Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 37)

e

1.3.1Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông lâm thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu

Việt Nam là nước có nền kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo, sản xuất và nuôi trồng nông lâm thủy sản từ lâu đời luôn là thế mạnh của Việt Nam. Điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, đất đai trồng trọt diện tích lớn, phù hợp với nhiều loại cây rau, hoa màu; khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, có tính đa dạng phân hóa theo khu vực nên thuận lợi phát triển nhiều loại sản phẩm nông lâm thủy sản; nguồn nhân lực đông, cần cù nhiều kinh nghiệm. Tất cả những lợi thế trên giúp Việt Nam luôn đảm bảo được lượng sản xuất nông lâm thủy sản dồi dào của mình: Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, điều nhân, đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu, thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè (Cục Xúc tiến thương mại, 2016, tr.6).

Bên cạnh thị trường truyền thống của nước ta như Trung Quốc, Nhật Bản, EU thì Hoa Kỳ là một thị trường nhiều hấp dẫn. Từ nhu cầu khổng lồ về lượng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng năm, Hoa Kỳ hứa hẹn là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm vào thị trường này không ngừng tăng lên, dù xuất siêu nhưng tổng thị phần xuất khẩu các mặt hàng nói chung của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (VCCI 2016, tr.8). Vì vậy, thị trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều tiềm năng cần chú trọng khai thác nhiều hơn.

Khi xuất khẩu hàng hóa sang nước khác không thể tránh khỏi các biện pháp bảo hộ nền kinh tế nội địa, không chỉ riêng Hoa Kỳ mà các thị trường nông lâm thủy sản chủ lực của Việt Nam như Trung Quốc, EU, Nhật Bản đều dần dần đặt nhiều biện pháp và rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nên khi mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chúng ta sẽ hạn chế được rủi ro cho doanh nghiệp.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn chiếm từ 16%-20% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta, đóng góp một phần quan trọng nguồn vốn ngoại tệ cho đất nước. Việt Nam đang nỗ lực đổi mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất cần một lượng lớn ngoại tệ để đầu tư vào công nghệ, máy móc, kỹ thuật hiện đại. Mặc dù nguồn vốn ngoại tệ này có thể huy động qua các kênh chính: đầu tư nước ngoài, vay viện trợ, thu từ hoạt động xuất khẩu, thu từ hoạt động du lịch trong nước. Trong đó việc thu từ hoạt động xuất khẩu mang tính chủ động cao và lâu dài, không bị phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác

e hay tổ chức cho vay.

Với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp chủ đạo với những lợi thế từ nông nghiệp, sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa trên nền tảng phát triển hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

1.3.2Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển

Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu có qui mô lớn như: lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, chè ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong nhiều năm qua là một trong những thành tựu nổi bật nhất của công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế “hướng về xuất khẩu ” là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục tiêu tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Sự chuyển dịch này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển, tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, tăng khối lượng của cải vật chất phục vụ cho tiêu dùng trong nước với yêu cầu ngày càng cao và đẩy mạnh xuất khẩu.

Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu và cơ cấu thị trường cũng đã có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng hàng hoá đã qua chế biến tăng khá nhanh, thị trường xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng đã có những thay đổi tích cực.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tạo điều kiện phát triển một số ngành khác thuận lợi. Khi phát triển nông nghiệp xuất khẩu sẽ tạo ra cơ hội phát triển ngành sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi; ngành công nghiệp chế biến; ngành vận tải; kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, khi xuất khẩu sang nước ngoài đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đất nước có những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật hiện đại, hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều quốc gia có nền nông nghiệp sản xuất mạnh mẽ như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ về giá cả và chất lượng. Nhiều sản phẩm Việt Nam

e vẫn còn xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô và sơ chế, Việt Nam sẽ được cọ xát,

thử sức từ đó nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã của sản phẩm chủ lực này. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi dây chuyền sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường.. Từ đó Việt Nam cũng dễ dàng mở rộng được thị trường xuất khẩu sang các nước khác khi đã sản xuất dây chuyền theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Xuất khẩu tăng cao đồng thời nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao. Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu ra thì chất lượng nguyên liệu đầu vào tối quan trọng. Việt Nam vẫn nhập khẩu phân bón, giống cây trồng mới và công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Trong nhiều năm liền xuất khẩu đã trở thành động lực chính của tăng trưởng GDP và xuất khẩu nông sản đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản phát triển, nhờ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, khẳng định rõ vị trí của nền nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

