PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý RTSH
4.3.1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ thu gom
Để công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ngày một hiệu quả hơn thì không thể thiếu các trang thiết bị phục vụ. Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình thu gom và xử lý RTSH, số lượng trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải còn rất thô sơ thiếu phương tiện chuyên dụng làm giảm hiệu quả thu gom rác. Cơ sở trang thiết bị cho đội thu gom còn thiếu thốn, 6/10 người thực hiện điều tra cho rằng trang thiết bị của họ chưa đầy đủ. Trong khi nó là yếu tố quan trọng bảo vệ sức khỏe cho người thu gom RTSH.
Bảng 4.12: Dụng cụ phục vụ cho công tác thu gom của các nhân viên VSMT
STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng 1 Xe tải chở rác Cái 1 2 Chổi Cái 4 3 Xẻng Cái 2 4 Xúc rác Cái 2 5 Cuốc Cái 1
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)
Theo bảng số liệu điều tra trên, ta thấy rằng các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển RTSH của xã Nga Phượng vẫn còn ở mức tương đối, chưa đáp ứng nhu cầu công việc để nhân viên vệ sinh môi trường có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.
Ngoài dụng cụ phục vụ cho công tác thu gom thì các công nhân vệ sinh môi trường còn được trang bị thêm các thiết bị bảo hộ lao động cụ thể là:
Bảng 4.13: Thiết bị bảo hộ lao động của nhân viên vệ sinh môi trường
STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng
1 Găng tay vải Đôi/người/năm 2
2 Găng tay cao su Đôi/người/năm 2
3 Khẩu trang Chiếc/người/năm 1
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)
Theo bảng điều tra trên ta thấy các trang thiết bị bảo hộ của nhân viên vệ sinh môi trường gồm: găng tay vải, găng tay cao su, khẩu trang và ủng. Quần áo bảo hộ cho nhân viên VSMT lại không có. Những trang thiết bị được cấp, nhìn sơ qua thì số lượng được phát mỗi năm quá ít chỉ đủ dùng trong một tháng như gang tay vải, găng tay cao su chỉ một vài lần đi thu gom rác các đôi gang tay này đã rách, hở hết các ngón vì thế mà các nhân viên vệ sinh môi trường lại phải tự bỏ tiền đi mua những đôi mới để tiếp tục làm việc. Điều này, gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tài chính của nhân viên VSMT, đồng thời nó cũng làm ảnh hưởng đến một phần tâm lý của NVMT trong thu gom và xử lý rác thải.
Thực tế cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý RTSH và chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên tình trạng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, xử lý không đảm bảo an toàn vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người đang diễn ra rất nhiều trên địa bàn, nhiều hộ gia đình, cá nhân vẫn không chịu chấp hành có thái độ tiêu cực khiến vấn đề thu gom xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn.
Ý thức của người dân là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý RTSH, nếu ý thức của người dân cao thì công tác quản lý rác thải sinh hoạt
cũng được cải thiện và ngược lại. Có thể nói nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại RTSH là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý RTSH, công tác này cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ và người dân, chính quyền các cấp.
Trong những năm qua việc vận động tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường của các cấp chính quyền qua đài phát thanh mỗi chiều, các cuộc tập huấn, khẩu hiệu nhắc nhở của ban lãnh đạo xã đang còn chưa cao, đặc biệt cán bộ địa phương xã chưa tổ chức tập huấn cho người dân về phân loại rác cũng như việc đưa cán bộ có chuyên môn về làm việc ở bộ phận quản lý môi trường mà còn là cán bộ trái ngành. Vì vậy mà sự thay đổi cũng như ý thức người dân về vấn đề này vẫn chưa được cải thiện.
Theo như nhận xét của tổ VSMT về ý thức của người dân trong công tác quản lý RTSH hiện nay có một phần cải thiện hơn trước. Người dân đã dần bỏ thói quen xả rác bừa bãi, RTSH trước khi thu gom được các hộ dân cho vào thùng đựng rác, túi tải,...để đợi công nhân VSMT đi thu gom.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn xuất hiện những một số tiêu cực. Người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác thải để dễ xử lý. Một số hộ chưa thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường đã vứt rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định, vẫn còn hiện tượng đổ rác ra đê, sông, mương, ở các khu vực vắng dân cư. Đặc biệt là ở các khu vực có họp chợ, nơi mà có rất nhiều các thành phần rác thải khác nhau mà lại không được thu gom vứt bừa bãi gây khó khăn không nhỏ cho tổ VSMT.
