1.2 Đặc điểm thị trường nông lâm thủy sản ở Hoa Kỳ
1.2.3.2 Chính sách phi thuế quan
a, Hạn chế định lƣợng nhập khẩu
Hoa Kỳ trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa thông qua hai biện pháp chính là Hạn ngạch nhập khẩu và Giấy phép nhập khẩu.
+ Hạn ngạch nhập khẩu
Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩm về nông nghiệp, điều cần biết là hàng của mình có được nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không hay chỉ được nhập giới hạn về số lượng.
Hạn ngạch áp đặt bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa thâm nhập vào Hoa Kỳ, nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần sản xuất nào đó, và được phản ánh qua các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ. Trước đây những mặt hàng chịu sự kiểm soát cao nhất về hạn ngạch là các mặt hàng hàng dệt và may mặc. Tuy nhiên theo quy định của WTO, từ 1/1/2006 các nước thành viên WTO không được áp đặt hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO khác. Riêng đối với Trung Quốc, EU sẽ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2008 và Hoa Kỳ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2009. Con số hạn ngạch được cho phép nhập thông thường là kết
e quả thương thảo giữa hai quốc gia. Thông thường, nếu chưa có sự thoả thuận, Hoa
Kỳ có thể đơn phương tuyên bố một con số hạn ngạch nào đó và tự áp dụng.
Có hai loại hạn ngạch, loại: hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và loại hạn ngạch thuế quan (tariff-rate quota). Hạn ngạch tuyệt đối là loại tính trên số lượng cho phép nhập hàng năm. Nếu số lượng nhập đã vượt chỉ tiêu thì hàng nhập phải tái xuất ra khỏi Hoa Kỳ hoặc đưa vào kho hải quan để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi có hạn ngạch mới. Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng nào đó hàng hóa nhất định trong một thời gian nào đó với một mức thuế suất giảm (reduced rate).
Phần hàng vượt quá chỉ tiêu có thể được nhập nhưng phải chịu với thuế suất cao hơn thuế suất đối với số hàng trong hạn ngạch. Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm: sữa và kem, chổi, Ehtyl Alcohol, Oliver, Satsuma (mandarin), tuna, bông trồng ở vùng cao, bột mỳ, một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA (Mexico, Canada), một số mặt hàng theo quy định của WTO, một số mặt hàng nông sản theo Hiệp định Hoa Kỳ- Israel.
+ Giấy phép nhập khẩu
Hệ thống giấy phép ở Hoa Kỳ chia làm 2 loại:
Giấy phép tự động: loại giấy phép cho phép thực hiện ngay lập tức, không có điều kiện đối với người làm đơn xin phép.
Giấy phép không tự động: loại giấy phép cho phép thực hiện khi người nhập khẩu đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Một số loại hàng hóa liên quan đến nông nghiệp khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ cần có giấy phép nhập khẩu bao gồm: một số sản phẩm làm từ thực vật và hạt; động thực vật sống do cơ quan Quản lý dược và thực phẩm (FDA) và Bộ nông nghiệp quản lý nhập khẩu; thức ăn cho người và động vật;.. FDA và Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ chịu trách nhiệm quy định về phẩm chất và phải được kiểm nghiệm mới được phép nhập khẩu.
b, Các biện pháp kỹ thuật
Tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của các Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Hoa Kỳ (Federal
e Food, Drug, and Cosmetic Act -FDCA), Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Fair
Packaging and Labeling Act - FPLA), và một số phần của Luật về Dịch vụ Y tế . Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ. Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Bên cạnh đó, FDA cũng thực thi rất nhiều quy định khác liên quan đến lưu thông hàng hóa giữa các bang, việc thử nghiệm hàng trước khi đưa vào lưu thông thương mại...
+ Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện theo chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng.
Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp xuất khẩu phải tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi kế hoạch, chương trình HACCP tới FDA. FDA xem xét khi cần sẽ kiểm tra và sẽ chỉ cấp phép cho những doanh nghiệp đạt yêu cầu theo kết luận của FDA.
FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh” (Cục xúc tiến thương mại 2015, tr.48).
e cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nước
xuất khẩu sẽ tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Hoa Kỳ mà không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP. Tuy nhiên, FDA chỉ mới ký bản ghi nhớ cho mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc và một số nước Nam Mỹ (Cục xúc tiến thương mại 2015, tr.58).
Đối với hàng thủy sản nhập khẩu, Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp kiểm tra sau:
Kiểm tra các cơ sở chế biến ở nước ngoài
Lấy mẫu hàng thủy sản dự định sẽ nhập khẩu vào Hoa Kỳ Giám sát nội địa mẫu hàng nhập khẩu
Kiểm tra nhà nhập khẩu thủy sản
Đánh giá các thiết bị lưu trữ sản phẩm thủy sản Những chương trình đánh giá nước ngoài
Thông tin liên quan từ các đối tác nước ngoài và các văn phòng FDA ở nước ngoài
Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA)
Theo quy định của Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA), cứ hai năm một lần - vào các năm chẵn như năm 2016, doanh nghiệp nước ngoài đang xuất hàng thực phẩm, đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp mã số kinh doanh hợp lệ mới. Thời gian tiến hành đăng ký lại cho năm 2016 diễn ra từ ngày 1/10 đến hết 31/12/2016 (Cục xúc tiến thương mại 2015, tr.60) Trong khoảng thời gian nêu trên, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tiến hành đăng ký lại với FDA hoặc không xuất trình được mã số kinh doanh hợp lệ, khi hàng đến Hoa Kỳ, có thể bị từ chối không cho vào cảng và không cho nhận hàng, thậm chí hàng hóa có thể bị thu giữ hoặc tiêu hủy. Hơn thế, doanh nghiệp xuất khẩu có thể phải chịu một khoản tiền phạt hoặc thậm chí bị khởi tố hình sự vì phía Hoa Kỳ coi đây là hành động “bị cấm nhưng vẫn làm”. Ngoài ra, kể từ ngày 17/9/2016, các doanh nghiệp đang xuất khẩu mặt hàng thực phẩm, đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ bắt buộc phải xây dựng, triển
e khai Chương trình hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm ngay tại cơ sở sản xuất
của mình. Đây là quy định bắt buộc mới của FDA.