1.3.3Giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân

Một trong những đặc điểm nổi bật của Việt Nam và một số nước đang phát triển là tốc độ gia tăng lực lượng lao động nhanh từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng cần quan tâm của nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm thay đổi phân phối lao động từ nông thôn ra thành thị, tạo thêm công ăn việc làm cho tầng lớp lao động với trình độ không cao. Xuất khẩu nông lâm thủy sản phát triển thúc đẩy mở rộng quy mô sản xuất, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp ví dụ như chế biến rau quả, thủy sản, gỗ.. Đó chính là nơi thu hút hàng triệu lao động và mang lại cho họ nguồn thu nhập ổn định không nhỏ.

Năm 2015, tổng số nhân lực công nghiệp chế biến khoảng 9 triệu người. Số nhân lực qua đào tạo khoảng 7,4 triệu người (tỷ lệ 82,2%). Trong đó bậc sơ cấp nghề khoảng 5 triệu người (tỷ lệ 67,6%); bậc trung cấp khoảng 1,6 triệu người (tỷ lệ 21,6%); bậc cao đẳng khoảng 340 nghìn người (tỷ lệ 4,6%); bậc đại học và trên đại

e học khoảng 460 nghìn người (tỷ lệ 6,2%) (Bộ Công thương, 2016).

Nhu cầu đến năm 2010 của ngành công nghiệp chế biến tăng lên đáng kể, dự tính là : sơ cấp nghề (5,4 triệu lao động), trung cấp (3,8 triệu lao động ), cao đẳng (470 nghìn lao động ), đại học và trên đại học (khoảng 730 nghìn lao động) (Bộ Công thương, 2016).

Xuất khẩu giải quyết đầu ra cho quá trình sản xuất. Người sản xuất có thể thu hồi được vốn để tiếp tục tái đầu tư tạo ra thu nhập. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú hơn nhu cầu của nhân dân.

1.3.4Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới

Sau 5 năm đàm phán, trải qua 11 vòng đàm phán, bắt đầu từ tháng 9/1996 đến tháng 7/2000, Hiệp định giữa nước Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại đã được ký kết. Sự kiện này thể hiện một bước tiến mới trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đồng thời đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng của nền kinh tế thương mại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Hiệp định là kết quả tinh thần của hai nước cùng mong muốn thiết lập và phát triển các mối quan hệ về kinh tế, thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau với nội dung cơ bản là Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết từng bước để hàng hóa được tiếp cận thị trường của nhau; đặt ra lịch trình cụ thể về cắt giảm các hàng rào thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đồng thời bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi lãnh thổ mỗi bên; tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và dịch vụ.

Hoa Kỳ là một đất nước có nền kinh tế phát triển, nền quân sự vững mạnh, là cường quốc trên thế giới nên khi Việt Nam có mối quan hệ mật thiết về mặt kinh tế song song với mối quan hệ chính trị sẽ giúp Việt Nam mở rộng được quan hệ đối ngoại với các nước khác trên thế giới, là tiền đề để tham gia nhiều tổ chức hợp tác khu vực và các liên minh kinh tế.

e

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƢỜNG HOA KỲ

2.1 Tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ

Sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ, hiện Việt Nam là đối tác thương mại xếp thứ 12 về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 36 về nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Tăng trưởng thương mại giữa hai nước đạt trung bình trên 25% mỗi năm. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn. Năm 2016, xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 29,7 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2016). Mặc dù vậy, kết quả này vẫn còn thấp so với tiềm năng của hai nước.

