Quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 95)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Nga Phượng

4.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt

bàn xã Nga Phượng

Toàn huyện chỉ có 3 nhân viên VSMT, số lượng nhân viên vô cùng ít như vậy nên công tác thu gom phải được chia ra các giai đoạn và theo lịch trình, tiến độ cố định. Thường thì 3 nhân viên VSMT sẽ đi cùng nhau và cùng làm việc. 1 nhân viên sẽ lái xe chở rác, 1 nhân viên ở trên thùng xe để xếp các bao tải rác gọn gàng trên thùng xe, 1 nhân viên đi bộ phía sau xe để lấy các bao tải rác từ các hộ gia đình, dùng xẻng và chổi để dọn dẹp phần rác vương vãi trong quá trình thu gom.

Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã được thể hiện cụ thể trong sơ đồ sau:

Qua phỏng vấn, người dân cho rằng do đặc thù là vùng nông hông nên thông tin chủ yếu người dân nhận dược từ loa phát thanh xã và hông tin truyền miệng là chủ yếu. Ngoài ra, một phần thông tin nhỏ tiếp cận từ tivi qua các kệnh thời sự vào cuối ngày.

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ hoạt động thu gom rác thải trên địa bàn xã Nga Phượng

(Nguồn: Nhân viên VSMT, 2020)

Thực tế việc thu gom rác thải trên địa bàn xã được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Rác thải sinh hoạt công nhân thu gom lại trên các xe chở rác. Giai đoạn 2: Sau khi đã thu gom rác thải, xe chở rác chở thẳng ra điểm tập kết rác bao gồm bãi rác phía Bắc (tại xã Nga Giáp) và bãi rác phía Nam (xã Nga Văn, Nga Phượng).

Giai đoạn 3: Công nghệ lò đốt tại các bãi rác, đồng thời có phương án xử lý, kiểm soát chặt chẽ nước thải, khí thải phát sinh có thể gây ô nhiễm môi trường và tiến hành xử lý tại chỗ đối với các loại rác thải có khả năng dễ xử lý. Với 2 lò đốt này, khoảng 80% lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nga Sơn đã được xử lý. Tuy vậy, công tác trên mới được thực hiện ở mức độ tạm “chấp nhận được”.

Cán bộ môi trường sẽ bàn giao toàn bộ công việc cho tổ VSMT. Còn lịch trình cụ thể thì tổ VSMT phải tự lên kế hoạch rồi báo cáo kế hoạch cụ thể chi tiết với cán bộ môi trường. Từ lịch trình đó, cán bộ môi trường sẽ phổ biến đến các

Rác thải từ các

nguồn Vận chuyển Thu gom

Bãi rác Xử lý chôn lấp và sử

trưởng thôn, rồi trưởng thôn sẽ phổ biến lại với người dân trong thôn. Do số lượng nhân viên của tổ VSMT quá ít, chỉ có 3 người và đều là người trung tuổi nên để đảm bảo việc thu gom rác được thực hiện dễ dàng, hiệu quả nhất, thì người dân phải phối hợp chặt chẽ với nhân viên VSMT.

Thực tế tại địa phương, việc thu gom rác thải bước đầu đã đạt được những kết quả nổi bật. Nhưng trong quá trình thực hiện cần căn cứ vào tính chất, ngành nghề của người dân trên địa bàn toàn xã để tiến hành thu gom rác thải đạt hiệu quả bảo đảm gọn sạch và không ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động, và công việc của người dân. Do vậy, công ty môi trường, các tổ quản lý phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch và lịch thu gom rác thải. Cụ thể theo như điều tra thì các công nhân vệ sinh môi trường sẽ thu gom rác 1 tuần 2 lần từ các hộ dân. Việc thu gom này được các hộ nông dân chủ động phối hợp với nhân viên VSMT tại xã thực hiện. Nhìn chung công tác này thực hiện khá đều đặn hàng tuần và ý thức một bộ phận người dân thực hiện rất nghiêm ngặt.

