Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thủy sản của chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 72 - 74)

- Hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Quyết định 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 9/1/2012 đã đưa ra một số chính sách để thúc đẩy tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế nông lâm thủy sản áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP- Vietnamese Good Agricultural Practices), tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho áp dụng.

Khi áp dụng VietGAP thì Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt và không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.

Ngoài ra có các thông tư sau:

- Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Thông tư liên tịch 1/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

- Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010 của Chính phủ.

- Quyết định 57/2010/QĐ-TTg về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho

e tạm trữ cà phê theo quy hoạch

- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Ngày 5/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2011/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2011-2013 với mục tiêu đưa ra sản phẩm nghiệp vụ mới, góp phần bảo hiểm rủi ro trong thanh toán cho thương nhân xuất khẩu .

Ngoài ra, để hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với các thương nhân vay vốn của ngân hàng thương mại để xuất khẩu , ngày 19/6/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc phối hợp tuyên truyền đối với thương nhân xuất khẩu là khách hàng của tổ chức tín dụng về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, đồng thời đề nghị Thống đốc xem xét việc dùng hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức để đảm bảo tiền vay khi thương nhân vay vốn ngân hàng.

- Đẩy mạnh các Chƣơng trình quốc gia

+ Chương trình Xúc tiến thương mại

Nhiều hoạt động hội chợ triển lãm lớn, chuyên ngành được các Hiệp hội ngành hàng đăng ký tham gia thường niên, tạo nền tảng để các doanh nghiệp duy trì quan hệ bạn hàng cũ và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác mới. Thông qua việc tham gia các hội chợ thường niên, các doanh nghiệp đã có điều kiện tiếp cận trực tiếp, cập nhật thông tin về nhu cầu, thị hiếu, những xu hướng mới, trực tiếp gặp gỡ, duy trì quan hệ bạn hàng, tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến xuất khẩu . Hàng nghìn hợp đồng và thoả thuận, ghi nhớ đã được ký kết hàng với trị giá tăng liên tục qua các năm

+Chương trình Thương hiệu quốc gia

Phát hành các ấn phẩm truyền thông, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống cổ động trực quan,. Ngoài ra, chương trình tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, tổ chức hữu quan xây dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam như gạo, cà phê, cá tra, thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thông tin nhằm nâng cao trình độ sản

e xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phát triển xuất khẩu , mở

mang thị trường nội địa làm nền tảng để xây dựng THQG. + Chương trình Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Danh sách Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được tổng hợp và công bố trên cơ sở xét chọn và đề xuất của các cơ quan hữu quan, được xét chọn trên cơ sở các tiêu chí do Bộ Công Thương quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế… trong đó đối tượng ưu tiên xét chọn tập trung vào những ngành hàng đang khuyến khích xuất khẩu và những ngành hàng gặp khó khăn về mặt thị trường xuất khẩu . Cụ thể, các doanh nghiệp này được Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đưa vào diện hoàn thuế giá trị gia tăng trước, kiểm tra sau và được Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xem xét khi đánh giá và công nhận là Doanh nghiệp ưu tiên để hưởng các chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)