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản sang Hoa Kỳ như: tôm đông lạnh, fillet cá tra, basa, cá ngừ chế biến, thịt cua (ghẹ) chế biến, cà phê, hạt điều, hồ tiêu... Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản (kể cả hàng đã chế biến) của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng trên 3 tỷ USD, trong đó 1,44 tỷ USD là hàng thuỷ sản (Tổng cục Hải quan, 2016). Mặc dù kim ngạch nhập khẩu nông sản, thủy sản của Hoa Kỳ lớn và có xu hướng tăng cao, nhất là thủy sản và rau quả nhiệt đới đóng hộp; song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong vài ba năm tới có thể sẽ không cao. Nguyên nhân chính do hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra, basa đều đang phải chịu thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bị hạn chế tiêu thụ ở một số bang. Cà phê, điều và tiêu khó có khả năng tăng đột biến về số lượng, chưa kể giá có thể giảm. Với vị trí đối tác xuất khẩu thứ 23, Việt Nam đã trở thành cái tên quan trọng trong bản đồ thương mại quốc tế của Hoa Kỳ. Cùng với đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành đối tượng của các biện pháp tự vệ, mà cụ thể là các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Mặc dù phải chịu nhiều khó khăn và bất lợi, thông qua các vụ kiện trên, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần trưởng thành, tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm, từ đó tạo lập bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc chơi thâm nhập thị trường đầy hứa hẹn nhất và cũng đầy thách thức nhất này.

e Với nguồn lực mạnh mẽ về điều kiện sản xuất và con người, nông lâm thủy

sản luôn là 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trƣờng Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 2.1 thể hiện kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong giai đoạn năm 2010-2016 sang thị trường Hoa Kỳ và so sánh với lượng xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong cùng giai đoạn với số liệu chi tiết ở Phụ lục 1 và phụ lục 2.

Tỷ trọng so sánh này đạt mức dao động ổn định từ 15%-19%, kim ngạch từng ngành hàng nhìn chung đều tăng so với cùng kì năm trước. Riêng năm 2014, có sự khởi sắc đầy ấn tượng khi sản lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều tăng đột biến: nông sản tăng 21,54%; lâm sản tăng 10,64% và thủy sản cũng tăng 17,38%. Riêng năm 2015, sản lượng thủy sản giảm mạnh ở thị trường Hoa Kỳ giảm 23,1% so với năm 2014 do chính sách bảo hộ thắt chặt của Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn 2010-2016, nước ta liên tục xuất siêu sang thị trường này và Hoa Kỳ đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chủ lực. Đầu năm 2017, Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường xuất khẩu trong quý 1 với mức cơ cấu 19,4% với kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản là: 457 triệu USD, tăng 23,5 %

.0 500000.0 1000000.0 1500000.0 2000000.0 2500000.0 3000000.0 3500000.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trị giá: 1000 USD Năm Nông sản Lâm sản Thủy sản

e so với cùng kì năm ngoái. Theo dự kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2017 dự kiến 32,5- 32,8 tỷ USD và định hướng Hoa Kỳ vẫn là một trong các thị trường chủ lực của 3 ngành này.

2.1.1Nhóm mặt hàng nông sản

Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2015 với các mặt hàng chủ yếu sau đây: gạo, hàng rau, hoa quả, cà phê, chè, hạt điều nhân và hồ tiêu.

2.1.1.1 Gạo

Gạo vốn là mặt hàng chủ lực của của Việt Nam, tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng chưa phù hợp với thị trường thế giới nhưng đối với nước ta, kết quả đó đánh dấu sự sang trang của xuất khẩu lúa gạo từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, gắn với xuất khẩu và cho đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Tuy nhiên Hoa Kỳ không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu gạo từ Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Về chất lượng và giá cả thì Việt Nam còn chưa cạnh tranh được với các nước này.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2016 Nguồn: Tổng cục Thống kê 8515.0 11332.0 27430.0 30742.0 35654.0 27953.0 18404.0 - 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0 30000.0 35000.0 40000.0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trị giá: 1000 USD Năm

e Qua số liệu thống kê, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang

Hoa Kỳ có nhiều biến động trong vòng 7 năm trở lại đây.

Trong khoảng từ năm 2010-2014, nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao do sự thiếu hụt nguồn cung nội địa. Kim ngạch xuất của Việt Nam tăng mạnh vào năm 2014 do nhu cầu tích trữ gạo lớn, đạt 35, 65 triệu USD.

Năm 2015, lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm mạnh. Thị trường xuất khẩu gạo cạnh tranh khá gay gắt, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường thấp, trong khi lượng tồn kho cao và bất lợi về tình hình tài chính... đã tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)