Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 74)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

4.1.2Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa

4.1 Thực trạng RTSH trên địa bàn xã Nga Phượng

4.1.2Nguồn gốc phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa

Nga Phượng

Rác thải sinh hoạt sinh ra từ các nguồn khác nhau thì thành phần rác thải sẽ khác nhau, cụ thể:

Bảng 4.2 Nguồn gốc phát sinh rác thải

STT Nguồn phát sinh RTSH Thành phần rác thải sinh hoạt

1 Khu dân cư, hộ gia đình Thực phẩm, giấy, gỗ, vải, cao su, nhựa, thủy

tinh, bột giặt, chất tẩy trắng,…

2 Chợ, khu thương mại Giấy carton, thực phẩm, plastic, thực phẩm,

thủy tinh, nilon,…

3 Cơ quan công sở, trường học Giấy, thực phẩm, thuốc lá, bã chè, thủy tinh,…

4 Khu xây dựng, đường Cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác

động vật chết, đất đá, gỗ, thép, gạch,…

5 Trạm y tế Xi lanh, giấy, kim tiêm, thủy tinh, bông

băng,...

(Nguồn: Tổ quản lý môi trường xã Nga Phượng)

Với sự phát triển nhanh của xã hội, rác thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và tăng một cách không mong muốn. Nhiều rác thải hơn có nghĩa là nhiều hơn sự tiêu thụ và lãng phí nguồn tài nguyên. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn rác thải.

Chất thải từ khu dân cư chủ yếu là chất thải rắn, chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy hoặc phân hủy nhanh đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, được thải bỏ từ các quá trình chế biến, buôn bán và tiêu dùng thực phẩm. Ngoài ra, vẫn

tiềm ẩn một số chất thải rắn, không bị phân hủy thối rữa nhưng có thể gây ra

bụi, như các phần còn lại của quá trình cháy (như tro xỉ, tro than…), thải ra từ các hộ gia đình hoặc từ các bếp, lò đốt; các đồ gia dụng đã qua sử dụng, được làm từ các loại vật liệu khác nhau. Đặc biệt, khi nhu cầu càng cao thì các dịch vụ công cộng kéo theo càng lớn, nơi đây là nơi sản sinh ra các chất thải rắn không nguy hại khác, không bị phân hủy thối rữa hoặc có thể ít bị phân hủy thối rữa, như giấy và các sản phẩm giấy đã qua sử dụng, đồ nhựa, chai lọ thủy tinh, kim loại, gốm sứ, đất cát, sỏi, bụi đất … được thu gom từ các khu vực công cộng (như bãi tắm, công viên, sân chơi) các điểm dịch vụ, công sở, trường học …, hoặc đường phố.

Ngoài ra, loại rác được thải ra do phá dỡ, cải tạo các hạng mục/công trình xây dựng cũ, hoặc từ quá trình xây dựng các hạng mục/công trình mới (nhà, cầu cống, đường giao thông …), như vôi vữa, gạch ngói vỡ, bê tông, ống dẫn nước bằng sành sứ, tấm lợp, thạch cao … và các vật liệu khác.

Các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất các nhà máy, xí nghiệp, gồm:khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng, chúng dễ gây ra cháy nổ, ngộ độc, tác động không tốt đến sức khỏe của con người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác. Chất thải rắn như sắt thép kim loại bị gỉ cũ kĩ gây ít hoặc không nguy hại nhưng chúng cần phải được xử lý dọn dẹp hay tái chế cẩn thận. Đáng chú ý là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế chất thải chiếm tỉ lệ cao nhất liên quan đến các chất độc hại như thủy ngân, chì, kẽm,... Cho nên, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.

Thành phần chính mà hằng ngày hộ gia đình, trường học, cơ quan thải

ra ngoài môi trường. Chất hữu cơ là loại được thải ra nhiều nhất chiếm hầu

hết ở các thôn bao gồm các loại rau củ quả hay thức ăn thừa thải ra từ các hộ, chợ, trung tâm thương mại, các loại lá cây, than, cành cây có thể đem di ủ làm phân sinh học hoặc thức ăn cho các loại động vật khác. Ngoài ra, do đặc điểm địa bàn là một xã nông thôn nên trong quá trình sản xuất nông nghiệp thải ra một lượng phân bón, thuốc BVTV khá lớn ngấm trực tiếp vào lòng đất và gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó là các loại chất tẩy rửa, nhựa khó tiêu hủy, bơm kim tiêm, chất ăn mòn da là những chất nguy hại với môi trường chiếm 55% đây là một tỷ lệ khá cao. Đồng thời, trong qua trình sử dụng thì chúng ta có thể tận dụng một phần nhỏ các loại rác để đem đi tái chế cũng như sử dụng lại chiếm khoảng 45% điều này giúp giảm thiểu được lượng rác thải ra môi trường nhằm tiết kiệm chi phí sinh hoạt cũng như là bảo vệ môi trường sống. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết thành phần rác thải ở một số địa phương qua điều tra.

Bảng 4.3: Thành phần rác thải sinh hoạt

Đơn vị: % Thành phần rác

rải sinh hoạt Đông Quang Đông Sơn Đông Thành Tỷ lệ

Vô cơ 50 35 50 45

Độc hại 50 65 50 55

Tổng 100 100 100 100

Trước năm 2019, khi chưa xây dựng chợ chính thức, trên địa bàn xã có 2 điểm họp chợ là Chợ Sy và Chợ hôm. Sau khi chợ được xây dựng, 2 địa điểm này thành một điểm hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa. Tuy vậy, rác thải ở đây cũng được người bán hàng thu dọn lại thành đống nên cũng khá gọn gàng, sạch sẽ, không gây ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan môi trường hay gây khó khăn cho việc thu gom RTSH của nhân viên VSMT. Theo nhân viên tổ VSMT, rác thải tại chợ khoảng hơn 70kg. Ý thức của người bán hàng khá cao nên việc thu gom RTSH tại các chợ này khá dễ dàng.

Dân số tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng, bên cạnh đó thì kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tỷ lệ thuận với mức tăng thu nhập. Từ đó, lượng RTSH cũng ngày càng tăng gây áp lực cho môi trường và công tác quản lý VSMT. Thực tế, lượng rác thải do con, và động vật trong quá trình sống không có nhu cầu sử dụng được loại bỏ ra ngoài môi trường. Đây là loại rác chiếm tỉ trọng cao nhất bởi được sinh ra từ bất kỳ đâu. Nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Đối với hệ thống các cơ quan đơn vị hành chính, trường học và các tổ chức, đơn vị xã hội khác trên địa bàn xã thì những hoạt động công việc chủ yếu như văn phòng, bàn giấy, học tập cho nên lượng rác thải ra từ những nguồn này cũng tương đối đơn giản. Ở trường học thì rác thải chủ yếu là các loại giấy báo và cành lá cây khô nên được đốt tại trường theo ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 74)