Đánh giá về hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 70)

Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ

2.2.1Thuận lợi

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Việt Nam có diện tích 330.363 km2, tiềm năng đất nông nghiệp của là 10 - 11,157 triệu ha với 8 triệu hecta (ha) cây trồng hàng năm (đất trồng lúa khoảng 5,4 triệu ha, 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm). Hiện nay, nước ta mới chỉ sử dụng 65% quỹ đất nông nghiệp. Trong đó 5,6 triệu ha cho cây trồng hàng năm, cây lâu năm là 0,86 triệu ha, 0,33 triệu ha đồng cỏ tự nhiên và 17 triệu ha mặt nước, rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, cà phê. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích đất đưa vào sử dụng khá cao lần lượt là 93% và 82% tổng diện tích của cả vùng nhưng hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng thâm canh trong nông nghiệp còn lạc hậu với sự yếu kém về hệ thống thuỷ lợi. Do vậy nước ta vẫn có thể khai thác được vùng đồng bằng màu mỡ này nếu biết đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu.

Đặc biệt những vùng đất còn hoang hoá ở các vùng khác cũng cần tích cực đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

e Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió

mùa Châu Á. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ miền Bắc vào miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có khí hậu kiểu Nam Á. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để đa dạng hoá các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào phân bổ khá đồng đều trên phạm vi cả nước. Tiềm năng nhiệt của nước ta được xếp vào dạng giàu có với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa khoảng 1800 - 2000 mm/năm cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng vùng miền cả nước.

2.2.1.2 Nguồn nhân lực

Dân số nước ta là gần 80 triệu người, cơ cấu dân số trẻ với trên 80% sống bằng nghề nông. Đây là một lực lượng lao động hùng hậu cung cấp cho khu vực nông nghiệp. Mặc dù chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng con người Việt Nam với bản chất cần cù sáng tạo, ham học hỏi là tiềm năng lớn góp phần vào chất lượng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 của Tổng cục thống kê thì Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2016 ước tính là 54,4 triệu người, tăng 455,6 nghìn người so với năm 2015, bao gồm: Lao động nam 28,1 triệu người, chiếm 51,6%; lao động nữ 26,3 triệu người, chiếm 48,4%.

Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 17,5 triệu người, chiếm 32,1%; khu vực nông thôn là 36,9 triệu người, chiếm 67,9%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính 47,7 triệu người, tăng 275,9 nghìn người so với năm trước, trong đó lao động nam 25,8 triệu người, chiếm 54,1%; lao động nữ 21,9 triệu người, chiếm 45,9%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 16,0 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực nông thôn là 31,8 triệu người, chiếm 66,6%.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2016 ước tính 53,3 triệu người, tăng 451,1 nghìn người so với năm 2015. Trong tổng số lao

e động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản chiếm 41,9%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2016 ước tính đạt 20,6%, cao hơn mức 19,9% của năm trước (Tổng cục Thống kê, 2016).

2.2.1.3 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thủy sản của chính phủ

- Hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Quyết định 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 9/1/2012 đã đưa ra một số chính sách để thúc đẩy tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế nông lâm thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP- Vietnamese Good Agricultural Practices), tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng.

Khi áp dụng VietGAP thì Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt và không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.

Ngoài ra có các thông tư sau:

- Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Thông tư liên tịch 1/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

- Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010 của Chính phủ.

- Quyết định 57/2010/QĐ-TTg về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho

e tạm trữ cà phê theo quy hoạch

- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Ngày 5/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 với mục tiêu đưa ra sản phẩm nghiệp vụ mới, góp phần bảo hiểm rủi ro trong thanh toán cho thương nhân xuất khẩu .

Ngoài ra, để hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với các thương nhân vay vốn của ngân hàng thương mại để xuất khẩu , ngày 19/6/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc phối hợp tuyên truyền đối với thương nhân xuất khẩu là khách hàng của tổ chức tín dụng về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, đồng thời đề nghị Thống đốc xem xét việc dùng hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức để đảm bảo tiền vay khi thương nhân vay vốn ngân hàng.

- Đẩy mạnh các Chƣơng trình quốc gia

+ Chương trình Xúc tiến thương mại

Nhiều hoạt động hội chợ triển lãm lớn, chuyên ngành được các Hiệp hội ngành hàng đăng ký tham gia thường niên, tạo nền tảng để các doanh nghiệp duy trì quan hệ bạn hàng cũ và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác mới. Thông qua việc tham gia các hội chợ thường niên, các doanh nghiệp đã có điều kiện tiếp cận trực tiếp, cập nhật thông tin về nhu cầu, thị hiếu, những xu hướng mới, trực tiếp gặp gỡ, duy trì quan hệ bạn hàng, tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến xuất khẩu . Hàng nghìn hợp đồng và thoả thuận, ghi nhớ đã được ký kết hàng với trị giá tăng liên tục qua các năm

