Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 95 - 96)

3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản

3.3.2.1 Về phía Nhà nước

a, Theo dõi sát tình hình xuất khẩu, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Nhằm kịp thời giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, trong năm 2016, Bộ Công Thương triển khai xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả Đường dây nóng về xuất nhập khẩu hàng hóa, thông qua đó, tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính của Bộ Công Thương và các Bộ ngành khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tháng 11/2016, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết Bản thỏa thuận về hợp tác trong công tác phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là rà soát các mặt hàng cụ thể cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn, trong đó, đặc biệt chú trọng việc đẩy nhanh các thủ tục pháp lý của nước nhập khẩu để các sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang các nước.

b, Tháo gỡ rào cản đối với nông sản, thủy sản xuất khẩu tại thị trƣờng Hoa Kỳ

Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động đẩy nhanh tốc độ xem xét các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và quy định kiểm dịch thực vật (PRA) đối với nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu vào nhiều thị trường như Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản; theo dõi sát diễn biến tình hình và tổ chức các đoàn công tác để vận động Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn.

c, Tổ chức nhiều chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia

- Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường để xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực đặc biệt là các nhóm sản phẩm mới, có tiềm năng giá trị gia tang.

e dựng phát triển thương hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn địa lý. Phấn đấu năm

2020, có 40-50% đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu xây dựng và phát triển các thương hiệu lớn, có uy tín tại thị trường Hoa Kỳ.

- Tổ chức quảng bá sản phẩm theo hướng tăng dần tỷ trọng các mặt hàng nông lâm thủy sản chế biến ở phân khúc giá trị gia tăng cao sang các thị trường "khó tính" như Mỹ. Tổ chức tốt các hoạt động quảng bá nông lâm thủy sản Việt Nam đến nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng các nước, đặc biệt là đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị gia tăng được mang nhãn mác, thương hiệu của Việt Nam.

d, Ban hành hệ thống văn bản pháp luật sát sao hơn nữa về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

- Xử lý nghiêm và công bố công khai các hành vi gian lận thương mại, vi phạm các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cạnh tranh không lành mạnh làm mất uy tín sản phẩm nông lâm thủy sản Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)