Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 55)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cơ sở thực tiễn trong quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam

2.2.3 Bài học kinh nghiệm

Việc quản lý lượng chất thải đang là một thách thức lớn đối với nhiều nước trên thế giới không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Thiết lập cơ sở hạ tầng cho việc tái chế chất thải và sản xuất năng lượng, nâng cao chất lượng các bãi chôn lấp rác thải.

Nên có sự liên kết giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng dân cư trong việc quản lý rác thải, nên khuyến khích tận dụng lại nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, khuyến khích người dân sử dụng rác tái chế là nguyên liệu sản xuất.

đồng, phải huy động và phát huy nội lực chính của địa phương dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền. Hơn nữa nên mở rộng chương trình giáo dục trong nhà trường, trong nhân dân… có như vậy việc quản lý mới hiệu quả.

Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, ban ngành đặc biệt trong việc quản lý rác thải sinh hoạt.

Nâng cao năng lực của cộng đồng trong việc quản lý rác thải sinh hoạt tại các thôn, xóm.

Ở địa phương, xây dựng mô hình xử lý rác phù hợp từ việc thu gom rác thải tới xử lý rác thải.

Ở Việt Nam, các mô hình quản lý rác thải đưa ra cũng đã được thực hiện trong những năm qua và đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác quản lý và xử lý rác thải trên toàn quốc cũng như địa phương. Tuy nhiên, các mô hình đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế, chưa triệt để, về công tác quản lý của ban ngành lỏng lẻo, cán bộ địa phương và ý thức của người dân về nhận thức mô hình đưa ra. Qua đó, rút ra bài học trong công tác quản lý, xử lý rác thải đó là : Những mô hình đưa ra cần được thực hiện dứt khoát và triệt để, sự tiếp cận của các cơ quan ban ngành cũng như người nông dân cần được mở rộng hơn để người dân trực tiếp nhận thức được tác hại của xả rác bừa bãi và giữ gìn vệ sinh môi trường trong lành hơn.

Chính vì thế, một số mô hình thu gom phân loại rác trong công tác thực hiện bảo vệ môi trường của tỉnh Hưng yên đã được nhân rộng. Thời gian vừa qua, triển khai công tác BVMT khu vực nông thôn mới, với sự quyết liệt chỉ đạo của UBND tỉnh, Tỉnh ủy, sở TNMT đã phối hợp với các tổ chức chính trị và nhân dân trong tỉnh đã tổ chứ thu gom, vận chuyển, phân loại RTSH nông thôn tại hộ gia đình. Năm 2012, thí điểm mô hình tại 100 hộ gia đình, sau đó nhân rộng mô hình tại 820 hộ trên toàn tỉnh. Hộ tham gia chương trình được hỗ trợ 1 thùng xử lý rác thải hoặc nắp hố rác di động và chế phẩm vi sinh của Viện công nghệ Môi trường. Cung cấp tài liệu hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt và sử

dụng chế phẩm sinh học theo đúng quy trình. Viêc triển khia mô hình phân loại rác thải thải tại hộ gia đình không những làm giảm ô nhiễm môi trường mà đến nay, gần 22 nghìn hộ trong tỉnh đã tham gia thực hiện phân loại , xử lý rác thải hữu cơ , đã có 815 thôn, khu phố lập tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản, đạt gần 100% số thôn , khu phố của tỉnh; 50% số thôn có bãi tập kết rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh; 58% lượng rác thải sinh hoạt được tập trung xử lý. Thành công của mô hình phân loại và xử lý RTSH tại gia đình mang lại hiệu quả và được đánh giá rất cao. Tỉnh tiếp tục phấn đấu đến năm 2020 đạt 50% số hộ trên địa bản tỉnh thực hiện phân loại , xử lý rác thải nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. ( Theo quyết định số 4072/QĐ-BN-VPĐP ngày 15/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân ngày một nâng cao thì lượng rác thải cũng ngày một nhiều và nếu không được thu gom xử lý rác thải sẽ gây ô nhiễm môi trường sống. Tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như Bãi rác Sầm Sơn, Phú Sơn với lượng rác thải khổng lồ mỗi ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường, phát tán mùi hôi thối, nước rỉ rác tạo thành khối lượng lớn khí metan (CH4) gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm cho khu vực xung quanh. Chính vì vậy, trên địa bàn xã Hà Vân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóatrong đề án chương trình xây dựng nông thôn mới, với tiêu chí thứ 17 về môi trường là rất quan trọng. Xã đã đẩy mạnh việc tuyên truyền cho nhân dân xây dựng mô hình hố rác thải tại hộ gia đình đến nay đã mang lại hiệu quả cao. Vệ sinh nước sạch, rác thải ở địa phương được xử lý theo quy định, không còn việc ô nhiễm môi trường từ rác thải như trước đây. Mô hình xử lý rác thải tại hộ gia đình đã thu hút được đông đảo nhân dân cùng tham gia, theo quy trình tự phân loại, xử lý rất đơn giản, sạch sẽ không gây hôi thối. Lò đốt rác cao khoảng hơn 1m, ngăn chứa rộng gần 1m với 50kg xi măng, trên 100 viên gạch, ít cát và 1 ngày công đã hoàn thành lò đốt. Sau khi đốt xong hộ dân tận dụng

rác thải tại hộ gia đình đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn”. Từ đó đã giúp được người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn xanh. (Hiệu quả từ mô hình xử lý rác thải hộ gia đình, Báo tài nguyên và môi trường, ngày 18/12/2020).

Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu khoa học (Lâm Ngọc Huệ, Đại học Hồng Đức,2017) về thực trạng quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 đưa ra thực trạng quản lý chất thải rắn từ đó có nhưng biện pháp quản lý hiệu quả trên địa bàn toàn huyện.

Dự án ”xây dựng năm không ba sạch” bắt đầu triển khai tại huyện Nghĩa hàng, tỉnh Quảng Ngãi của hội liê hiệp phu nữ xã bằng việc thực hiện 12 lớp tập huấn hướng dẫn cách thức triển khai cuộc vận động cho cán bộ thi, tổ chức hội phụ nữ cơ sở, cấp phát 97 sách lật tài liệu và truyền thông. Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn sử dụng sách lật cung như tổng hợp phiếu điều tra về kết quả thực hiện của 12 xã, thị trấn; chỉ đạo duy trì sinh hoạt các mô hình”. Tổ chức tuyên truyền cho 1.900 hội viên, dự nghe, ra quân dọn vệ sinh môi trường trên 84 đoạn tự quản, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. không sinh con thứ 3” đến nay đã có hơn 17.000 gia đình cán bộ, hội viên hội phụ nữ tham gia trong đó có 13.150 hộ đạt của 5 tiêu chí ”không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và tệ nạn, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dịnh dưỡng, sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp”.( Báo điện nhân dân, Nguyên Anh, ngày 3/5/2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)