1.3 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang
1.3.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu có qui mô lớn như: lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, chè ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong nhiều năm qua là một trong những thành tựu nổi bật nhất của công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế “hướng về xuất khẩu ” là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục tiêu tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Sự chuyển dịch này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển, tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, tăng khối lượng của cải vật chất phục vụ cho tiêu dùng trong nước với yêu cầu ngày càng cao và đẩy mạnh xuất khẩu.
Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu và cơ cấu thị trường cũng đã có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng hàng hoá đã qua chế biến tăng khá nhanh, thị trường xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng đã có những thay đổi tích cực.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tạo điều kiện phát triển một số ngành khác thuận lợi. Khi phát triển nông nghiệp xuất khẩu sẽ tạo ra cơ hội phát triển ngành sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi; ngành công nghiệp chế biến; ngành vận tải; kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, khi xuất khẩu sang nước ngoài đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đất nước có những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật hiện đại, hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều quốc gia có nền nông nghiệp sản xuất mạnh mẽ như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ về giá cả và chất lượng. Nhiều sản phẩm Việt Nam
e vẫn còn xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô và sơ chế, Việt Nam sẽ được cọ xát,
thử sức từ đó nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã của sản phẩm chủ lực này. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi dây chuyền sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường.. Từ đó Việt Nam cũng dễ dàng mở rộng được thị trường xuất khẩu sang các nước khác khi đã sản xuất dây chuyền theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Xuất khẩu tăng cao đồng thời nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cũng tăng cao. Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu ra thì chất lượng nguyên liệu đầu vào tối quan trọng. Việt Nam vẫn nhập khẩu phân bón, giống cây trồng mới và công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Trong nhiều năm liền xuất khẩu đã trở thành động lực chính của tăng trưởng GDP và xuất khẩu nông sản đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản phát triển, nhờ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, khẳng định rõ vị trí của nền nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.