Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 89)

Ngay từ rất sớm, chính phủ Thái Lan đã chủ trương đường lối phát triển nông nghiệp của Thái Lan theo hướng gia tăng chất lượng rồi mới đến số lượng. Khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ có những tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo, gạo Thái Lan dễ dàng vượt qua rào cản.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông thủy sản xuất khẩu, Thái Lan đã có những chiến lược để nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã và giá cả như sau:

- Nâng cao chất lượng

+ Đầu tư phát triển công nghệ sinh học

Xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu dựa trên sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và khoa học công nghệ hiện đại: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ sử dụng hàm lượng lao động cao sang sử dụng hàm lượng công nghệ cao và khuyến khích phát triển và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng phần giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp.

Ngay từ đầu khoa học công nghệ đã được chú trọng đầu tư vào nông nghiệp một cách bài bản. Nếu như Việt Nam luôn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy, linh kiện điện tử thì Thái Lan đã tập trung vào cả hệ thống nông lâm thủy sản. Thái Lan thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông sản xuất khẩu theo cả chiều rộng và chiều sâu: tăng số

e lượng, chủng loại, sản phẩm xuất khẩu và tìm kiếm sản phẩm xuất khẩu mới. Đa

dạng hóa sản phẩm được thực hiện theo hướng tăng các sản phẩm chất lượng, tiện dụng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, giá cả hợp lý và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và tình hình thị trường nông sản.

+ Nghiên cứu tìm ra giống cây trồng, thủy sản chất lượng tốt

Các nhà khoa học Thái Lan nghiên cứu và phát triển những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene, công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ di truyền. Thái Lan phát triển theo hướng bền vững bằng công nghệ sinh học, thay vì chạy theo số lượng, Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm sạch và chất lượng.

Để nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo, Thái Lan tập trung thực hiện hàng loạt chính sách từ quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô nhằm giảm giá thành thu mua; đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các loại lúa có chất lượng cao, kể cả việc nhập khẩu loại giống lúa chất lượng cao từ các nước nông nghiệp phát triển; đầu tư vào khâu chế biến, bảo quản.

+ Chú trọng mẫu mã

Sản phẩm của Thái Lan luôn được chú trọng thiết kế bao bì phù hợp với thị trường Hoa Kỳ và bên ngoài đóng nhãn mác có ghi đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Thái và cả tiếng nước ngoài ở những vùng có nhiều người sử dụng gạo Thái.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm

Khi sản phẩm đã đạt được đến chất lượng tốt thì cần một chiến dịch quảng bá tốt để mở rộng thị trường.

+ Quảng cáo qua Hội chợ, triển lãm, lễ hội

Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu, gạo Thái được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đã đổ nhiều công sức và tiền bạc vào công tác quảng cáo. Thái Lan có lợi thế về ngành du lịch nên tận dụng để quảng cáo cho các mặt hàng thế mạnh của mình như gạo, tôm tại lễ hội, hội chợ, triển lãm… cả trong và ngoài nước.

e

+ Thành lập các Hiệp hội trao đổi lúa gạo trong khu vực

Thái Lan hợp tác với các nước, nhất là các nước trong khối ASEAN để lập ra các tổ chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ gạo,… nhằm để trao đổi và tăng cường sự hợp tác với các nước, góp phần giúp cho “ Gạo Thái” trở thành thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

3.2.2An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng

Thái Lan là nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới nhưng ít khi phải đối diện rào cản chất cấm tại Hoa Kỳ bởi chất lượng tôm ổn định nhờ chủ động áp dụng chính sách quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tôm nuôi theo chuỗi sản xuất từ nhiều năm qua.

Bên cạnh các nội dung tiêu chuẩn kỹ thuật cốt lõi như GAP, CoC, GMP và HACCP, Thái Lan còn tập trung triển khai 5 chương trình kiểm soát hiệu quả và hỗ trợ nhau theo cách tiếp cận của an toàn thực phẩm, từ trại nuôi tới sản phẩm xuất khẩu; đó là các chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản và kiểm soát thức ăn thủy sản, truy xuất nguồn gốc, kiểm tra điều kiện sản xuất nhà máy chế biến thủy sản, giám sát thẩm tra sản phẩm và hệ thống chứng nhận điện tử.

