Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 96 - 127)

3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản

3.3.2.2 Về phía doanh nghiệp

a, Nông sản - Gạo

+ Nâng cao chất lượng hạt gạo

Thực tế, việc nâng tầm cho hạt gạo Việt, tìm cách tiến sâu hơn vào các thị trường gạo cao cấp đã được Chính phủ phê duyệt bằng chương trình xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam.

Hiện tại, các kế hoạch, nội dung xây dựng thương hiệu đang được thúc đẩy triển khai. Về vấn đề nghiên cứu, Bộ Khoa học & Công nghệ cùng Cục Trồng trọt cũng đã xây dựng chương trình sản phẩm quốc gia, trong đó tập trung chọn phát triển giống lúa có chất lượng cao (như lúa thơm, lúa jasmine) phục vụ thị trường cao cấp. Trong chương trình, đặc biệt phải kể tới việc thực hiện gói kỹ thuật canh tác nhằm tạo ra lúa gạo đạt chất lượng cao, đồng thời giảm chi phí, cạnh tranh được với gạo của nhiều nước xuất khẩu khác. Trong tương lai, mục tiêu đặt ra là Việt Nam có thể xuất khẩu gạo với mức giá 600-700 USD/tấn. Ngoài ra, đề án phát triển ngành hàng lúa gạo do Cục Trồng trọt xây dựng đã được Chính phủ phê duyệt.

e

Với các động thái tổng thể nêu trên, hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai, ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững hơn, nhất là xuất khẩu gạo tiến sâu hơn vào thị trường cao cấp.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình chứ không thể đổ lỗi cho nông dân để tăng cường việc giữ thị trường.

+ Doanh nghiệp nâng cao ý thức, đầu tư đúng mức cho việc sản xuất lúa gạo bảo đảm chất lượng ở tất cả các khâu như giống, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất.

+ Thay đổi cơ cấu gạo xuất khẩu bằng cách sắp xếp lại ngành sản xuất lúa gạo một cách bài bản, sản xuất theo chuỗi; xây dựng vùng nguyên liệu lớn để sản xuất đồng nhất một loại giống, hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng thuốc trừ sâu; xóa bỏ tư duy chạy đua làm lúa thật nhiều, sản lượng thật cao mà tập trung đầu tư cho nâng cao chất lượng hạt gạo ngon, an toàn. Đối với các chủng loại gạo chất lượng cao như gạo hữu cơ, lượng xuất khẩu cũng không nhiều nên doanh nghiệp không cần và không nhất thiết phải có hệ thống kho bãi lớn.

- Hàng rau quả

+ Tăng cường quảng bá, tìm kiếm đối tác qua thương mại điện tử

Công ty cổ phần Tập đoàn EDX (có trụ sở tại 643A - Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang hoạt động khá mạnh với các dịch vụ tư vấn xuất khẩu, trong đó có tư vấn xuất khẩu mặt hàng trái cây qua thương mại điện tử. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Đình Huy, lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn EDX cho hay, đã có hàng ngàn doanh nghiệp là khách hàng của EDX, trong đó, số lượng doanh nghiệp sản xuất, chế biến rau quả chủ động tìm đến Công ty để được hỗ trợ tìm kiếm đối tác xuất khẩu ngày càng gia tăng. EDX và đại diện Alibaba tại Việt Nam đã kết hợp với Hiệp hội Trái cây và Rau quả Việt Nam để làm cầu nối quảng bá hình ảnh sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu rau quả Việt Nam ra thế giới. Thông qua kết nối của EDX, không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã thành công trong việc xuất khẩu trái cây, rau quả sang các thị trường khó tính. Theo đó, EDX chuyên cung cấp gói Gold Supplier phiên bản quốc tế dành cho các doanh nghiệp toàn quốc. Đây chính là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp

e Việt Nam tìm kiếm cơ hội khai thác kinh doanh trực tuyến, tăng cường xuất khẩu

hàng hóa.

- Hạt điều

+ Áp dụng kỹ thuật thâm canh điều tổng hợp, bao gồm: tỉa cành, tạo tán, bón phân và bảo vệ thực vật cho cây điều. Thực tế, các mô hình thâm canh điều tổng hợp đã áp dụng tại các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng thời gian qua giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ 20 đến 60%, nhận được sự tin tưởng của nông dân.

+ Cần hình thành các nhóm có cùng nhu cầu nhập khẩu, chế biến dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Các nhóm này không nhất thiết phải phân theo vùng, mà các doanh nghiệp ở nhiều nơi có thể lập nhóm khi thấy phù hợp. Các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ thông tin và tiến tới thống nhất về giá mua, giao cho một vài đầu mối đứng ra đàm phán. Tại tỉnh Long An đã thành lập nhóm theo mô hình này và sắp tới chỉ giao cho một, hai đầu mối làm việc cho cả nhóm. Cách làm này vừa bảo đảm về chất lượng nguyên liệu vừa giúp giá mua hợp lý hơn, cần được nhân rộng.

