Nội dung nghiên cứu về công tác quản lý và xử lý rác thải sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 45)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận về quản lý rác thải sinh hoạt

2.1.4 Nội dung nghiên cứu về công tác quản lý và xử lý rác thải sinh

Để thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương thì cần phải có kế hoạch triển khai giúp giảm thiểu mức tối đa nhất việc rác thải sinh hoạt xả rác thải ra môi trường bên ngoài, để làm được những điều này theo điều 9, chương II, luật BVMT năm 2014, quy định của pháp luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn của Bộ tài nguyên và Môi trường và các văn bản của địa phương thì chu trình quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm:

Bước 2: Quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Bước 3:Quá trình kiểm tra giám sát.

Việc xả rác thải sinh hoạt ra môi trường một cách bừa bãi đã làm ô nhiễm môi trường tại xã Nga Phượng, qua quan sát thực tế rác thải thường tập trung ở các khu chợ, các cánh đồng, gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, cần phải lập ra kế hoạch kịp thời để bắt tay vào công tác thực hiện.

Lập kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt là một bước tiến quan trọng, đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình của công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Lập kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt sẽ tạo tiền đề, điều kiện tốt cho việc chấp hành và thực hiện tốt của các cá nhân và tổ chức trong công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt.

Mục tiêu: Đến hết năm 2020 là một trong những xã đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh làng xóm trong lành, nói không với tất cả các loại rác thải. Khắc phục được những tồn tại yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thôn xóm. Từng bước đưa chất lượng môi trường của xã được nâng cao làm cho cuộc sống của người dân cũng được cải thiện một cách rõ rệt.

Xác định mục tiêu cho các cấp điều hành tổ chức quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt. Trước mắt giải quyết tình trạng rác thải vứt chưa đúng nơi quy định và được thu gom đồng bộ ở các thôn, xóm, cung cấp đầy đủ các phương tiện để phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Xác định đúng chính sách, chương trình, phương hướng đi để thực hiện công tác quản lý một cách phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt.

Xây dựng nhà máy xử lý rác tại địa phương để rác thải ra môi trường được xử lý kịp thời, không gây tình trạng ô nhiễm môi trường. Chính vì điều này, chúng ta cần xây dựng tổ chức thực hiện một quy trình xử lý rác thải để đạt

được mục tiêu đề ra đồng thời các kế hoạch phải được phân công thực hiện một cách triệt để như sau:

Phân loại rác: Rác thải rắn mang tính chất hỗn hợp nên trong quá trình thực hiện xử lý rác thải là vô cùng khó khăn. Vì thế, ngay từ bước đầu tiên cần phân loại rác thải từ các nguồn phát sinh, làm hạn chế sự ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường sinh hoạt tại xã. Phân loại rác thải có thể mang tính chất thủ công tại nhà hoặc thu gom bởi dịch vụ hoặc phân loại một cách tự động bằng máy. Phương pháp phân loại rác thải bằng tay vẫn đang là phương pháp phổ biến nhất. Hiện nay rác thải từ các hộ gia đình vẫn chưa được xử lý đúng mức ngay từ đầu từ các hộ gia đình cần biết cách phân biệt rác thải, phù hợp với tính chất của từng loại rác thải để xử lý đúng cách.

Công tác thu gom rác thải: Là hoạt động tập hợp, phân loại đóng gói và lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom đến địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

Vận chuyển rác thải: Là quá trình chuyên chở rác thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.

Xử lý chất thải: Là quá trình xử dụng các biện pháp công nghệ kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải, thu hồi, tái chế, tác sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải.

Qua quá trình kiểm tra giám sát được cơ quan quản lý kiểm tra giám sát thực hiện và được tổ vệ sinh môi trường, hợp tác xã môi trường đảm nhiệm và giao cho công nhân vệ sinh môi trường, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh, đơn vị hành chính, các tổ đoạn đường tự quản,… Đảm bảo cho các kế hoạch đề ra cần cho các bộ phận quản lý được thực hiện và hành động để đảm bảo duy trì các hoạt động được thực hiên theo đúng kế hoạch đã vạch sẵn, đảm bảo hiệu quả

đề ra. Đồng thời cán bộ địa phương cũng theo dõi, giám sát việc vận chuyển rác thải từ nơi sinh hoạt đến nơi tập kết rác thải sinh hoạt.

Khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường, để làm môi trường sống ngày càng trong lành hơn, gắn liền với với xóm, thôn, gia đình văn hóa để tạo động lực động viên khuyến khích, phát huy hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Xử phạt với cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh doanh nào có hành vi vi phạm môi trường theo tính chất và mức độ vi phạm xử phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của thủ tướng chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Các tổ chức cá nhân, hộ ga đình có hành vi vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối với hộ nông dân cần chấp hành thực hiện đúng kế hoạch quản lý rác thải sinh hoạt được đề ra, thực hiện tốt các quy định của các cán bộ môi trường cũng như của chính quyền địa phương, tuân thủ theo các kế hoạch hoạt động của tổ vệ sinh môi trường. Nếu hộ nông dân nào có những hành vi vi phạm đến môi trường cần có những xử phạt đối với hành vi đó tùy theo tính chất và mức độ của sự việc gây ra. Với những hộ nông dân có tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ, gìn giữ vệ sinh môi trường cần được khen thưởng và tuyên dương với hộ dân đó, để họ tiếp tục phát huy tinh thần giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch.