Động vật sống khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các điều kiện giám định và kiểm dịch của APHIS, ngoài ra còn phải kèm theo giấy chứng nhận về sức khỏe của chúng và chỉ được đưa vào Mỹ qua một số cảng nhất định. Gia cầm sống, đông lạnh, đóng hộp trứng và các sản phẩm từ trứng khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo đúng quy định của APHIS và của cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA.
Ngoài các qui định của FDA, có thể có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và/hoặc Cục Nghề cá Hoa Kỳ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông thủy sản cụ thể.
+ Quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm
Rau, quả, hạt, củ các loại khi nhập khẩu vào Mỹ phải được bảo đảm các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, độ chín. Các mặt hàng này phải qua cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA để có xác nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn nhập khẩu.
+ Quy định về nhãn hàng sản phẩm
Theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm, nhãn hàng thực phẩm cần phải nêu những thông tin cụ thể, ở những vị trí có thể nhìn rõ và với những nội dung mà người tiêu dùng thông thường có thể đọc và hiểu. Các thông tin cụ thể liên quan tới kích cỡ chữ, vị trí… được nêu trong các quy định của FDA (21 CFR 101), trong đó bao gồm cả những yêu cầu theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm và Luật Nhãn mác và Đóng gói.
Mới đây, FDA công bố những quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và đồ uống vào thị trường Mỹ. Quy định này nhằm làm cho người tiêu dùng có thể nhận biết được rõ hơn mối liên quan giữa thành phần dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính như bệnh béo phì và bệnh tim mạch để hướng dẫn tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm và đồ uống đóng gói được bán tại Hoa Kỳ. Những quy định này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018.
e
+ Chƣơng trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP)
Ngày 8/12/2016, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và Cục quản lý Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ (NMFS) đã công bố các quy định thiết lập Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) với mục đích chính là ngăn chặn nạn khai thác bất hợp pháp và gian lận thủy sản để bảo vệ kinh tế quốc gia, an ninh lương thực và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên biển (Cục xúc tiến thương mại, 2015, tr.58).
NMFS dự tính quy định này sẽ có ảnh hưởng tới khoảng 2.000 nhà nhập khẩu, 600 nhà môi giới hải quan, và trên 200 ngàn chuyến hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ mỗi năm (Cục xúc tiến thương mại, 2015, tr.58). Đồng thời, đối tượng áp dụng của Chương trình giám sát này không chỉ bó hẹp ở các sản phẩm thủy sản đánh bắt, khai thác, hay thu hoạch từ thiên nhiên mà cả các sản phẩm được nuôi trồng tại các trang trại, cơ sở nuôi trồng; hay các sản phẩm được sản xuất, chế biến tại các cơ sở sản xuất, chế biến. Đối với Việt Nam, việc Chương trình được áp dụng là một khó khăn lớn cho thủy sản Việt Nam, xuất khẩu có thể sẽ bị gián đoạn khi các doanh nghiệp sẽ phải bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh nhiều công đoạn (kể cả trong quá trình sản xuất lẫn khi trong giai đoạn xuất hàng) để phù hợp với các yêu cầu của Hoa Kỳ.
+ Quy định về xuất xứ hàng hóa
Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ qui định các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng.
Nguyên tắc chung và cơ bản
Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra hàng hóa. Tuy nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có sự phức tạp và khó khăn trong việc xác định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ nhiều nước khác nhau.
e vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa. Theo nguyên tắc này, nước
xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới. Ví dụ, túi xách tay sản xuất ở Việt Nam bằng da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, để được coi là hàng có xuất xứ từ Thái Lan với mục đích được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng đó phải có ít nhất 35% giá trị gia tăng được tạo ra tại Thái Lan.
Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui định cụ thể về cách xác định nước xuất xứ hàng hóa cho một số hàng hóa cụ thể. Ví dụ đối với hàng dệt may như sau:
Những nguyên tắc chung: nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa
(trừ những ngoại lệ về nguyên liệu tối thiểu đã được qui định trong 19 CFR Mục 102.13). Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa), nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này. Đối với vải, nước xuất xứ là nước dệt ra vải. Các sản phẩm dệt may khác: nước xuất xứ là nước lắp ráp ra thành phẩm.
Những nguyên tắc đặc biệt: nếu không xác định được xuất xứ của một sản
phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là: nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất hay quá trình sản xuất quan trọng nhất diễn ra. Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu không thể xác định được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra.
Thứ tự áp dụng các nguyên tắc: các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự
ưu tiên áp dụng theo quy định trong Quy định của Hải quan Phần 102.21 (9c) như sau:
e Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế
khác).
Nước mà sản phẩm có những phần chính được sản xuất.
Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước trừ 16 loại trừ cụ thể. Nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất đã diễn ra. Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất diễn ra. Đối với quần áo, nơi lắp ráp/may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải là xuất xứ của quần áo.
+ Quy định về phụ gia thực phẩm
Chỉ những chất phụ gia và tạo màu thực phẩm được FDA chấp thuận mới có thể được bán trên thị trường Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, chỉ có những chất phụ gia