a, Nông sản - Gạo
+ Tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến nguồn gạo hàng hóa xuất khẩu
+ Nguồn cung gạo thế giới dư thừa, áp lực kế hoạch giải phóng gạo tồn kho hàng chục triệu tấn của Thái Lan tạo tâm lý thị trường bất lợi lên toàn bộ thị trường gạo thế giới.
+ Khó nhập khẩu khi Hoa Kỳ trả lại một số lô hàng gạo vì nghi ngờ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam không bảo đảm an toàn thực phẩm. Thông thường, nông dân trồng lúa với nhiều chủng loại khác nhau theo lối tự phát. Trong quá trình gieo trồng, nông dân thường lạm dụng phân bón khiến cho sâu bệnh nhiều. Sâu bệnh nhiều thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lại tràn lan làm cho chất lượng lúa gạo càng khó kiểm soát. Các doanh nghiệp Việt Nam có thói quen thu gom từ thương lái dẫn đến tình trạng gạo xuất khẩu không chỉ bị lẫn lộn chủng loại mà còn đặt ra nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm.
- Cà phê
+ Cà phê nhân, chè, hồ tiêu các loại.. thuế được hưởng MFN hay không được hưởng MFN thì đều có mức thuế suất nhập khẩu bằng 0. Hay nói cách khác Hiệp định Việt – Mỹ được thi hành thì ảnh hưởng cũng không nhiều đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam ở nhóm ngành hàng này sang thị trường Mỹ.
+ Nước Mỹ nằm sát trung tâm cà phê hàng đầu của thế giới: Braxin, Colombia, Ecuador, Mehico, El.Sanvando… với chi phí vận tải thấp, sản phẩm cà phê chủ yếu của họ và loại Arabica vốn được dân Mỹ ưa chuộng hơn là cà phê Robusta của Việt Nam làm cho tính cạnh tranh sản phẩm cà phê của Việt Nam bị hạn chế trên thị trường Mỹ.
- Hàng rau quả
+ Rau củ quả nhập khẩu vào thị trường Mỹ chủ yếu phải tuân theo quy tắc ngặt nghèo về kiểm dịch thực vật nhập khẩu, đặc biệt là đối với các loại quả tươi.. Cho đến nay đã có 5 loại quả tươi được chấp nhận xuất khẩu vào thị trường Mỹ đó
e là: thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa.
+ Quy mô sản xuất trái cây của Việt Nam hiện còn rất nhỏ lẻ, manh mún. Theo ông Hòa Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho biết “Việc cấp mã số vùng trồng cho quả vải xuất sang Mỹ, chúng tôi đã phải mất rất nhiều thời gian để gom từ 24 đến 28 hộ thì mới cấp được một mã số khoảng 10 ha, nên rất khó khăn để đáp ứng”.
+ Áp lực cạnh tranh lớn từ các nước xuất khẩu rau quả trên thế giới: Hoa Kỳ đang dành cho những nước hưởng các ưu đãi thương mại từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Canada, Mexico, Australia, Chi lê, Peru, một số nước Trung Mỹ và Trung đông; áp lực cạnh tranh tiềm năng từ các FTA đang trong quá trình đàm phán như (Colombia, Panama, Thái Lan) hoặc một số hình thức ưu đãi thương mại khác mà Hoa Kỳ dành cho các nước như Argentina, Brazil, Colombia và Thái Lan. Đây đều là những nước có truyền thống xuất khẩu rau quả, với hệ thống sản xuất hiện đại hơn so với Việt Nam từ khâu trồng đến đóng gói, bảo quản, vận chuyển, kiểm định vệ sinh thực phẩm…)
+ Áp lực từ xu hướng kinh doanh của các công ty thực phẩm đa quốc gia: Một số công ty thực phẩm đa quốc gia đã lựa chọn các thị trường đang phát triển để phát huy tiềm năng hoa quả của nước đó. Một số khác muốn tận dụng giá nhân công và các chi phí sản xuất rẻ ở các nước đang phát triển để tạm nhập rau quả nguyên liệu từ các nước phát triển, sản xuất và tái xuất sang Hoa Kỳ, EU. Ví dụ, công ty Dole Food của Hoa Kỳ đã đầu tư sản xuất trái cây đóng hộp tại Thái Lan: họ nhập khẩu đào, lê, trái cây hỗn hợp từ Hoa Kỳ, sau đó đóng hộp và tái xuất vào thị trường này. Hình thức kinh doanh này giúp người Mỹ vẫn có cơ hội sử dụng những sản phẩm chất lượng (đã qua chế biến, đóng gói hợp vệ sinh) với mức giá thấp hơn nhiều so với thực phẩm chế biến tại nội địa. Đây đồng lời cũng là áp lực cạnh tranh rất lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam với chất lượng, đóng gói chưa được đầu tư hiện đại hóa. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh về giá đã bị bù trừ bởi chi phí vận chuyển và không thấp hơn đáng kể so với giá của các mặt hàng sản xuất tại các nước đang phát triển khác.
e + Thiếu hụt nguyên liệu chế biến xuất khẩu: do ảnh hưởng của thời tiết khô
hạn kéo dài, nguồn nguyên liệu đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu, phải nhập khẩu khoảng 50% chủ yếu là từ các nước châu Phi. Chất lượng nguyên liệu điều nhập khẩu không đồng đều, chưa ổn định làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm điều xuất khẩu.Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 2, lượng điều xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 22 nghìn tấn, tương đương với 198 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam chi tới 172 triệu USD để nhập khẩu gần 68 nghìn tấn nguyên liệu điều. Theo đó, lượng điều nhập khẩu về gấp hơn 3 lần lượng điều xuất khẩu. Trước đó vào năm 2016, Việt Nam cũng đã nhập khẩu một lượng điều lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 1 triệu tấn, tăng 14% so với năm trước và gấp 3 lần so với lượng điều xuất khẩu được.
+ Tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp trong vấn đề thanh toán quốc tế: cụ thể, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã ký hợp đồng với Việt Nam nhưng không thực hiện hợp đồng hoặc trì hoãn giao hàng. Doanh nghiệp trong nước theo đó buộc phải hủy hợp đồng xuất khẩu điều nhân do không có nguyên liệu để chế biến, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. VINACAS cho rằng, tình trạng này có thể còn tiếp diễn trong thời gian tới nguyên liệu nội địa không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.
- Hồ tiêu
Giá hồ tiêu xuất khẩu năm 2016 có sụt giảm so với năm 2015 và thấp hơn giá các nước khác do:
+ Hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tiêu đen trong khi các nước khác xuất khẩu nhiều tiêu trắng (giá tiêu trắng cao hơn), bên cạnh đó giá tiêu Việt Nam (được khử trùng bằng hơi nước) thường thấp hơn 200-300 USD/ tấn so với giá tiêu các nước khác (được khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế ASTA-American Spice Trade Association).
+ Một số thông tin chưa chính thống về việc tiêu Việt Nam có chứa chất bảo vệ thực vật vượt quá quy định tại nước nhập khẩu đã tác động nhất định làm giảm giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam.
e + Cơ sở chế biến nhỏ, tự phát, không theo quy hoạch với công nghệ chắp vá
lạc hậu. Nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu vẫn từ các giống có chất lượng thấp với quy mô sản xuất nhỏ và kém bền vững, bình quân khoảng 0,2 ha/hộ.
+ Chưa kiểm soát được tồn dư hóa chất độc hại trên sản phẩm.
+ Sản xuất chè vẫn chưa xây dựng được chuỗi từ liên kết, thu mua, chế biến đến bao tiêu sản phẩm. Thực tế, diện tích trồng chè trên địa bản tỉnh Tuyên Quang hiện nay vẫn manh mún, nhỏ lẻ, nên việc hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình sản xuất chè bền vững gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, trình độ thâm canh của người sản xuất chưa cao, dẫn tới năng suất thấp.
b, Lâm sản - Gỗ
+ Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang rất khó khăn, chủ yếu từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì kể từ năm 2014, chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng.
+ Khi xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ đều bắt buộc phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc.
Chính vì vậy nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể từ gỗ nhập khẩu. Lượng gỗ nhập khẩu tương đối lớn chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng 30% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, chủ yếu nguyên liệu gỗ được nhập khẩu từ Lào và Campuchia nhưng nguồn cung này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn.
+ Chủng loại hàng hóa còn nghèo nàn, mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng. Bởi Hoa Kỳ là nước có nhịp sống hiện đại, phá triển, phần lớn sản phẩm của họ đều có mẫu mã, thiết kế riêng. Hơn nữa mặt hàng
e này lại đòi hỏi trình độ sản xuất cao.
- Cao su
+ Giá xuất khẩu cao su liên tục giảm mạnh: ảnh hưởng bởi sản lượng cao su trên thế giới tăng vọt, cung vượt quá cầu, nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng chậm làm lượng tồn kho quá cao tạo áp lực đẩy giá cao su lên cao khiến cho nhu cầu nhập khẩu chứng lại.
+ Hệ thống quản lý chất lượng chưa chặt chẽ và đồng bộ nên chất lượng cao su xuất khẩu chưa đồng đều, chưa đảm bảo với yêu cầu của thị trường;
+ Chủng loại sản phẩm chưa phù hợp với nhu cầu thị trường (phần lớn Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu các chủng loại cao su thiên nhiên là RSS 3, TSR 10, TSR 20 để phục vụ cho ngành sản xuất lốp xe và linh kiện cao su kỹ thuật, tuy nhiên, những loại cao su này chiếm tỷ lệ không lớn tại Việt Nam mà chủ lực là SVR 3L, SVR CV60, cao su ly tâm là những sản phẩm chất lượng cao nhưng thị trường không rộng).
c, Thủy sản
+ Ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn: Tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp trong 2016 được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản, nhất là các loài nuôi nước ngọt. Trong 2017, yếu tố này được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến diện tích và sản lượng nguyên liệu thủy sản nói chung
+ Áp lực cạnh trạnh rất cao: Rất nhiều nước cùng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh… chẳng những cạnh tranh về giá cả, chất lượng mà còn về phương thức thanh toán. Ví dụ hàng thủy sản của Việt Nam chào hàng với giá FOB với điều kiện thanh toán ngay còn các đối thủ cạnh tranh của ta thì chào hàng với giá CFR thời hạn trả tiền là 30 -60 ngày kể từ khi cấp vận đơn. Thủy sản xuất khẩu vẫn dưới dạng sơ chế nhiều nên trị giá xuất khẩu thấp.
+ Quy định rất khắt khe đối với chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái cũng hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ.
+ Công tác quy hoạch, giống nuôi trồng, đánh bắt còn mang nhiều yếu tố tự phát chưa trở thành quy trình công nghệ hoàn chỉnh mang tính công nghiệp ở tầm vĩ
e mô.