Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 41 - 70)

1.3 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang

1.3.4 Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới

Sau 5 năm đàm phán, trải qua 11 vòng đàm phán, bắt đầu từ tháng 9/1996 đến tháng 7/2000, Hiệp định giữa nước Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại đã được ký kết. Sự kiện này thể hiện một bước tiến mới trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đồng thời đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng của nền kinh tế thương mại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hiệp định là kết quả tinh thần của hai nước cùng mong muốn thiết lập và phát triển các mối quan hệ về kinh tế, thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau với nội dung cơ bản là Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết từng bước để hàng hóa được tiếp cận thị trường của nhau; đặt ra lịch trình cụ thể về cắt giảm các hàng rào thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đồng thời bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi lãnh thổ mỗi bên; tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và dịch vụ.

Hoa Kỳ là một đất nước có nền kinh tế phát triển, nền quân sự vững mạnh, là cường quốc trên thế giới nên khi Việt Nam có mối quan hệ mật thiết về mặt kinh tế song song với mối quan hệ chính trị sẽ giúp Việt Nam mở rộng được quan hệ đối ngoại với các nước khác trên thế giới, là tiền đề để tham gia nhiều tổ chức hợp tác khu vực và các liên minh kinh tế.

e

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ

2.1 Tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ

Sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, hiện Việt Nam là đối tác thương mại xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 36 về nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Tăng trưởng thương mại giữa hai nước đạt trung bình trên 25% mỗi năm. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn. Năm 2016, xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 29,7 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2016). Mặc dù vậy, kết quả này vẫn còn thấp so với tiềm năng của hai nước.

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản sang Hoa Kỳ như: tôm đông lạnh, fillet cá tra, basa, cá ngừ chế biến, thịt cua (ghẹ) chế biến, cà phê, hạt điều, hồ tiêu... Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản (kể cả hàng đã chế biến) của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng trên 3 tỷ USD, trong đó 1,44 tỷ USD là hàng thuỷ sản (Tổng cục Hải quan, 2016). Mặc dù kim ngạch nhập khẩu nông sản, thủy sản của Hoa Kỳ lớn và có xu hướng tăng cao, nhất là thủy sản và rau quả nhiệt đới đóng hộp; song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong vài ba năm tới có thể sẽ không cao. Nguyên nhân chính do hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, basa đều đang phải chịu thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bị hạn chế tiêu thụ ở một số bang. Cà phê, điều và tiêu khó có khả năng tăng đột biến về số lượng, chưa kể giá có thể giảm. Với vị trí đối tác xuất khẩu thứ 23, Việt Nam đã trở thành cái tên quan trọng trong bản đồ thương mại quốc tế của Hoa Kỳ. Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành đối tượng của các biện pháp tự vệ, mà cụ thể là các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Mặc dù phải chịu nhiều khó khăn và bất lợi, thông qua các vụ kiện trên, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần trưởng thành, tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm, từ đó tạo lập bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc chơi thâm nhập thị trường đầy hứa hẹn nhất và cũng đầy thách thức nhất này.

e Với nguồn lực mạnh mẽ về điều kiện sản xuất và con người, nông lâm thủy

sản luôn là 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 2.1 thể hiện kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong giai đoạn năm 2010-2016 sang thị trường Hoa Kỳ và so sánh với lượng xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong cùng giai đoạn với số liệu chi tiết ở Phụ lục 1 và phụ lục 2.

Tỷ trọng so sánh này đạt mức dao động ổn định từ 15%-19%, kim ngạch từng ngành hàng nhìn chung đều tăng so với cùng kì năm trước. Riêng năm 2014, có sự khởi sắc đầy ấn tượng khi sản lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều tăng đột biến: nông sản tăng 21,54%; lâm sản tăng 10,64% và thủy sản cũng tăng 17,38%. Riêng năm 2015, sản lượng thủy sản giảm mạnh ở thị trường Hoa Kỳ giảm 23,1% so với năm 2014 do chính sách bảo hộ thắt chặt của Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn 2010-2016, nước ta liên tục xuất siêu sang thị trường này và Hoa Kỳ đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chủ lực. Đầu năm 2017, Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường xuất khẩu trong quý 1 với mức cơ cấu 19,4% với kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản là: 457 triệu USD, tăng 23,5 %

.0 500000.0 1000000.0 1500000.0 2000000.0 2500000.0 3000000.0 3500000.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trị giá: 1000 USD Năm Nông sản Lâm sản Thủy sản

e so với cùng kì năm ngoái. Theo dự kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2017 dự kiến 32,5- 32,8 tỷ USD và định hướng Hoa Kỳ vẫn là một trong các thị trường chủ lực của 3 ngành này.