Đối với người thu gom rác thải cũng phải thực hiện tốt công việc của mình, tránh trường hợp không thu dọn rác thải của các hộ dân, để hộ dân tự thu gom và đưa rác tới nơi tập kết rác, phải có thái độ hành vi tốt trong công tác thu gom rác thải của hộ gia đình. Chung tay xây dựng môi trường trong sạch, với những cá nhân thu gom rác có hành vi tốt cần được hộ trợ và tuyên dương họ để tăng phần khuyến khích trong công việc xây dựng môi trường.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt

Ý thức chấp hành của người dân vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả và thành công. Trong việc quản lý RTSH, thái độ, ý thức của người dân được thể hiện trong việc chấp hành các quy định về vứt rác đúng nơi quy định,mức đóng góp, phân loại rác thải,... Nếu ý thức người dân không cao, rất khó có thể duy trì được hoạt động thu gom và xử lý rác thải.

Những nguyên nhân dẫn đến đại đa số bộ phân người dân chưa quan tâm, nhận thức đến vến đề xả rác thải sinh hoạt ra bên ngoài môi trường đó là: Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến ý thức, nhận thức của con người về vấn đền thu gom, quản lý RTSH. Những vùng, khu vực có điều kiện kinh tế phát triển vấn đề trên bao giờ cũng được chính quyền và người dân quan tâm hơn. Do quá trình sinh sống tại địa bàn lâu năm làm cho người dân quen với phong tục tập quán, giới tính, tuổi tác, … có ảnh hưởng lớn đến nhận thực của người dân và không chịu sửa đổi. Sự vào cuộc của các cấp, các ngành có lẽ còn chưa thực sự quyết liệt. Cơ quan quản lý môi trường chỉ tuyên truyền phổ biến mà chưa tiến hành kiểm tra và xử lý triệt để. UBND cấp xã chưa nhận thức được trách nhiệm của mình mà ỷ lại trồng chờ vào cấp trên. Đồng thời, người dân có trình độ học vấn cao, họ có cơ hội học tập và tiếp cận với nhiều thức hơn về rác thải sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó, khi bản thân người dân có nhu cầu được hưởng không khí sạch, có nước uống và thức ăn, chỗ ở đảm bảo cuộc sống của cá nhân và gia đình nhưng lại chỉ cần “ sạch nhà mình ” chi phối mọi nhận thức của đông đảo đa số người nông dân ở địa phương.

Các trang thiết bị cần thiết cho thu gom có thể gồm những vật dụng như: Gang tay, quần áo bảo hộ lao động, xe chở rác, xẻng, kẻng,... Ngoài ra còn có các thiết bị hiện đại hơn như: Xe tải lớn, máy múc, lò đốt,... Các trang thiết bị, phương tiện thu gom rác có tác động không nhỏ đến hiệu quả thu gom. Việc trang bị đồng phục và phương tiện bảo hộ lao dộng cho công nhân VSMT, tiên

phong trong ý thức trách nhiệm của bản thân các nhà quản lý, tạo khả năng giám sát của người dân, cũng vừa góp phần cải thiện mỹ quan văn minh đô thị, vừa nâng cao được hiện quả quản lý công tác thu gom RTSH (Nguyễn Văn Phước, 2008).

Trong những năm gần đây, rác thải đang trở thành vấn đề báo động ở cả đô thị và nông thôn, để góp phần thực hiện những mục tiêu, tiêu chí bảo vệ môi trường quốc gia, cấp tỉnh, thành phố cũng đưa ra nhiều quyết định, chương trình kế hoạch để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy việc quản lý rác thải có sự tham gia của cộng đồng được tốt hơn.

Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 bao gồm một số điều sửa đổi, bổ sung của Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường,chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Luật tạo điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiệu chất thải. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu: “Quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và chất thải đặc thù khác, bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu”. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất

thải và phế liệu nhập khẩu trên lãnh thổ nức cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đếnquản lý chất thải rắn.

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2060.

Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại. Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.

Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các

quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.

Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra đã nhận được sự quan tâm của nhà nước và chính quyền địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia hạn chế số lượng rác thải. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách hiện nay vẫn nặng tính chất từ trên xuống, không bám sát thực tế, dẫn đến khó khăn trong triển khai, thực thi.

Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quyết định đến nhận thức của người dân về vấn đề xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, hầu hết nhân viên VSMT là những người trung tuổi, người mới học hết phổ thông chưa được đào tạo tập huấn thu gom và xử lý các loại rác thải. Vì thế trong quá trình làm việc họ còn gặp nhiều trở ngại. Ban Môi trường của xã cần có kế hoạch về công tác tập huấn cho đội ngũ công nhân VSMT để việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, cán bộ quản lý là người đứng đầu lên kế hoặc cũng vẫn phải đưa ra các nhận hức cho người dân hiểu về mức độ nguy hiểm của rác thải mang tới đời sống của chính họ, làm sao để phân loại rác tốt nhất, phân loại rác như thế nào là đúng? Đây là các câu hỏi đặt ra cho nhà quản lý. Trình độ của người quản lý có thể nói lên cách thức mà họ truyền tải nội dung cần thiết về rác thải tới người dân một cách dễ hiểu nhất, làm cho người dân tham gia một cách nhiệt tình nhất. Nhưng phần lớn ở các khu vực nông thôn hiện nay lực lượng cán bộ còn yếu kém về chất lượng và số lượng trong việc quản lý rác thải. Khộng có cán bộ chuyên trách về vấn đề môi trường mà chỉ có cán bộ kiêm thêm về vấn đề này nên việc quản lý vừa chồng chéo vừa lỏng lẻo thiếu trách nhiệm.

Ngoài ra, ở các địa phương hiện nay đã thành lập một số tổ chức đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã nga phượng, huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)