Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 69)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

3.2.Phương pháp nghiên cứu

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Những thông tin, tài liệu có liên quan như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thông qua các phòng ban của UBND xã Nga Phượng.

Các số liệu thu thập thông qua các cơ quan của UBND xã Nga Phượng. Tìm hiểu qua báo cáo, tạp chí, báo cáo tốt nghiệp của khóa trước, mạng internet...

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp điều tra chọn mẫu: điều tra hộ gia đình, nhân viên tổ vệ sinh môi trường, cán bộ quản lý môi trường trên địa bàn xã Nga Phượng.

Đối với hộ gia đình: Chọn 60 hộ để nghiên cứu dựa vào điều kiện kinh tế khác nhau, ngành nghề khác nhau, số nhân khẩu nhiều ít khác nhau.

Đối với nhân viên vệ sinh môi trường: Tiến hành điều tra 3 nhân viên VSMT trên địa bàn xã Nga Phượng

Đối với cán bộ quản lý môi trường: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý môi trường của xã Nga Phượng

Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại những gì mình thấy được trong quá trình điều tra tại các hộ gia đình, tại nơi tập trung rác thải cũng như những bất cập trong công tác quản lý RTSH tại xã Nga Phượng.

3.2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Bằng phương pháp xử lý số liệu và qua điều tra, Tổng hợp, chọn lọc các thông tin cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng số liệu xử lý trên máy tính bằng excel để đưa ra kết quả cuối cùng.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tình hình kinh tế - xã hội,

phân tích đánh giá thực trạng quản lý RTSH, những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý RTSH, đánh giá nhận thức và ứng xử của người dân về vấn đề quản lý RTSH.

Thu thập và phân tích các số tương đối, số tuyệt đối để phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra sự liên quan, tác động và ảnh hưởng của các chỉ tiêu này đến công tác quản lý RTSH tại địa phương. Từ đó có thể so sánh tình hình kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất đai, tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã. So sánh giữa các năm về tổng lượng RTSH dể thấy được sự biến động về lượng rác. So sánh giữa các thôn, giữa các nhóm hộ về cùng một chỉ tiêu để đưa ra nhận xét khách quan nhất. Rồi từ đó đánh giá được thực trạng RTSH trên địa bàn xã, giúp cho việc đưa ra giải pháp phù hợp và đúng đắn. Thông qua ý kiến cuả chuyên gia: Thu thập ý kiến, trao đổi với giáo viên hướng dẫn, các bộ quản lý môi trường tại địa phương để tìm ra hướng đi đúng đắn, đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn. Sử dụng các hộp để chuyên khảo: Thu thập ý kiến từ hộ gia đình, nhân viên VSMT để nắm bắt được những thông tin về thực trạng, tình hình RTSH tại xã Nga Phượng. Từ đó xác định các biện pháp phân loại, thu gom, xử lý RTSH hợp lý và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.

3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu

Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ kinh tế - xã hội

Số hộ, số nhân khẩu.

Tình hình cơ sở hạ tầng như: giao thông, giáo dục,…

Tình hình dân số lao động của xã.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình khối lượng rác thải sinh hoạt của khu

vực nghiên cứu.

Cơ sở vật chất dùng cho công tác thu gom RTSH: những công cụ và phương tiện để thu gom, được hỗ trợ hay không hỗ trợ nếu được hỗ trợ thì hỗ trợ bao nhiêu, như thế nào.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh các hoạt động quản lý thu gom RTSH tại xã

Phượng Nga , huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Số lượng RTSH thu gom tại xã Nga Phượng.

Số lượng lao động thu gom, số lượng xe, các phương tiện trang bị lao động bao gồm xe đẩy, xe chuyên dụng chở rác, xẻng xúc rác, quần áo bảo hộ lao động, chủng loại xe thô sơ và xe ô tô vận chuyển rác thải, kích thước xe vẫn chuyên rác thải.

Tài chính: số tiền chi cho thực hiện công tác thu gom RTSH bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và mức thu nhập phải trả cho vệ sinh viên, mức phí hộ gia đình phải đóng cho việc thu gom rác thải hàng tháng.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý rác thải sinh hoạt của xã Hình thức thu gom rác thải.

Tỷ lệ thu gom rác thải.

Tỷ lệ rác thải được phân loại để tái chế và tái sử dụng. Tỷ lệ cơ giới hóa công tác duy trì về bảo vệ môi trường. Tỷ lệ rác thải được thu gom.

Tỷ lệ tổ chức/cá nhân vi phạm về bảo vệ môi trường. Chi phí cho công tác thu gom.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của công tác quản lý rác thải sinh hoạt của xã Nga Phượng.

Số lần thu gom RTSH/tuần, số chuyến/ngày. Thời gian biểu cho xe vận chuyển.

Tần suất thu gom và lượng thải sinh hoạt Số điểm tập kết rác, trung chuyển rác. Các chính sách về lao động…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 69)