2.1.1Nhóm mặt hàng nông sản

Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2015 với các mặt hàng chủ yếu sau đây: gạo, hàng rau, hoa quả, cà phê, chè, hạt điều nhân và hồ tiêu.

2.1.1.1 Gạo

Gạo vốn là mặt hàng chủ lực của của Việt Nam, tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng chưa phù hợp với thị trường thế giới nhưng đối với nước ta, kết quả đó đánh dấu sự sang trang của xuất khẩu lúa gạo từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, gắn với xuất khẩu và cho đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Tuy nhiên Hoa Kỳ không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu gạo từ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Về chất lượng và giá cả thì Việt Nam còn chưa cạnh tranh được với các nước này.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê 8515.0 11332.0 27430.0 30742.0 35654.0 27953.0 18404.0 - 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0 30000.0 35000.0 40000.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trị giá: 1000 USD Năm

e Qua số liệu thống kê, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

Hoa Kỳ có nhiều biến động trong vòng 7 năm trở lại đây.

Trong khoảng từ năm 2010-2014, nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao do sự thiếu hụt nguồn cung nội địa. Kim ngạch xuất của Việt Nam tăng mạnh vào năm 2014 do nhu cầu tích trữ gạo lớn, đạt 35, 65 triệu USD.

Năm 2015, lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm mạnh. Thị trường xuất khẩu gạo cạnh tranh khá gay gắt, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường thấp, trong khi lượng tồn kho cao và bất lợi về tình hình tài chính... đã tác động khiến giá chào gạo xuất khẩu thế giới có xu hướng giảm. Đặc biệt, tại Châu Á giá gạo liên tục giảm và có thời điểm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. Thái Lan và Pakistan đều giảm giá mạnh đối với phân khúc gạo cấp trung bình và thấp để cạnh tranh với Việt Nam.

Năm 2016 được nhận định là một năm u ám đối với ngành gạo với trị giá xuất khẩu thấp kỷ lục trong vòng 7 năm trở lại đây. Riêng thị trường Hoa Kỳ, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 18,4 triệu USD giảm 34,46% so với năm 2015 (27,95 triệu USD).

Một số lô gạo Việt xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã bị trả về do có nhiều lô hàng nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi phạm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước này. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2016 đã có 95 container (tương đương hơn 1.700 tấn) gạo xuất khẩu bị trả về (Tổng cục Hải quan, 2016). Theo Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, từ năm 2012 đến tháng 8/2016, có tổng số 16 doanh nghiệp (doanh nghiệp) xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này bị trả về, với tổng số 412 container, tương ứng gần 10.000 tấn gạo, chủ yếu là gạo thơm jasmine, gạo tấm jasmine, gạo lứt và gạo trắng chất lượng cao. Qua kiểm tra của FDA, trong gạo Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ, có 8 hoạt chất vượt giới hạn cho phép. Tuy nhiên cả 8 hoạt chất đều có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (Tổng cục Hải quan, 2016). Điều này đã dấy lên hồi chuông báo động về quy trình sản xuất lúa gạo hiện tại, cần xem xét, thay đổi nếu muốn tiếp tục xuất khẩu gạo sang thị trường tiềm năng này.

Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã sang Hoa Kỳ làm việc và thu được những kết quả tích cực. Cụ thể, phía Hoa Kỳ đồng ý giúp Việt Nam xây dựng quy

e định về lượng tồn dư tối đa của một số hoạt chất bảo vệ thực vật chính trên gạo

(hiện Cục Bảo vệ thực vật đang phối hợp với một số cơ quan của Hoa Kỳ triển khai). Với một số hoạt chất được phép sử dụng tại Việt Nam mà không có trong quy định của Hoa Kỳ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ hướng dẫn để người dân hạn chế tối đa, thậm chí không sử dụng nữa, tránh tái diễn tình trạng hàng xuất khẩu bị trả về.

Hai tháng đầu năm 2017, sản lượng gạo xuất khẩu sang Hoa Kỳ là 3298 tấn, đạt trị giá 1,854 triệu USD giảm 41, 25% so với cùng kì năm 2016 (3.157 USD) (Tổng cục Hải quan, 2017). Trong năm 2017, trong bối cảnh kho gạo dự trữ của Thái Lan vẫn còn rất lớn, sản lượng gạo của nước này cũng sẽ tăng mạnh trở lại, gần như chắc chắn vũ khí giá rẻ để giành giật những thị trường truyền thống của nước ta, trong đo có Hoa Kỳ cũng sẽ được người Thái tiếp tục sử dụng. Bên cạnh Thái Lan, chúng ta cũng rất khó cạnh tranh với Ấn Độ ở thị trường châu Phi và Trung Đông, khu vực hiện chiếm gần một nửa nhập khẩu gạo của thế giới. Sự cạnh tranh từ thị trường vẫn rất gay gắt đồng thời nhu cầu nhập khẩu lương thực không cao nên lượng xuất khẩu gạo chưa tăng mạnh.