+Chương trình Thương hiệu quốc gia

Phát hành các ấn phẩm truyền thông, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống cổ động trực quan,. Ngoài ra, chương trình tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, tổ chức hữu quan xây dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam như gạo, cà phê, cá tra, thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thông tin nhằm nâng cao trình độ sản

e xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phát triển xuất khẩu , mở

mang thị trường nội địa làm nền tảng để xây dựng THQG. + Chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Danh sách Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế… trong đó đối tượng ưu tiên xét chọn tập trung vào những ngành hàng đang khuyến khích xuất khẩu và những ngành hàng gặp khó khăn về mặt thị trường xuất khẩu . Cụ thể, các doanh nghiệp này được Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đưa vào diện hoàn thuế giá trị gia tăng trước, kiểm tra sau và được Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xem xét khi đánh giá và công nhận là Doanh nghiệp ưu tiên để hưởng các chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

2.2.2Khó khăn và hạn chế

2.2.2.1 Khó khăn và hạn chế chung

a, Ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh

Hiện tượng thiên tai xảy ra như lũ lụt, hạn hán đều ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long làm diện tích lúa xuống giống cả năm 2016 là 7,789 triệu ha (giảm 38.000 ha so với năm 2015), sản lượng ước đạt 43,727 triệu tấn lúa (giảm 1,480 triệu tấn lúa so với năm 2015). Ảnh hưởng của hạn hán đầu năm tại Tây Nguyên nên năng suất hồ tiêu vùng này giảm 6,5% so với năm 2015 (Bộ Công Thương, 2016).

Trong năm 2016, hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung và dịch bệnh nuôi trồng thủy sản đã làm cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản bị ảnh hưởng. Nguồn nguyên liệu đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu (hiện chỉ đủ 40 - 45% công suất chế biến) nên phải nhập khẩu nguyên liệu để duy trì đơn hàng, đặc biệt là sau hiện tượng xâm nhập mặn từ đầu năm, dẫn

e đến giá nguyên liệu bấp bênh, tác động không thuận đến giá xuất khẩu. Bên cạnh

đó, dịch bệnh nuôi tôm chân trắng xảy ra .

b, Suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu thị trƣờng giảm

Hầu hết nhu cầu về sản phẩm nông lâm thủy sản đều giảm. Không chỉ riêng Hoa Kỳ mà các quốc gia khác đều tích cực điều tiết nền kinh tế, hạn chế nhập khẩu lương thực, tăng cường chính sách tự cung tự cấp.

Nguồn cung sản phẩm nông lâm thủy sản đều vượt mức nhu cầu trong các năm gần đây điển hình như gạo, cao su, thủy sản. Giá hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đều phụ thuộc vào giá thế giới. Giá dầu thô giảm kéo theo chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất khẩu của nhiều quốc gia, đồng thời dẫn đến hạn chế nhập khẩu. Đặc biệt, các nước đang cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam thường có xu thế thả nổi đồng tiền của mình hơn, trong khi Việt Nam với chính sách cân đối vĩ mô vẫn phải có những kiểm soát tỉ giá giữa đồng đô la và đồng Việt Nam. Do vậy, khi có sự thay đổi về tỷ giá nội tệ của đối thủ cạnh tranh với đồng USD hay khi nhu cầu hàng hóa giảm, giá của các mặt hàng này sẽ giảm đáng kể, gây thiệt hại cho người sản xuất và đẩy sự cạnh tranh giữa các mặt hàng tăng lên khốc liệt.

c, Rào cản kỹ thuật khắc nghiệt

Ngoài ra, những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại cũng là khó khăn không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam. Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá đối với thủy sản; hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm … Có những hoạt chất Hoa Kỳ hạn chế sử dụng với hàng nông sản nhưng trong pháp luật của Việt Nam, nó vẫn năm trong danh mục được phép sử dụng.

Thêm vào đó, xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp còn gặp phải khó khăn về chi phí và những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của một doanh nghiệp cũng là trở ngại lớn khi xâm nhập vào nước này.

e

d, Hàng hóa có sức cạnh tranh kém

Việt Nam bị cấm vận buôn bán với Hoa Kỳ cho đến năm 1994 và mãi đến tháng 12/2001 khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới thực sự được bình thường hóa và hàng hóa Việt Nam khi đó mới được hưởng thuế nhập khẩu tối huệ quốc (mức thuế bình thường áp dụng với hầu hết các nước khác của Hoa Kỳ). Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi mà các đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Hiện nay Trung Quốc đã vượt Canada để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ, bên cạnh đó là các bạn hàng lâu năm như Mexico, Nhật, Đức,Hàn Quốc. Do đó, không dễ để thuyết phục được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang nhập từ các bạn hàng quen thuộc của họ ở các nước khác chuyển sang nhập khẩu hàng của Việt Nam. Nếu muốn họ mua hàng, buộc hàng của các doanh nghiệp chúng ta phải rẻ hơn hoặc tốt hơn hoặc độc đáo hơn hoặc phải có cái gì đó hấp dẫn hơn là các bạn hàng quen thuộc của họ.

Thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giá thấp rất khó cạnh tranh. Quy mô các doanh nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, phần đông còn dừng ở gia công thuần túy trong khi các doanh nghiệp Mỹ thường đặt mua hàng hoặc đặt sản xuất theo thiết kế, mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ.

e, Bất lợi trong phƣơng thức thanh toán

Do mới có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)