Bảng 4.9: Lịch thu gom RTSH của công nhân VSMT

Thứ Buổi 2 3 4 5 6 7 Sáng ( 7h ) Nga Trung Nga Thạch Nga Phượng1 Nga Thái Nga Thủy Nga Phượng1 Nga Trung Nga Thạch Nga Thái Nga Thủy Chiều ( 16h ) Nga giáp Nga Bạch Nga Phượng2 Nga Tân Nga Điền Nga Phượng2 Nga giáp Nga Bạch Nga Tân Nga Điền

Qua điều tra, cho thấy lịch thu gom rác thải được quy định diễn ra cố định như sau: Vào thứ 3 và thứ 5, buổi sáng sẽ thu gom ở các thôn Đông Quang, Đông Thành, Đông Sơn, Mỹ Thuận, Mỹ Tho buổi chiều sẽ thu gom ở thôn Vân Hoàn, Đồng Đội, Giải Huấn, Hội Kê, Báo Văn. Buổi sáng, nhân viên VSMT sẽ bắt đầu làm việc từ 7h sáng, buổi chiều sẽ bắt đầu từ 16h. Do diện tích mỗi thôn khá rộng và không nằm trên hoàn tòan trục đường chính nên việc thu gom rác cũng diễn ra khá phực tạp. Với những thôn không có quá nhiều rác thải sinh hoạt thì chỉ thu gom trong khoảng hơn 1h đồng hồ. Mỗi nhà sẽ có các bao tải rác đặt ngay trước cổng, bên đường để nhân viên chỉ việc mang rác chất lên xe. Đối với các hộ gia đình ở trong ngõ hẹp thì sẽ phải mang rác ra đầu ngõ, ngay trục đường chính để nhân viên thu gom. Trên xe trở rác sẽ có loa thông báo, xe đi đến đâu thì các hộ mang hết rác ở trong nhà ra đường để nhân viên VSMT có thể thu gom rác một cách triệt để nhất.

Lịch trình là vậy, tuy nhiên, trên thực tế, theo điều tra phỏng vấn được thì không phải lúc nào nhân viên VSMT cũng làm việc theo đúng lịch như trên. Lí do là vì nhân viên VSMT chỉ có 3 người và họ đều làm sản xuất nông nghiệp nên

vào những ngày mùa bận rộn, hoặc gia đình có việc bận thì lịch thu gom sẽ bị thay

đổi mà không hề được thông báo trước.

Hộp 4.4: Lịch thu gom RTSH tại xã Nga Phượng

“Chúng tôi trước kia vốn làm nông nghiệp, từ năm 2009, sau khi ký hợp đồng VSMT với cty, chúng tôi nhận thêm công việc thu gom RTSH. Nhưng đó chỉ là công việc chúng tôi nhận thêm thôi, ruộng vẫn làm, không thể bỏ được. Vì thế nên những ngày mùa bận rộn, chúng tôi phải thay đổi lịch thu gom.Có những hôm, phải tranh thủ buổi trưa để đi thu gom RTSH.”

( Nguồn: Phỏng vấn anh Mai Anh Tuấn, 47 tuổi, nhân viên VSMT tại Thị Trấn lúc 17h ngày 27/08/2020)

Sau khi thu gom hết rác từ các hộ dân hoặc xe đầy rác, các công nhân vệ sinh môi trường sẽ đẩy xe rác ra điểm tập kết rác và để đến cuối ngày xử lý ngay tại bãi rác. Điểm tập kết rác khu vực gần cánh đồng, cách xa hộ dân cư. Điểm tập kết rác này của xã giường như đang ở mức độ quá tải vì mật độ dân cư trên địa bàn xã ngày càng đông trong khi đó địa điểm tập kết rác quá ít và diện tích nhỏ. Sự quá tải đã khiến bãi rác này không hợp vệ sinh khi hình thức chôn lấp là lộ thiên, việc thực hiện đốt rác thải tại đây không thể theo kịp với sự gia tăng lượng rác thải; hệ thống thu gom, xử lý khí thải, cũng như rỉ nước thải, rác thải chưa đạt quy chuẩn, do vậy đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại khu vực này.

Qua hộp 4.2 về tình hình thu gom RTSH tại trường học trong xã ta thấy việc thu gom dễ dàng hơn vì rác thải ở đây chủ yếu là rác hữu cơ có thể tái chế được và đã được phân loại trước khi tiến hành thu gom. Tuy nhiên, việc đốt rác thải trong khu vực trường học là điều vô cùng nguy hại. Bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu đồng thời việc đốt sẽ làm ô nhiễm bầu không khí xung quang gây ảnh hưởng khu dân cư.