2.1.1.2 Hàng rau quả

Mặc dù là nước có tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nhưng Việt Nam hiện mới chỉ chiếm vị trí rất nhỏ bé trong bức tranh xuất khẩu rau quả nói chung, cũng như rau quả tươi nói riêng của thế giới. Số liệu của ITC cho thấy, xét về mặt hàng rau quả tươi, Việt Nam xếp thứ 28 trong tổng số các nước xuất khẩu trên thế giới. Hoa Kỳ là 1 trong 10 thị trường xuất khẩu rau quả tươi lớn nhất của Việt Nam.

Đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Hoa Kỳ là 8,23 triệu USD tăng 5,2 % so với cùng kì năm 2016, trị giá lớn chỉ đứng sau Trung Quốc, xem chi tiết tại Phụ lục 3 (Tổng cục Hải quan, 2017).

Rau quả là mặt hàng phát triển vô cùng thuận lợi của Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Hoa Kỳ nhìn chung liên tục tăng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 84,49 triệu USD, gần gấp 4 lần so với năm 2010 (25,38 triệu USD) và tăng 44,13% so với năm 2015 (58,62 triệu USD). Số liệu trên được thể hiện ở biểu đồ dưới đây.

e

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang thị trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khá đa dạng với nhiều chủng loại, nhưng do có sự biến động về thị trường và khối lượng xuất khẩu nên cơ cấu các mặt hàng rau, quả xuất khẩu sang thị trường này đã có sự thay đổi đáng kể. Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu các loại rau, quả tươi và giảm dần các sản phẩm rau, quả đóng hộp. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ các mặt hàng: nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon, ngô non đóng hộp, các loại khoai lang, hành củ, tỏi, gừng, nghệ,…Sản lượng các loại rau và quả tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn đạt mức cao nhất so với các loại mặt hàng rau củ khác (rau củ đã qua chế biến). Để đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các xu hướng về tiêu dùng rau quả trên thị trường này để có chính sách.

Trong nhóm hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ngoài thanh long, chôm chôm, mới đây nhãn và vải đã chính thức được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận. Dù mới mở cửa cuối năm 2014 nhưng tính đến tháng 4/2015, đã có 02 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu nhãn sang thị trường Hoa Kỳ với số lượng 51 tấn, chủ yếu bằng đường hàng không và một số nhỏ bằng đường biển (Tổng cục thống kê, 2015). Dự kiến mỗi năm, Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ khoảng 600 tấn vải và 1.200 tấn nhãn, đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất

25383.0 35637.0 41268.0 58706.0 61352.0 58621.0 84491.0 - 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0 90000.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trị giá 1000 USD Năm

e khẩu mặt hàng rau quả nói chung (Tổng cục Hải quan, 2016).

Tuy bị cạnh tranh mạnh với Thái Lan, Mexico, nhưng chôm chôm Việt Nam với lợi thế sản xuất được sản phẩm trái vụ nên từ khi sang được thị trường Hoa Kỳ (tháng 11/2011) đến nay sản lượng chôm chôm luôn ổn định. Thanh long cũng là loại quả mới được thị trường Hoa Kỳ cấp phép sau một thời gian dài mặt hàng này bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Năm 2014, Việt Nam vẫn xuất khẩu tới 80% sản lượng thanh long sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, tuy nhiên sau khi được xử lý nhanh bằng chiếu xạ để kéo dài tuổi thọ, thanh long Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ và đang dần khẳng định vị thế của mình tại thị trường này (Cục Xúc tiến thương mại, 2014). Đồng thời đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm dần lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Mới đây, Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật Mỹ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa đăng Công báo Liên bang cho biết, quả vú sữa tươi của Việt Nam đã chính thức được chấp thuận nhập khẩu vào thị trường Mỹ và quyết định này có hiệu lực từ ngày 19/1/2018. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quyết định này được phía APHIS đưa ra sau khi đã hoàn tất Báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại để đánh giá những nguy cơ liên quan đến việc nhập khẩu trái vú sữa tươi từ Việt Nam vào lục địa Mỹ. Hiện trái vú sữa tươi của Việt Nam đang vào vụ thu hoạch, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt hàng theo quy định phải chiếu xạ tại Việt Nam và quy định phải đóng gói từng quả trong túi nilon để thực hiện đúng các quy định khi xuất khẩu trái cây đặc biệt này vào thị trường Mỹ. Vì bảo quản khó khăn nên trái vú sữa phải xuất khẩu sang Mỹ bằng đường hàng không, chi phí khoảng 3,3-3,6 USD/kg tùy nơi đến (Cục Xúc tiến thương mại, 2016). Tuy nhiên, sự khác biệt của vú sữa VN với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 41 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)