Hầu hết chúng ta có thể nhận thấy rằng trình độ học vấn ảnh hưởng một bộ phận không nhỏ người dân tham gia phân biệt rác thải. chúng ta có thể nhìn thấy được chủ yếu người không biết phân biệt các loại các tập trung ở
dưới bậc THPT. Phần lớn mọi người nghĩ các loại rác thải bỏ đi thì như nhau nên cũng để chung mà không phân biệt, chưa kể các hộ này đều là nông nghiệp nên cũng không có nhiều thời gian để phân biệt các loại rác.
Trình độ học vấn từ THCS đến trên đại học đều có mức độ phân biệt các loại rác khá ổn định. Hầu như đều có kiến thức sơ lược về thành phần cũng như các phân loại do họ học được từ các kiến thức trên trường học hoặc do họ làm việc trong các cơ quan tổ chức nên văn hóa công sở đều yêu cầu phân loại đã tạo cho học môt thói quen phân loại rác.
Bên cạnh đó, những người được đào tạo ở mức cao hơn, đặc biệt họ là người làm trong công tác nhà nước. Đây là một thế mạnh giúp cho những người này truyền tải thông tin đến địa phương dễ dàng hơn. Chưa kể đến, khi mà trình độ cao hơn đồng nghữa với mức thu nhập của các hộ sẽ cao hơn, họ sẵn sang trả mức phí này vì họ cho rằng, thay vì bỏ thời gian ra xử lý họ có thể đi nghỉ ngơi và mất một khoản phí khá nhỏ so với thu nhập để chi trả.
Dưới đây là bảng tổng hợp ảnh hưởng của trình độ học vấn của người dân tại 3 thôn trên địa bàn cụ thể:
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ phân loại rác thải của hộ
Chỉ tiêu
Có phân loại Không phân loại
Chung (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Tiểu học 2 3,33 3 5 8,33 THCS 6 10 12 20,01 30 THPT 4 6,67 16 23,33 30 Đại học và sau ĐH 17 28,33 1 3,34 31,67 Chung 48,33 51,67 100
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2020)
Theo đó, trình Độ học vấn càng cao, công việc ổn định, người dân có xu hướng không có thời gian vì vậy họ chấp nhận mức chi phí mà bỏ ra cho dịch vụ. Tuy nhiên, một số hộ nông dân thì họ không hài lòng, vì họ cho rằng khi mà họ làm nông nghiệp thường tận dụng thực phảm thừa cũng như cac loại rau để chăn nuôi cùng với đó là làm phân ủ sinh học nên trả phí là mức mà họ không thấy thỏa đáng. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình là người lớn tuổi thì không biết phân loại rác thải sinh hoạt, chưa kể đến những người thu gom rác thường quan tâm nên họ không thường xuyên nhắc nhở. Chính vì vậy, các cấp chính quyền cần phân mức chi phí RTSH ra làm nhiều đơn vị để quản lý mức chi phí họ phải trả cho phù hợp.
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của thu nhập đến mức độ phân biệt rác thải của hộ
Chỉ tiêu
Không biết Trung bình Khá Tốt Chung
(%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 2-5trđ 4 6,68 12 36,67 4 8,33 1 1,67 53,33 5-10trđ - - 3 5 7 16,67 9 18,33 38,33 10- 15trđ - - - - - - 5 6,67 8,33 Chung 6,67 41,67 25 26,67 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, mức thu nhập càng cao tỷ lệ thuận với mức sẵn lòng chi trả để sử dụng dịch vụ công cộng của người dân ngày càng cao. Cùng với đó là người dân cũng có ý thức phân biệt các loại rác hơn. Ví dụ: thuốc trừ sâu, bao nilon, thực vật, động vật chết,... đây đơn giản là rác thải sinh hoạt nói chung chung của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta có mức thu nhập cao hơn thì họ có thời gian ngồi lại xem báo đài, xem tin tức để hiểu nó là rác như thế nào, phân biệt ra sao thay vì họ lam lũ đầu lấm chân bùn kiếm tiền mà vô tình không để ý. Đây là thực trạng rất phổ biến ở khu vực đồng quê Việt Nam hiện nay.
Cơ sở hạ tầng tấp kém như đường giao thông nông thôn quá nhỏ cho vận chuyển rác thải. Dân cư không tâp trung, địa hình phức tạp làm tăng chi phí thu gom, vận chuyển chất thải. Bên cạnh đó, kể đến tập quán sống theo
làng, bản, dòng họ mỗi nơi có tập quán sinh sống riêng dẫn đến khó khăn trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn tập trung