Chương trình kiểm soát dư lượng chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm loại bỏ việc sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản. Chương trình truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi tới nhà máy chế biến thông qua hồ sơ vận chuyển. Việc vận chuyển tôm giống từ trại giống đến vùng nuôi và vận chuyển tôm nguyên liệu từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến phải ghi rõ thông tin thời gian, địa điểm, mã số... trong hồ sơ vận chuyển.

Chương trình kiểm tra điều kiện sản xuất nhà máy chế biến thủy sản yêu cầu các nhà máy áp dụng GMP/HACCP. Tiến hành thanh tra toàn diện quy trình chế biến của nhà máy ít nhất 2 lần/năm. Sử dụng hồ sơ vận chuyển cho việc truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến. Ngoài ra, Chương trình giám sát thẩm tra sản phẩm được căn cứ trên mức độ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy để xác định tần suất lấy mẫu kiểm tra sản phẩm. Đối với doanh nghiệp loại 1, cứ 3 tháng lấy mẫu 1 lần; với doanh nghiệp loại 2, cứ 2 tháng lấy mẫu 1 lần. Hệ thống

e chứng nhận điện tử được kết nối giữa các cơ quan quản lý/phòng kiểm nghiệm vùng

hoặc trung tâm thông qua VPN (Mạng riêng ảo - Virtual Private Network). Có thể yêu cầu cấp chứng thư vệ sinh trực tuyến qua hệ thống duy nhất.

3.2.3Mở rộng thị trƣờng thông qua việc hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa

Hiện tại, Thái Lan xây dựng kho nông sản tại thị trường các nước nhập khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh hàng hóa, hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu của thị trường. Cụ thể Thái Lan đã xây kho và nhà máy đánh bóng gạo tại Pháp để xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước này thu mua trong nước xong là vận chuyển sang, khi thấy thị trường Pháp hoặc các nước châu u khác có nhu cầu thì lấy ra bán ngay, đáp ứng kịp thời hơn so với đối thủ. Sắp tới, Thái Lan dự kiến xây thêm kho chứa trái cây xuất khẩu, cũng ở Pháp.

Hàng xuất khẩu Thái Lan được bán thẳng cho nhà nhập khẩu rồi đến người tiêu dùng mà không phải qua nhiều tầng lớp trung gian. Hơn nữa Thái Lan là đất nước có lượng khách du lịch hàng năm lớn nên các nhà kinh doanh đã tận dụng lợi thế này để xuất khẩu tại chỗ với kim ngạch đang kể.

3.2.4Sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất . Tại Thái Lan, tất cả các sản phẩm từ hạt thóc đều được sử dụng chế biến thành các sản phẩm có giá trị. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chính là gạo trắng, thì các phần khác của gạo cũng được tận dụng sử dụng vào các mục đích khác nhằm tăng thêm giá trị. Chẳng hạn như trên 90% vỏ trấu được sử dụng làm nhiên liệu cho máy xay lúa và phát điện; 40% cám được dùng để sản xuất thành dầu, 60% còn lại được sử dụng trong sản xuất thức ăn gia súc; 30% tấm thu được trong quá trình chế biến gạo được chế biến thành bột gạo sử dụng để sản xuất pasta, khoai tây chiên và các loại thực phẩm ăn liền cũng như được sử dụng thay thế bột lúa mì; rơm được dùng làm giá để trồng nấm, dùng cho công nghiệp chăn nuôi gia súc, làm nguyên liệu giấy và chất đốt.

Gạo được chế biến thành các loại giấy mỏng có thể ăn được dùng trong bao bì thuốc lá và bao bì bánh kẹo; gạo cũng được sử dụng để chế biến thành các đồ uống

e có cồn như rượu sake, rượu vang và bia. Trung bình mỗi năm Thái Lan xuất khẩu

khoảng 150.000 tấn sản phẩm chế biến từ gạo đạt kim ngạch khoảng 78 triệu USD, tương đương với 0,5 triệu tấn gạo xuất khẩu.