Hộp 4.5: Tình hình thu gom RTSH tại trường học trong xã

“RTSH ở trường học chủ yếu là giấy nháp của học sinh, lá cây, vỏ hoa quả, bánh kẹo, chai nhựa, vỏ hộp, giấy bìa,.... do lượng rác thải hằng ngày quá nhiều đòi hỏi phải có những biện pháp xử lí để tránh gây ô nhiễm trong khuôn viên trường học. Vào sang sớm thì các học sinh sẽ quét dọn rác vào chỗ theo quy định và vào cuối mỗi ngày, bảo vệ và tổ quản lý vệ sinh của nhà trường phân loại và xử lí rác ngay tại trường. Rác ở trường học thường sẽ được xử lí theo hình thức là thiêu đốt. Gần đây, do tình hình dịch bệnh, học sinh chưa thể trở lại trường nên công việc của chúng tôi cũng không quá vất vả.”

( Nguồn: Phỏng vấn ông Mai Văn Đức, 58 tuổi, bảo vệ tại trường tiểu học xã) Thiệu Nguyên vào lúc 17h60p ngày 27/03/2020)

RTSH được tổ VSMT thu gom từ các nguồn phát sinh và được vận chuyển trực tiếp về bãi xử lí rác. Toàn bộ quá trình vận chuyển chỉ xử dụng duy nhất xe chở rác. Trong công tác vận chuyển, hoạt động vận chuyển RTSH, người dân cũng có ý kiến tồn tại vấn đề lượng rác thải nhiều nên quá trình vận chuyển lâu. Việc phương tiện qua thô sơ cùng với việc sử dụng đồ bảo hộ không kỹ càng và an toàn đang được người dân kiến nghị vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân viên cũng như chậm trễ quá trình xử lý rác lâu ngày gây nên việc quá tải khu tập kết rác mất mỹ quan khu dân cư.

Hộp 4.6: Ý kiến của người dân về hoạt động vận chuyển RTSH

Sau khi RTSH từ các gia đình, chợ, trường học, trạm y tế,...RTSH được đưa về khu vực tập kết rác thải của địa phương theo quy định. Qua tìm hiểu hoạt động xử lý RTSH của hộ trên địa bàn xã Nga Phượng hiện nay chủ yếu lựa chọn 03 hình thức tập kết và xử lý rác thải là tập trung vào thùng rác lớn, nhân viên đến tận nhà lấy và tập trung thành bãi rác lớn. Xã liên kết với công ty TNHH và VSMT huyện Nga Sơn trong việc xử lí rác thải. Việc xử lí này đều là do nhân viên VSMT làm và có sự hỗ trợ một phần của cán bộ và người dân địa phương. Khi lượng rác chở nên quá nhiều, nhân viên VSMT không thể xử lí hết được, thì xã sẽ thuê thêm người và phương tiện hỗ trợ san bớt các núi rác cao cho nó thấp xuống hoặc dùng biện pháp xử lý tạm thời là thiêu đốt do lượng rác thải quá nhiều.

“Do lượng rác thải khá nhiều nên quá trình vận chuyển tôi thấy rất lâu. Có những hôm tôi thấy xe chở rác đi qua nhưng do xe đã đầy rác nên không thể chất thêm lên được nữa. Lại phải đợi xe đưa rác về bãi rác rồi mới quay lại thu gom tiếp”

(Nguồn: phỏng vấn ông Vũ Văn Trung, 50 tuổi tại thôn Đông Sơn, xã Nga Phượng, vào lúc 7h60 ngày 26/08/2020 )

Bảng 4.10: Hình thức xử lý rác thải của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Đông Quang Đông Sơn Đông Thành

Chung (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tập trung thành thùng rác lớn 15 25 4 11,67 1 3,33 40 Đến tận nhà thu gom 7 6,67 0 0 13 26,67 33.33 Tập kết thành bãi rác lớn 2 1,67 16 21,67 2 3,33 26.67 chung 33,33 33,33 33,33 100

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2020)

Nhìn vào bảng trên ta thấy rất rõ hầu hết việc thu gom RTSH trên địa bàn xã các hộ gia đình đều đổ rác nơi tập kết để cho tổ công tác vệ sinh môi trường đến thu gom. Tuy nhiên, do đặc điểm khu dân cư khá phức tạp nên việc thu gom gặp nhiều khó khăn. Đông Quang là một thôn nằm ở cuối xã cho nên tỷ lệ rác thải phải cho vào thùng rác lớn chiếm 40%, Đông thành là một thôn nằm ở trục đường chính trung tâm của xã hầu hết các hộ gia đình đều có thể mang rác ra mặt đường để nhân viên thu gom tránh mất thời gian, Đông Sơn là thôn nằm đầu xã tuy nhiên đây là thôn gần với địa điểm tập kết rác cuối cùng để xử lý nên người dân đem rác lên khu tập kết hoặc có thể tập trung thành một khu rồi nhân viên lấy đi.

