Khó khăn và hạn chế chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 74 - 77)

a, Ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh

Hiện tượng thiên tai xảy ra như lũ lụt, hạn hán đều ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long làm diện tích lúa xuống giống cả năm 2016 là 7,789 triệu ha (giảm 38.000 ha so với năm 2015), sản lượng ước đạt 43,727 triệu tấn lúa (giảm 1,480 triệu tấn lúa so với năm 2015). Ảnh hưởng của hạn hán đầu năm tại Tây Nguyên nên năng suất hồ tiêu vùng này giảm 6,5% so với năm 2015 (Bộ Công Thương, 2016).

Trong năm 2016, hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung và dịch bệnh nuôi trồng thủy sản đã làm cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản bị ảnh hưởng. Nguồn nguyên liệu đang chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu (hiện chỉ đủ 40 - 45% công suất chế biến) nên phải nhập khẩu nguyên liệu để duy trì đơn hàng, đặc biệt là sau hiện tượng xâm nhập mặn từ đầu năm, dẫn

e đến giá nguyên liệu bấp bênh, tác động không thuận đến giá xuất khẩu. Bên cạnh

đó, dịch bệnh nuôi tôm chân trắng xảy ra .

b, Suy thoái kinh tế thế giới, nhu cầu thị trƣờng giảm

Hầu hết nhu cầu về sản phẩm nông lâm thủy sản đều giảm. Không chỉ riêng Hoa Kỳ mà các quốc gia khác đều tích cực điều tiết nền kinh tế, hạn chế nhập khẩu lương thực, tăng cường chính sách tự cung tự cấp.

Nguồn cung sản phẩm nông lâm thủy sản đều vượt mức nhu cầu trong các năm gần đây điển hình như gạo, cao su, thủy sản. Giá hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đều phụ thuộc vào giá thế giới. Giá dầu thô giảm kéo theo chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất khẩu của nhiều quốc gia, đồng thời dẫn đến hạn chế nhập khẩu. Đặc biệt, các nước đang cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam thường có xu thế thả nổi đồng tiền của mình hơn, trong khi Việt Nam với chính sách cân đối vĩ mô vẫn phải có những kiểm soát tỉ giá giữa đồng đô la và đồng Việt Nam. Do vậy, khi có sự thay đổi về tỷ giá nội tệ của đối thủ cạnh tranh với đồng USD hay khi nhu cầu hàng hóa giảm, giá của các mặt hàng này sẽ giảm đáng kể, gây thiệt hại cho người sản xuất và đẩy sự cạnh tranh giữa các mặt hàng tăng lên khốc liệt.

c, Rào cản kỹ thuật khắc nghiệt

Ngoài ra, những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại cũng là khó khăn không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam. Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá đối với thủy sản; hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm … Có những hoạt chất Hoa Kỳ hạn chế sử dụng với hàng nông sản nhưng trong pháp luật của Việt Nam, nó vẫn năm trong danh mục được phép sử dụng.

Thêm vào đó, xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ, các doanh nghiệp còn gặp phải khó khăn về chi phí và những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của một doanh nghiệp cũng là trở ngại lớn khi xâm nhập vào nước này.

e

d, Hàng hóa có sức cạnh tranh kém

Việt Nam bị cấm vận buôn bán với Hoa Kỳ cho đến năm 1994 và mãi đến tháng 12/2001 khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực thì quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới thực sự được bình thường hóa và hàng hóa Việt Nam khi đó mới được hưởng thuế nhập khẩu tối huệ quốc (mức thuế bình thường áp dụng với hầu hết các nước khác của Hoa Kỳ). Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi mà các đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Hiện nay Trung Quốc đã vượt Canada để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ, bên cạnh đó là các bạn hàng lâu năm như Mexico, Nhật, Đức,Hàn Quốc. Do đó, không dễ để thuyết phục được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang nhập từ các bạn hàng quen thuộc của họ ở các nước khác chuyển sang nhập khẩu hàng của Việt Nam. Nếu muốn họ mua hàng, buộc hàng của các doanh nghiệp chúng ta phải rẻ hơn hoặc tốt hơn hoặc độc đáo hơn hoặc phải có cái gì đó hấp dẫn hơn là các bạn hàng quen thuộc của họ.

Thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giá thấp rất khó cạnh tranh. Quy mô các doanh nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, phần đông còn dừng ở gia công thuần túy trong khi các doanh nghiệp Mỹ thường đặt mua hàng hoặc đặt sản xuất theo thiết kế, mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của họ.

e, Bất lợi trong phƣơng thức thanh toán

Do mới có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức L/C at sight không hủy ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc do không quen với phương thức thanh toán này hoặc do muốn các phương thức thanh toán khác (D/A, D/P...) thuận tiện, đỡ tốn kém, và ít rủi ro hơn cho họ. Ví dụ, theo phương thức L/C at sight, người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền hàng trước khi hàng đến, trong khi đó hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập hàng rất ngại thanh toán bằng L/C at sight vì sợ không đòi lại được tiền hàng trong trường hợp hàng không được FDA cho phép nhập khẩu.

e

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)