PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Nga Phượng
4.2.3 Quy trình kiểm tra, giám sát
Hiện nay, công tác quản lý môi trường trên địa bàn xã ngày càng được chú ý đầu tư về nhiều mặt. Tổ vệ sinh môi trường hiện có 2 cán bộ phụ trách cán bộ môi trường phụ trách công tác kiểm tra, giám sát, quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của người dân. Công việc của 2 cán bộ môi trường là thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ mỗi tuần 3 lần, bất kỳ lúc nào. Công tác này nhằm kiểm tra xem các hộ dân thực hiện quản lý RTSH có đúng quy định không như: thời gian đổ rác, địa điểm, hình thức xử lý rác,.. góp phần nâng cao ý thức người dân trong thực hiện quy định của UBND xã và tổ vệ sinh môi trường đưa ra. Qua phỏng vấn, thì người dân đều cho rằng hiện nay đã có hình thức xử lý nghiêm ngặt hơn nhằm đánh vào ý thức từng hộ dân. Mặc dù số hộ bị kiểm tra tăng lên nhưng chiều hướng số hộ vi phạm có chiều hướng giảm xuống khoảng 14%, có thể nói đây là một trong những yếu tố tích cực cho thấy ý thức của
người dân ngày càng được nâng cao. Khi mức xử phạt đối với các hộ ngày càng tăng thì số tiền nộp vào quỹ VSMT cũng tăng theo đáng kể, nguồn thu này dùng để cải tiến, tân trang thiết bị. Quá trình kiểm tra, giám sát này phải mang tính chất công khai, rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, thực tế đôi khi cán bộ kiểm tra
chưa đúng kế hoạch.( Nguồn: kết quả điều tra 2020)
Hộp 4.8: Đánh giá tình hình quản lý RTSH
Theo ông Trí, trên địa bàn xã hiện nay tỷ lệ số hộ vi phạm đã giảm xuống đáng kể, tình hình kiểm tra giám sát của cán bộ địa phương cũng nghiêm túc hơn. Áp dụng hình thức xử phát bằng tiền mặt là 150-500 nghìn đồng/hộ mang tình chất công khai.
(Nguồn: Ông Nguyễn Hữu Trí, 65 tuổi, Đồng Quang)
Khi các cán bộ xã, cán bộ tổ vệ sinh môi trường kiểm tra, giám sát tính tuân thủ thực hiện ké hoạch của người dân trong QLRT thì người dân cũng có quyền kiểm tra tổ vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện. Việc giám sát của người dân đảm bảo tính minh bạch trong công việc, người dân tham gia giám sát trong các tiêu chí sau: thời gian thu gom rác, địa điểm tập kết rác, quá trình xử lý và phương pháp xử lý rác thải,... và ở mỗi xóm là khác nhau nên mức độ sẽ khác nhau.
Công việc thu gom cũng như quy định giờ giấc, tác phong làm việc của nhân viên vệ sinh môi trường quyết định đến chất lượng VSMT trên toàn xã. Để rác không bi ứ đọng trong thời gian dài tại hộ gia đình, hoặc đầu ngõ làm mất mỹ quan khu dân cư, nhân viên VSMT phải làm việc nghiêm túc và hiệu quả để mang lại chất lượng tốt nhất cho người dân. Như vậy công tác thu gom vận chuyển RTSH vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục.