PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Một số nhận xét
Nga Phượng là một xã của huyện Nga Sơn nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa, là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế liên quan đến công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao và một số ngành nghề truyển thống. Đặc biệt, xã có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh các ngành kinh tế. Quốc lộ 10 và đường bộ ven biển sẽ được xây dựng chính là “cầu nối” thuận lợi để kết nối giao thương của xã với các huyện, tỉnh khác. Xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn nằm trên trục hành lang hỗ trợ phát triển kinh tế vùng phía Bắc của tỉnh, gồm: Nga Sơn - Bỉm Sơn - Thạch Thành - Bá Thước và kết nối với toàn bộ khu vực miền núi phía Tây.
Năm 2019, Nga Phượng trở thành “xã nông thôn mới” với hệ thống cơ sở hạ tầng khang trang, đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong tương lai. Khi các tiềm năng và lợi thế vùng đã được chỉ rõ, xã có thể xác định những thế mạnh
riêng cần để phát triển kinh tế địa phương đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng môi trường tại xã. Nhờ quá trình phát triển kinh tế trong những năm gần đây đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, mức độ tiếp cần thông tin và ý thức trách nhiệm với bảo vệ môi trường theo đó ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, mặc dù xã Nga Phượng là một xã nông thôn của huyện Nga Sơn trong những năm trở lại đây xã đã có những thay đôi cơ bản về bộ mặt kinh tế nhưng vẫn còn một số khó khăn đang gặp phải đặc biệt là nguồn lực hỗ trợ cơ bản. Đồng thời đây cũng là một nguyên nhân của vấn đề đầu tư trang thiết bị cũng như là điều kiện đẩy mạnh tiềm lực cho giải quyết các vấn đề về chất lượng cũng như công tác quản lý rác thải của chính quyền địa phương.
Dân số gia tăng kéo theo các nhu cầu cấp thiết liên quan đến đời sống ngày càng đòi hỏi cao hơn là một trong những lý do cấp thiết và lâu dài đối với công tác thu gom, xử lý chất thải của xã ngày càng khó khăn. Mặc dù xã đã tích cực tuyên truyền và nhắc nhở song một bộ phận người dân vẫn còn ý thực chưa đúng đắn về vấn đề này.Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ, bảo hiểm cho nhân viên vệ sinh môi trường còn chưa có. Nguồn kinh phí hỗ trợ nhà nước cho công tác môi trường còn thấp, đại phương không đủ chi phí chi trả. Công tác chỉ đạo giữa các cơ quan ban ngành với người dân chưa chặt chẽ. Theo người dân địa phương thì lịch thu gom còn ít, tuyên truyền phát thanh ko rõ đã anh hưởng đến công tác quản lý rác thải ở địa phương.