Tuy mọi người đã có ý thức để rác nơi tập kết nhưng trong số đó vẫn còn xuất hiện tình trạng người dân vẫn xả rác vừa bãi ra môi trường, đòi hỏi cán bộ làm công tác môi trường cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Ở khu vực nông thôn, do dân số khá đông mà hố rác thì ít, tổ thủ gom hoạt động không hiệu quả thậm chí còn có tình tạng vứt rác ra mương rãnh thót nước gây tắc kênh mương và ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, việc tận dụng thực phẩm thừa để chăn nuôi gia súc gia cầm là hình thức khá tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo vệ sinh giúp cho quá trình tái chế rác thải trở nên dễ dàng hơn.

Phân loại rác thải sinh hoạt là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình xử lý rác thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí nhưng người dân trên địa bàn xã hiện nay vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về việc/ loại rác tại nguồn. Điều này gây cản trở không nhỏ đến quá trình thu gom vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn xã.

Nhìn chung, các hộ đều có vận dụng chứa đựng rác thải, nó có thể là nhiều vận dụng khác nhau nhưng đều góp phần làm môi trường xanh, sạch, đẹp. Rác thải sinh hoạt được người dân sử dụng tùy vào mục đích khác nhau sẽ đựng vào vận dụng của hộ. Có thể nói, việc sử dụng túi ni long thì là điều không thể tránh bởi khi đi chợ hay mua hang hóa ở khu vực nông thôn đều được sử dụng túi nilon. Người dân tận dụng túi đó để đựng RTSH hằng ngày và dung một lần rồi vứt đi.Mặt khác, đựng rác vào túi nion dễ vận duyển và tiết kiệm, thuận tiện cho quá trình thug gom rác. Bện cạnh đó, không thể không kể đến đựng rác thải vào xô nhựa có nắp giúp cho quá trình sử dụng lâu bên hơn không gây nhiều mùi hôi thối như không co nắp đậy, có thể dung lại nhiều lần, có sức chứa lớn phù hợp với điều kiện gia đình có lượng rác thải lớn. Như vậy 100% hộ đều có vận dựng chứa rác, việc lựa chọn vật dung chứa rác của các hộ đều mang tính chất gọn nhẹ, dễ di chuyển, có sức chứa lớn và phù hợp với điều kiện, hoàn canh của từng hộ.

Bảng 4.11: Tình hình lưu trữ rác thải của các hộ gia đình

Chi tiêu

Đông Quang Đông Sơn Đông Thành

Chung (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Thùng có nắp 5 8,33 6 10 9 15 35 Thùng không nắp 9 15 7 11,67 4 6,67 28,33 Túi nilon 7 11,67 4 6,67 9 15 36,67 Chung 33,33 33,33 33,33 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)

Trong nguồn RTSH của các hộ gia đình bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Qua điều tra các hộ gia đình, tôi biết được một phần các hộ gia đình phân loại rác. Tuy nhiên, một bộ phận họ chưa thể phân loại rác do không có thời gian hoặc không được chính quyền yêu cầu. Đáng nói ở đây các hộ phân loại rác lại là lượng rác thải từ các hộ nông nghiệp tương đối lớn và nguy hại nhưng họ lại không phân loại. Chính vì vậy, chúng ta nhận ra được rằng trình độ học vấn ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân loại rác. Chỉ một số ít hộ phân ra những loại bán được, tái sử dụng được và thực phẩm thừa. Rác thải sinh hoạt đa phần sẽ được đựng vào bao tải hoặc túi nilon

Hộp 4.7: Ý kiến của nhân viên VSMT về khó khăn trong việc phân loại RTSH.

1. Rác Thải sinh hoạt thải ra quá nhiều nhưng người dân chưa biết cách phân loại. Đa phần do không có thời gian và suy nghĩ có nhân viên vệ sinh đến lấy nên họ có thói quen không phân loại.

2. Nguồn gốc rác thải quá nhiều không phân loại hết được.

(Nguồn : phỏng vấn ông Lê Tuấn Anh, 51 tuổi, nhân viên tổ VSMT)

Hầu hết tổ công nhân VSMT đều có ý kiến cho rằng khó khăn trong việc phân loại rác chủ yếu là do ý thức của người dân chưa thực sự tốt, số lượng công nhân, dụng cụ thu gom cũng như đồ bao hộ chưa đầy đủ trong khi lượng rác thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)