gạo,… nhằm để trao đổi và tăng cường sự hợp tác với các nước, góp phần giúp cho “ Gạo Thái” trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

3.2.2An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng

Thái Lan là nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới nhưng ít khi phải đối diện rào cản chất cấm tại Hoa Kỳ bởi chất lượng tôm ổn định nhờ chủ động áp dụng chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi theo chuỗi sản xuất từ nhiều năm qua.

Bên cạnh các nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật cốt lõi như GAP, CoC, GMP và HACCP, Thái Lan còn tập trung triển khai 5 chương trình kiểm soát hiệu quả và hỗ trợ nhau theo cách tiếp cận của an toàn thực phẩm, từ trại nuôi tới sản phẩm xuất khẩu; đó là các chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản và kiểm soát thức ăn thủy sản, truy xuất nguồn gốc, kiểm tra điều kiện sản xuất nhà máy chế biến thủy sản, giám sát thẩm tra sản phẩm và hệ thống chứng nhận điện tử.

Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm loại bỏ việc sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản. Chương trình truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi tới nhà máy chế biến thông qua hồ sơ vận chuyển. Việc vận chuyển tôm giống từ trại giống đến vùng nuôi và vận chuyển tôm nguyên liệu từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến phải ghi rõ thông tin thời gian, địa điểm, mã số... trong hồ sơ vận chuyển.

Chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất nhà máy chế biến thủy sản yêu cầu các nhà máy áp dụng GMP/HACCP. Tiến hành thanh tra toàn diện quy trình chế biến của nhà máy ít nhất 2 lần/năm. Sử dụng hồ sơ vận chuyển cho việc truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến. Ngoài ra, Chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm được căn cứ trên mức độ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy để xác định tần suất lấy mẫu kiểm tra sản phẩm. Đối với doanh nghiệp loại 1, cứ 3 tháng lấy mẫu 1 lần; với doanh nghiệp loại 2, cứ 2 tháng lấy mẫu 1 lần. Hệ thống

e chứng nhận điện tử được kết nối giữa các cơ quan quản lý/phòng kiểm nghiệm vùng

hoặc trung tâm thông qua VPN (Mạng riêng ảo - Virtual Private Network). Có thể yêu cầu cấp chứng thư vệ sinh trực tuyến qua hệ thống duy nhất.

3.2.3Mở rộng thị trƣờng thông qua việc hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa

Hiện tại, Thái Lan xây dựng kho nông sản tại thị trường các nước nhập khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh hàng hóa, hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu của thị trường. Cụ thể Thái Lan đã xây kho và nhà máy đánh bóng gạo tại Pháp để xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước này thu mua trong nước xong là vận chuyển sang, khi thấy thị trường Pháp hoặc các nước châu u khác có nhu cầu thì lấy ra bán ngay, đáp ứng kịp thời hơn so với đối thủ. Sắp tới, Thái Lan dự kiến xây thêm kho chứa trái cây xuất khẩu, cũng ở Pháp.

Hàng xuất khẩu Thái Lan được bán thẳng cho nhà nhập khẩu rồi đến người tiêu dùng mà không phải qua nhiều tầng lớp trung gian. Hơn nữa Thái Lan là đất nước có lượng khách du lịch hàng năm lớn nên các nhà kinh doanh đã tận dụng lợi thế này để xuất khẩu tại chỗ với kim ngạch đang kể.

3.2.4Sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất . Tại Thái Lan, tất cả các sản phẩm từ hạt thóc đều được sử dụng chế biến thành các sản phẩm có giá trị. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chính là gạo trắng, thì các phần khác của gạo cũng được tận dụng sử dụng vào các mục đích khác nhằm tăng thêm giá trị. Chẳng hạn như trên 90% vỏ trấu được sử dụng làm nhiên liệu cho máy xay lúa và phát điện; 40% cám được dùng để sản xuất thành dầu, 60% còn lại được sử dụng trong sản xuất thức ăn gia súc; 30% tấm thu được trong quá trình chế biến gạo được chế biến thành bột gạo sử dụng để sản xuất pasta, khoai tây chiên và các loại thực phẩm ăn liền cũng như được sử dụng thay thế bột lúa mì; rơm được dùng làm giá để trồng nấm, dùng cho công nghiệp chăn nuôi gia súc, làm nguyên liệu giấy và chất đốt.

Gạo được chế biến thành các loại giấy mỏng có thể ăn được dùng trong bao bì thuốc lá và bao bì bánh kẹo; gạo cũng được sử dụng để chế biến thành các đồ uống

e có cồn như rượu sake, rượu vang và bia. Trung bình mỗi năm Thái Lan xuất khẩu

khoảng 150.000 tấn sản phẩm chế biến từ gạo đạt kim ngạch khoảng 78 triệu USD, tương đương với 0,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)