+ Văn phòng Vinacas cũng sẽ thông tin bản đánh giá về khách hàng bán điều thô cho Việt Nam. Hội đồng tư vấn nhập khẩu hằng năm sẽ công bố danh sách “đen” những nhà xuất khẩu điều thô vào Việt Nam không thực hiện đúng hợp đồng để các doanh nghiệp trong nước cảnh giác. Vinacas khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước chỉ làm ăn với những đối tác có uy tín, loại trừ ngay những đơn vị không có nghiệp vụ, không có khả năng tài chính, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao... Vinacas cũng thành lập tổ tư vấn, có sự tham gia của luật sư, tiếp tục chỉnh sửa mẫu hợp đồng nhập khẩu điều thô để các doanh nghiệp làm căn cứ xây dựng hợp đồng cho đơn vị mình, tránh thua thiệt cho doanh nghiệp Việt Nam khi có sự cố xảy ra.

- Hạt tiêu

+ Cần sắp xếp tổ chức lại quy mô, trật tự, chủ động trong việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ dẫn đến chủ động trong việc đối mặt với giá cả lên xuống.

e các loại hồ tiêu dẫn đến giá thành không bị thấp hơn.

+ Giữ ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 50.00ha, sản lượng 100.000 tấn/năm để ngành hồ tiêu phát triển bền vững.

+ Thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng.

+ Đẩy mạnh việc phổ biến thông tin thị trường để nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biễn của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp. Có khuyến cáo cụ thể để người dân không tăng thêm diện tích mà tập trung nâng cao chất lượng, bền vững của những diện tích hồ tiêu hiện có.

- Chè

Theo mục tiêu của Hiệp hội chè, đến hết năm 2017 sẽ đào tạo, tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho 15 nhà máy cùng 16.500 nông hộ trồng chè trên cả nước về nông nghiệp bền vững, với sản lượng đạt chứng nhận khoảng 15 nghìn tấn, tiếp cận được thị trường thế giới và cung ứng cho Tập đoàn Unilerver Việt Nam.

Ngoài ra Hiệp hội cũng cho biết, trong năm 2017 sẽ xây dựng và áp dụng mô hình Agri Team (đội bảo vệ thực vật tập trung) nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng chè, đồng thời thường xuyên cập nhật các thay đổi về quy định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các thị trường lớn và các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nông nghiệp.

Hiệp hội cũng sẽ phối hợp với Tổ chức phát triển bền vững Hà Lan (IDH) để nâng cao chất lượng sản xuất chè Việt Nam, phù hợp với các tiêu chuẩn thế giới thông qua cải thiện chất lượng của cả chuỗi giá trị từ sản xuất – chế biến – chứng nhận – tiêu thụ, từ đó nâng cao lợi ích của tất cả các thành phần tham gia chuỗi.

b, Lâm sản

- Gỗ và sản phẩm gỗ

+ Điều chỉnh cơ cấu rừng trồng cho phù hợp, ổn định khoảng 3,8 triệu ha rừng trồng sản xuất vào năm 2020, nâng cao chất lượng rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó có 40% là gỗ lớn. Xây dựng các vùng nguyên

e liệu gỗ tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ để

cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ cho các khu vực gần nhà máy và cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và khu vực lân cận.

+ Đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu.

+ Kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nên tập trung phát triển sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ.

- Cao su

+ Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, ứng dụng được các công nghệ tiên tiến để tạo nên những sản phẩm hoàn toàn của chúng ta. Nước ta đứng thứ 4 thế giới về lượng xuất khẩu cao su, vậy tại sao chúng ta còn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước khác về mới có thể tạo nên những sản phẩm khác? Do trình độ công nghệ nước ta còn thấp, vậy nên điều chúng ta phải làm là ứng dụng được các công nghệ tiên tiến để người Việt Nam có thể dùng hoàn toàn hàng của Việt Nam.

Rõ ràng nước ta có nhiều thế mạnh về nguyên liệu và nhân công, chỉ thiếu công nghệ mà thôi, điều này chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi ở Thái Lan. Việc học hỏi các kỹ thuật tiên tiến của nước bạn giúp nước ta có thể vận dụng thế mạnh của mình để tạo nên những sản phẩm vượt trội không hề thua kém nước bạn.

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong các khâu chăm sóc, phân bón, khai thác để nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu tư góp phần tăng giá trị sản xuất thông qua tăng cường chỉ đạo hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc, cạo mủ cao su đúng kỹ thuật. Khuyến khích các mô hình trồng xen nông lâm kết hợp với cây cao su để tăng thu nhập. Một số các biện pháp khác như trồng thảm phủ, ép xanh vườn cây năm thứ 1, năm thứ 2 đã hạn chế xói mòn đất, cải tạo độ phì và tăng chất lượng vườn cây. Giải pháp xây dựng mương thoát nước cho vườn cao su kết hợp sử dụng hố đa năng đã được áp dụng trên hàng trăm ngàn ha cao su từ miền núi phía Bắc

e đến Đông Nam bộ.

