PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH
4.3.3. Năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của chính quyền địa
Xã Nga Phượng là một đơn vị hành chính do UBND xã Nga Phượng quản lý, hiện nay vấn đê vệ sinh môi trường và vấn đề rác thải sinh hoạt trên địa bàn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý của nhà nước ta vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống, không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình đang diễn ra. Hiện nay, hầu hết ở cấp địa phương Mô hình quản lý quản lý cho đến nay vẫn theo kiểu huyện bàn giao cho xã, sau đó bàn giao về các thôn. Đây là kiểu mô hình chỉ mang tính chất hình thức, thi đua theo phong trào lấy thành tích chứ thực tế thì hiệu quả đạt được không hiệu quả.
Về phía chính quyền địa phương, chưa tạo được điều kiện thuận lợi và cần thiết giúp đỡ cho các công nhân làm công tác vệ sinh môi trường để hoạt động có hiệu quả hơn trong việc tuyên truyền mọi cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị tổ chức xã hội chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đúng quy định. Nguồn kinh phí hỗ trợ của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, hàng năm tổ công tác vệ sinh môi trường được nhận hỗ trợ về tài chính từ ngân sách trên trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý RTSH, nhưng nguồn hỗ trợ này lại được phân phối qua UBND xã mà không được chuyển trực tiếp đến tổ vệ sinh môi trường và đến tay của tổ vệ sinh môi trường thì còn lại rất thấp.
Về công tác chỉ đạo điều hành: Ở cấp địa phương hầu hết các địa phương coi trọng ván đề bảo vệ môi trường, chỉ đạo các xã huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác BVMT, phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh nông thôn phải được gắn liền với công tác BVMT, đặc biệt phát
huy vai trò của cộng đồng, chú trọng công tác tuyên truyền, nầng cao nhận thức của xã hội về BVMT. Các quan điểm chỉ đạo này đã được cụ thể hóa vào các chính sách thông qua một số văn bản hoặc điều khoản trong quy định, hướng dẫn BVMT nông thôn mới. Đây là một trong những chuyển biến rất tích cực trong công tác quản lý nhà nước về BVMT nông thôn mới hiện nay.
Đối với chỉ tiêu thực hiện tiêu chí môi trường trong nông thôn mới, các địa phương có sự quan tâm, chú trọng nhất định, song mức độ quyết liệt và hiệu quả chưa cao. Vẫn nhiều nơi cho nợ tiêu chí này.
Như vậy, cơ chế quản lý của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phối hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ tổ công tác vệ sinh môi trường trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải đúng nơi quy định.
4.3.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về vệ sinh môi trường
Xã Nga Phượng là một xã trọng điểm của huyện Nga Sơn trong những
năm qua liên tục phát triển mạnh về kinh tế xã hội, đặc biệt các công ty lớn nhỏ có vốn đầu tư của nước ngoài cũng như các công ty tư nhân cùng với mặt bằng chung khu dân cư ngày càng phá triển nhanh chóng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường của xã đang gặp phải vấn đề ô nhiễm, lượng RTSH ngày càng nhiều. Tuy vậy vấn đề về RTSH lại được địa phương quan tâm chưa thực sự đúng cách.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường thì cần phải tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì thế phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi người dân, cộng đồng.
Dưới đây là bảng tổng hợp các hình thức tuyên truyền trên địa bàn xã Nga Phượng.
Bảng 4.16: Hình thức tuyên truyền tại địa bàn xã Nga Phượng
STT Hình thức Tần suất
1 Loa phát thanh 2lần/tuần
2 Tổ VSMT 8 lần/ tháng
3 Áp phích, khẩu hiệu 2 lần/năm
(Nguồn: UBND xã Nga Phượng, 2020)
Qua bảng 4.13 cho ta thấy việc tuyên truyền phổ biến tại xã hiện nay chưa được chú trọng cho lắm. Tuyên truyền trên loa phát thanh của xã cũng chỉ 2 lần một tuần vào 5h30h sáng hoặc 18h chiều, chưa có các lớp tập huấn, điều này cho thấy người dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề RTSH. Tổ VSMT 8 lần/tháng, áp phích khẩu hiệu là 2 lần/năm. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa các hình thức như tần suất các hình thức, để nó trở nên phổ biến hơn đồng thời mở các lớp tập huấn phân loại rác thải cũng như trang bị them kiếm thức cho người dân về phân loại rác thải và mức độ nguy hại của rác thải gây nên đối với các hộ trên địa bàn toàn xã.