Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 84)

3.1 Định hướng đối với hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam

3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020, giá trị gia tăng các ngành hàng nông, lâm, thủy sản được nâng lên khoảng 20% so với hiện nay. Trong đó: lúa gạo, chè, rau quả tăng 30% trở lên; các ngành hàng khác tăng 20% trở lên. Sản lượng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phấn đấu đạt 50 tỷ; tăng trưởng xuất khẩu trung bình 15% giai đoạn 2015-2020 và 12%-15% giai đoạn 2020-2030.

- Nông sản:

+ Gạo

Thay đổi cơ cấu giống lúa, sử dụng giống chất lượng cao có xác nhận; thay đổi cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm gạo thơm, gạo chất lượng cao. Đến năm 2020, tăng tỷ lệ gạo thơm, gạo chất lượng cao lên 70% sản lượng gạo xuất khẩu.

+ Hàng rau quả

Đảm bảo trên 80% lượng rau quả tươi, được chế biến đúng với an toàn về sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật.

+ Cà phê

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng tỷ lệ cà phê hòa tan, cà phê rang xay từ dưới 10% hiện nay lên 25% vào năm 2020. Thực hiện hài hòa việc xuất khẩu cà phê

e nhân robusta với nhập khẩu cà phê arabica để tạo sản phẩm tinh chế chất lượng cao.

+ Hạt điều

Đến năm 2020, có 100% cơ sở chế biến nhân điều tự động hóa khâu cắt tách vỏ cứng hạt điều và bóc lụa nhân điều, 95% cơ sở chế biến hạt điều được cấp giấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP…

+ Hồ tiêu

Năm 2020, tiêu đen 70% (trong đó tiêu nghiền bột 15%), tiêu trắng 30% (tiêu nghiền bột khoảng 25%) và kim ngạch xuất khẩu tăng 30% so với năm 2016.

+ Chè

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để đạt tỷ lệ 45% là chè xanh, chè đặc sản (trong đó 85% là chè xanh, 15% là chè đặc sản) và 55% là chè đen (chú trọng nâng cao tỷ lệ chè đen CTC, thay thế một phần chè Orthodox hiện nay).

- Lâm sản:

+ Gỗ:

 Cơ cấu lại sản phẩm chế biến gỗ, giảm tối đa xuất khẩu dăm gỗ sang chế biến các sản phẩm phù hợp với quy mô nguyên liệu từng vùng. Trong đó, đến năm 2020 giảm tỷ lệ sản phẩm dăm gỗ, ván bóc từ 22% xuống 6%, gỗ ghép thanh tăng lên 12%; sản phẩm ngoại thất là 25%; ván dăm 7%; MDF 26%; sản phẩm gỗ mỹ nghệ, nội thất là 24%.

 Khuyến khích đầu tư các nhà máy sản xuất ván sợi MDF có công suất từ 120.000 m3/năm trở lên.

+ Cao su:

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm mủ cao su sơ chế: Đến năm 2020, cơ cấu sản phẩm như sau: Mủ cốm SVR 3L, SVR 5L chiếm khoảng 20%; SVR CV50, 60 khoảng 25%; mủ kem 20%; mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR 20 chiếm khoảng 35% để nâng cao giá trị xuất khẩu và đưa tỷ trọng sử dụng sản phẩm cao su thiên nhiên sơ chế trong nước lên tối thiểu 30%. Trong đó:

 Đối với cao su đại điền: chuyển đổi giảm tỉ lệ sản phẩm SVR 3L, tăng tỉ lệ SVR CV50, 60.

e sang mủ tờ xông khói RSS và SVR 10, 20.

- Thủy sản:

Đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến, tập trung sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng phù hợp với thị hiếu từng thị trường. Nâng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng lên 60-70% so với tổng sản lượng thủy sản chế biến. Tập trung chế biến các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng cao như: tôm (PTO, Sushi, Nobashi, Tempura, Butterfly PTO,...); cá ngừ (sashimi, đóng hộp, xông khói,...); cá tra (file bao gói nhỏ, bao bột, chả viên, khô cá tra tẩm gia vị,...); cá biển (surimi, khô tẩm gia vị ăn liền, đồ hộp,...); nhuyễn thể (Sushi, sashimi, bánh nhân bạch tuộc, thực phẩm chức năng từ hàu,...).

3.1.2Định hƣớng phát triển

- Phải coi phát triển xuất khẩu nông sản chế biến là một nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp Việt Nam chiếm hơn 60% tổng lực lượng lao động xã hội và hơn 70% diện tích, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, xuất khẩu nông sản chế biến có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ảnh hưởng tới hiệu quả, cơ cấu và nhịp độ phát triển của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Cần phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.

Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu phải thông qua khâu chế biến. Trong sản xuất nông sản xuất khẩu, áp dụng công nghệ chế biến nhiều trình độ, tranh thủ hiện đại hóa công nghệ ở những khâu mũi nhọn. Với trình độ công nghệ chế biến còn lạc hậu như hiện nay, Việt Nam chưa thể áp dụng một lúc tất cả các trình độ công nghệ cao, hiện đại mà phải sử dụng công nghệ đa dạng, từ khâu thủ công đến hiện đại hóa. Đồng thời, cần phải tiến hành phân loại và lựa chọn để dần dần hướng tới một công nghệ hiện đại ở các khâu chế biến.

e Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công

nghiệp chế biến, nhất là đối với các ngành công nghiệp chế biến mà nguyên liệu có sẵn ở trong nước cần được ưu tiên phát triển. Chính phủ cần tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi để sớm mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến. Để đẩy mạnh xuất khẩu , Nhà nước cần áp dụng một số chính sách khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tinh chế như miễn thuế và cho hưởng lãi suất thấp đối với các nhà máy chế biến.

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ các khâu bảo quản, chế biến nông sản theo hướng sơ chế tại chỗ, tinh chế tập trung với các quy mô và trình độ thích hợp

Trong đó, coi trọng quy mô vừa và nhỏ. Việc phát triển các ngành chế biến nông sản ở Việt Nam có vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ hao hụt, làm tăng giá trị nông sản, đáp ứng mục tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nông sản theo hướng hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm dưới dạng thô và sơ chế với giá rẻ.

-Đẩy mạnh nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến, bảo quản và lưu thông tiêu thụ

Xây dựng kết cấu hạ tầng tốt để nối liền các cơ sở chế biến khai thác nguyên liệu với các trung tâm chế biến, khai thông sản phẩm chế biến với thị trường tiêu thụ. Nâng cấp hệ thống thông tin, dự báo sản xuất và thị trường, hệ thống kho tàng, phương tiện cất giữ và bảo vệ sau thu hoạch, cơ sở thương mại và cung ứng vật tư, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Đây là một nguyên nhân gây ra nhiều thất thoát và làm giảm chất lượng hàng nông sản.

- Thực hiện liên kết và hợp tác sản xuất kinh doanh

Hiện nay, việc liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh đang rất yếu khâu sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. Liên kết này bao gồm: giữa nuôi trồng trong nông nghiệp và trong chế biến nông sản xuất khẩu , giữa chế biến nông sản xuất khẩu với các ngành công nghiệp khác cũng như các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước.

e Với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu số một, nhưng với họ, nhập

khẩu của Việt Nam vào là một con số rất nhỏ, chưa tới 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ so với thế giới. Do vậy, khả năng hàng hóa Việt Nam có thể ảnh hướng đến nền kinh tế Hoa Kỳ vô cùng hạn chế và chỉ bị thách thức do một số nhóm vận động hành lang, đặc biệt ở một số sản phẩm Việt Nam đang có thế mạnh xuất vào Hoa Kỳ, còn các mặt hàng công nghiệp khác, họ không bị ảnh hưởng trực diện. Vì vậy, chúng ta có thể đàm phán một FTA trên cơ sở dung hòa lợi ích các bên.

- Chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và tranh chấp thương mại quốc tế.

Theo đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp, luật sư, chuyên gia kinh tế, pháp lý về pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, về các vụ điều tra phòng vệ thương mại, vụ kiện trong thương mại quốc tế cũng như quy định, thủ tục điều tra của một số nước thường xuyên tiến hành các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong chuẩn bị, ứng phó và tham gia vào các vụ việc cụ thể để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Tiếp tục củng cố và triển khai hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan về xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Hoa Kỳ trƣờng Hoa Kỳ

Thái Lan là một quốc gia nằm trong Đông Nam Á, có thế mạnh là nước nông nghiệp truyền thống, có diện tích canh tác khoảng 19,62 triệu ha, lĩnh vực trồng trọt đóng góp khoảng 68% vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu thống kế của ITC năm 2016, Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới sau Ấn Độ và chiếm 23,7 % sản lượng xuất khẩu gạo trên toàn thế giới. Năm 2016, Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Thái Lan sau Trung Quốc và quốc gia Châu Phi Benin với tổng kim ngạch nhập khẩu gạo là 374,7 triệu USD gấp 20 lần trị giá nhập khẩu từ Việt Nam (18,4 triệu USD). Đây

e quả thực là một con số chênh lệch quá lớn, so với Thái Lan, gạo của Việt Nam xuất

khẩu vào Hoa Kỳ rất nhỏ, Việt Nam chỉ chiếm 3,2 % trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Thái Lan chiếm 58,3 % tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ, trở thành nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Hoa Kỳ từ năm 2010-2016. Ngoài gạo ra thì Thái Lan còn cung cấp mặt hàng rau quả và thủy sản lớn cho thị trường Hoa Kỳ trong đó hai mặt hàng gạo và rau quả của Thái Lan đặc biệt có thế mạnh so với Việt Nam (xem chi tiết tại Phụ lục 7, phụ lục 8, phụ lục 9).