+ Ngoài hỗ trợ vốn vay, ngành chức năng cần tập trung ngân sách địa phương hỗ trợ cho nông hộ trồng cao su tiểu điền có điều kiện chăm sóc tối thiểu vườn cây thông qua nhiều biện pháp. Đối với những vườn cao su trong thời kỳ đang kinh doanh, khuyến cáo có thể giảm đầu tư phân bón, thay đổi chế độ cạo mủ từ 1 ngày sang 3 – 4 ngày cạo một lần, khuyến cáo nông dân kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản hơn thông thường, chờ giá lên. Không chạy theo diện tích mà thay vào đó phải tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng, mà cụ thể là trồng xen cây ngắn ngày đối với diện tích cao su đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Trên cơ sở đánh giá vườn cây và phân loại hoàn cảnh gia đình nông hộ, sẽ đề nghị ngân hàng có cơ chế gia hạn nợ vay. Những diện tích ngoài vùng quy hoạch bà con trồng tự phát trên chân đất xấu cũng có chính sách khuyến khích sớm chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp hơn để góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

c, Thủy sản

- Nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng

+ Bắt buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến kích xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000. Đa số thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam, trong đó có thị trường Mỹ đòi hỏi HACCP giống như giấy thông hành bắt buộc khi muốn đưa hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Ngoài ra với hệ thống HACCP sẽ cho phép các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản thường xuyên ngăn ngừa và xử lý kịp thời những mối nguy đáng kể xâm nhập vào sản phẩm, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khẩu cuối cùng. Khi xây dựng tiêu chuẩn HACCP và thực hiện chương trình này có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:

+ Doanh nghiệp phải có chương trình sản xuất ổn định và phải kiểm soát được quá trình đó; toàn bộ nhân viên tham gia trong hệ thống HACCP phải được đào tạo; doanh nghiệp phải có riêng hệ thống tài liệu và dữ liệu để bảo đảm cung cấp và phân tích thông tin chính xác; chất lượng sản phẩm phải ổn định và đồng nhất, các thiết bị đo lường kiểm tra chính xác; có hệ thống kịp thời phát hiện mầm bệnh và

e mối nguy có liên quan đến chế biến thực phẩm. Tuy nhiên khi đã xây dựng và áp

dụng tiêu chuẩn HACCP được rồi thì doanh nghiệp cần phải tiến tới xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000. Bởi vì tiêu chuẩn HACCP không nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng cho nên nó không đề cập đến việc duy trì cơ sở hạ tầng cho việc kinh doanh thuỷ sản. Trong khi đó tiêu chuẩn ISO 9000 không chỉ quan tâm tới quá trình kiểm soát quá trình chế biến thuỷ sản, mà còn quan tâm tới cả cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đến nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

+ Nâng cao tỷ trọng hàng thuỷ sản chế biến: hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu vào thị trường Mỹ nếu tăng được tỷ trọng chẳng những thu được nhiều ngoại tệ hơn, sử dụng nhân công lao động rẻ, khai thác được lợi thế về thuế nhập khẩu mà hiệp định thương mại Việt – Mỹ mang lại, mà còn cho phép bảo quản chất lượng tốt hơn. Muốn sử dụng giải pháp này cần phải nghiên cứu kỹ thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ, thực hiện liên doanh, liên kết với các công ty Mỹ để họ bao tiêu sản phẩm.

+ Hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia. Một thực tế hiện nay cho thấy tồn tại một thực trạng là có quá nhiều các cơ quan thực hiện thanh tra – kiểm tra nhà nước về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm: Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm tiêu chuẩn- đo lường-chất lượng sản phẩm khu vực hoặc chi cục tiêu chuẩn -đo lường-chất lượng; Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN); Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Chi cục thú y… Sự quản lý chồng chéo, phân đoạn trong công tác kiểm tra, thanh tra và quản lý nhà nước về chất lượng gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp xuất khẩu.

+ Tổng cục Thuỷ sản và các cơ quan ban ngành hoàn chỉnh lại hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở các văn bản hiện hành và nghiên cứu quy định của các nước về vấn đề này để xây dựng các tiêu chuẩn mạng tính hội nhập, đảm bảo cho sản phẩm thuỷ sản đạt tiêu chuẩn Quốc gia cũng đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Tổng cục Thuỷ sản thay mặt chính phủ cần phải nỗ lực làm sao ký được hiệp định tránh kiểm tra hai lần thuỷ sản xuất khẩu với cơ quan

e FDA Hoa Kỳ để khi hàng thuỷ sản xuất khẩu đã lấy được giấy chứng nhận của

(NAFIQACEN) thì khi nhập khẩu vào Mỹ không phải giám định lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 96 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)