3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ

3.3.1Giải pháp chung

3.3.1.1 Phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu

Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích việc đầu tư sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng và hàng hóa thay thế nhập khẩu.

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Mặc dù Hoa Kỳ có những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ngay khi FTA có hiệu lực nhưng nếu hàng xuất khẩu của Việt Nam không thể đáp ứng được tiêu chí xuất xứ thì cũng không được hưởng những ưu đãi về thuế quan đó. Để đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ trong các FTA, Việt Nam cần phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ nhằm tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

3.3.1.2 Phát triển thị trường, đẩy mạnh Hiệp định FTA

Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hoá trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại: Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm, chú trọng và có đóng góp tích cực trong công tác phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho hoạt động này thời gian qua tăng không nhiều trong khi nhu cầu xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ngày một tăng, đặc biệt trong bối cảnh các FTA đang mở ra những cơ hội lớn về khả năng tiếp cận thị trường.

e Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng

tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Xây dựng phương án cảnh báo sớm, chủ động phòng tránh và giải quyết có hiệu quả các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu, nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại của các Hiệp hội, doanh nghiệp.

3.3.1.3 Đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất

Tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước.

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu, chất lượng và thương hiệu sản phẩm xuất khẩu, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển dịch vụ logistics, nâng cao năng lực của các hiệp hội ngành hàng, của doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu.

3.3.1.4 Luôn chủ động cập nhật thông tin thị trường

Thực tế cho thấy, thông tin thị trường nước ngoài đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp địa phương là điều kiện tiên quyết quan trọng quyết định đến thành công của thương vụ. Thông tin cơ bản nhất về các chỉ số kinh tế, tình hình chính trị, tập quán và thói quen tiêu dùng; các tài liệu, báo cáo, hiệp định, chính sách, biểu thuế; các địa chỉ và email, điện thoại hoặc website của các tổ chức hỗ trợ kinh tế và các đối tác thị trường xuất, nhập khẩu; cũng như loại thông tin thường ngày, cụ thể liên quan đến tình hình xuất, nhập khẩu, quy mô, cơ cấu nhu cầu, thị hiếu, mẫu mã, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng, cập nhật các quy định chính sách thuế, thủ tục hải quan, vận tải, hệ thống phân phối và các thông tin theo yêu cầu "đặt hàng" cụ thể khác...

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm phương thức tiếp cận thị trường qua Internet, diễn đàn, tạp chí để bớt lúng túng hơn khi gặp rào cản thương

e mại khi tham gia thị trường.

3.3.2Giải pháp cụ thể

3.3.2.1 Về phía Nhà nước

a, Theo dõi sát tình hình xuất khẩu, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Nhằm kịp thời giải quyết và tháo gỡ khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, trong năm 2016, Bộ Công Thương triển khai xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả Đường dây nóng về xuất nhập khẩu hàng hóa, thông qua đó, tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính của Bộ Công Thương và các Bộ ngành khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tháng 11/2016, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết Bản thỏa thuận về hợp tác trong công tác phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là rà soát các mặt hàng cụ thể cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn, trong đó, đặc biệt chú trọng việc đẩy nhanh các thủ tục pháp lý của nước nhập khẩu để các sản phẩm nông, thủy sản Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang các nước.

b, Tháo gỡ rào cản đối với nông sản, thủy sản xuất khẩu tại thị trƣờng Hoa Kỳ

Bộ Công Thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi, vận động đẩy nhanh tốc độ xem xét các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và quy định kiểm dịch thực vật (PRA) đối với nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu vào nhiều thị trường như Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản; theo dõi sát diễn biến tình hình và tổ chức các đoàn công tác để vận động Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn.

c, Tổ chức nhiều chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia

- Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường để xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực đặc biệt là các nhóm sản phẩm mới, có tiềm năng giá trị gia tang.

e dựng phát triển thương hiệu lớn, có uy tín, gắn với chỉ dẫn địa lý. Phấn đấu năm

2020, có 40-50% đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu xây dựng và phát triển các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy MẠNH XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG NÔNG lâm THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG HOA kỳ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)