Sự thành công trong xuất khẩu nông sản của Thái Lan chính là nhờ vào chính sách đổi mới của chính phủ trên quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông thủy sản của Thái Lan được thể hiện như sau:

3.2.1Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu

Ngay từ rất sớm, chính phủ Thái Lan đã chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp của Thái Lan theo hướng gia tăng chất lượng rồi mới đến số lượng. Khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có những tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo, gạo Thái Lan dễ dàng vượt qua rào cản.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông thủy sản xuất khẩu, Thái Lan đã có những chiến lược để nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã và giá cả như sau:

- Nâng cao chất lượng

+ Đầu tư phát triển công nghệ sinh học

Xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu dựa trên sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ sử dụng hàm lượng lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao và khuyến khích phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng phần giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp.

Ngay từ đầu khoa học công nghệ đã được chú trọng đầu tư vào nông nghiệp một cách bài bản. Nếu như Việt Nam luôn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy, linh kiện điện tử thì Thái Lan đã tập trung vào cả hệ thống nông lâm thủy sản. Thái Lan thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản xuất khẩu theo cả chiều rộng và chiều sâu: tăng số

e lượng, chủng loại, sản phẩm xuất khẩu và tìm kiếm sản phẩm xuất khẩu mới. Đa

dạng hóa sản phẩm được thực hiện theo hướng tăng các sản phẩm chất lượng, tiện dụng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, giá cả hợp lý và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và tình hình thị trường nông sản.

+ Nghiên cứu tìm ra giống cây trồng, thủy sản chất lượng tốt

Các nhà khoa học Thái Lan nghiên cứu và phát triển những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene, công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ di truyền. Thái Lan phát triển theo hướng bền vững bằng công nghệ sinh học, thay vì chạy theo số lượng, Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm sạch và chất lượng.

Để nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo, Thái Lan tập trung thực hiện hàng loạt chính sách từ quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô nhằm giảm giá thành thu mua; đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các loại lúa có chất lượng cao, kể cả việc nhập khẩu loại giống lúa chất lượng cao từ các nước nông nghiệp phát triển; đầu tư vào khâu chế biến, bảo quản.

+ Chú trọng mẫu mã

Sản phẩm của Thái Lan luôn được chú trọng thiết kế bao bì phù hợp với thị trường Hoa Kỳ và bên ngoài đóng nhãn mác có ghi đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái và cả tiếng nước ngoài ở những vùng có nhiều người sử dụng gạo Thái.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm

Khi sản phẩm đã đạt được đến chất lượng tốt thì cần một chiến dịch quảng bá tốt để mở rộng thị trường.

+ Quảng cáo qua Hội chợ, triển lãm, lễ hội

Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu, gạo Thái được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đã đổ nhiều công sức và tiền bạc vào công tác quảng cáo. Thái Lan có lợi thế về ngành du lịch nên tận dụng để quảng cáo cho các mặt hàng thế mạnh của mình như gạo, tôm tại lễ hội, hội chợ, triển lãm… cả trong và ngoài nước.

e

+ Thành lập các Hiệp hội trao đổi lúa gạo trong khu vực

Thái Lan hợp tác với các nước, nhất là các nước trong khối ASEAN để lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ gạo,… nhằm để trao đổi và tăng cường sự hợp tác với các nước, góp phần giúp cho “ Gạo Thái” trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

3.2.2An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng

Thái Lan là nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới nhưng ít khi phải đối diện rào cản chất cấm tại Hoa Kỳ bởi chất lượng tôm ổn định nhờ chủ động áp dụng chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi theo chuỗi sản xuất từ nhiều năm qua.

Bên cạnh các nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật cốt lõi như GAP, CoC, GMP và HACCP, Thái Lan còn tập trung triển khai 5 chương trình kiểm soát hiệu quả và hỗ trợ nhau theo cách tiếp cận của an toàn thực phẩm, từ trại nuôi tới sản phẩm xuất khẩu; đó là các chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)