Kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện bàu bàng tỉnh bình dương 1 (Trang 30 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Lý luận cơ bản về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

1.2.1. Kỹ năng sống

1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng sống

Theo WHO, kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trƣớc các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Quan niệm này mang tính khái quát và nhấn mạnh khả năng của mỗi cá nhân nhằm thích nghi và cao hơn là đáp ứng tích cực trƣớc những địi hỏi và u cầu của cuộc sống hằng ngày mà cá nhân đó phải đối diện. Trong quan niệm này, hai mức độ mỗi cá nhân cần thực hiện là: thích ứng và tích cực. Các vấn đề mỗi cá nhân phải đối diện là: tƣơng tác với ngƣời khác, sự thay đổi của điều kiện sống và môi trƣờng, các vấn đề của bản thân, các vấn đề về học tập và làm việc.

Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết gồm các kỹ năng tƣ duy nhƣ: tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức đƣợc hậu quả, …; Học làm ngƣời gồm các kỹ năng cá nhân nhƣ: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, … ; Học để sống với ngƣời khác gồm các kỹ năng xã hội nhƣ: giao tiếp, thƣơng lƣợng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thơng, …; Học để làm gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ nhƣ: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… Quan niệm này chỉ ra hệ thống KNS cấp thiết cho mỗi cá nhân trong mối tƣơng quan mật thiết với các trụ cột của giáo dục thế giới. Hệ thống KNS này mang tính khoa học và thiết thực cho việc xây dựng chƣơng trình GDKNS cho HS của các quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có nhiều quan niệm về kỹ năng sống. Kỹ năng sống là năng lực tâm lý- xã hội của mỗi cá nhân, giúp con ngƣời có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những ngƣời khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trƣớc các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, mà đặc biệt tuổi học sinh rất cần để vào đời.

xã hội giúp cá nhân có những hành vi ứng phó tích cực đối với các tình huống của cuộc sống. Nhƣ vậy khái niệm kỹ năng sống khơng đồng nhất nhƣng có mối quan hệ với một số khái niệm liên quan. Kỹ năng sống là năng lực tâm lý- xã hội thể hiện bằng hành vi nên nó rộng hơn kỹ năng thực hành. Kỹ năng sống cũng không đồng nhất với kỹ năng tâm vận động mà kỹ năng tâm vận động là hình thức thể hiện của kỹ năng sống dƣới dạng hành vi. Kỹ năng sống bao gồm nhiều loại kỹ năng, trong đó có kỹ năng xã hội (là các kỹ năng tƣơng tác, giao tiếp, hịa nhập, thích nghi với ngƣời khác). Trong kỹ năng sống, ngồi kỹ năng xã hội khơng đồng nhất với trí thơng minh và kỹ năng sống hàm chứa trí

Kỹ năng sống và giá trị sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣng không đồng nhất với nhau. Giá trị sống là gốc và trên cơ sở đó hình thành kỹ năng sống. Giá trị sống định hƣớng, chi phối cách ứng xử và giải quyết vấn đề bằng tổ hợp các kỹ năng sống cấp thiết trong từng tình huống cụ thể của cuộc sống.

Kỹ năng sống là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều nhóm kỹ năng sống, trong mỗi nhóm kỹ năng sống có nhiều kỹ năng sống cụ thể (kỹ năng thành phần). Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hơi- lịch xử. KNS mang tính cá nhân vì đó là năng lực, là hành vi của mỗi cá nhân. KNS mang tính xã hội- lịch sử vì trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau và ở mỗi vùng miền khác nhau địi hỏi cá nhân có những kỹ năng sống khác nhau. [8]

Kỹ năng sống thuộc phạm trù năng lực nên KNS là tổng hòa kiến thức, thái độ và hành vi. Do đó, những KNS cụ thể có thể dƣới dạng tƣ duy (nhƣ tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, …) hoặc dƣới dạng thái độ (nhƣ thiện chí, thấu cảm, …) nhƣng cuối cùng KNS của con ngƣời với tƣ cách là năng lực phải thể hiện ở những hành vi, hành động ứng xử, hành động giải quyết tình huống một cách phù hợp, … và phải có thể quan sát đƣợc. [9]

Kỹ năng sống thể hiện ở hành vi nhƣng hành vi phải mang tính tích cực. Tiêu chí đánh giá tích cực của hành vi phải gắn với giá trị sống phổ quát và gắn với nền văn hóa. Nhƣ vậy, ngƣời có kỹ năng sống là ngƣời sống một cách phù hợp và hữu ích.

Kỹ năng sống không do bẩm sinh mà có, cũng khơng phải do di truyền. Nó đƣợc hình thành dần dần trong quá trình giáo dục và tự giáo dục của mỗi cá nhân. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục nên cần có phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong quá trình hình thành KNS.

1.2.1.2. Hệ thống kỹ năng sống của học sinh tiểu học

Hiện nay, có nhiều cách phân loại KNS dựa trên những góc nhìn khác nhau. UNICEF xem KNS gồm 3 nhóm kỹ năng chính. UNESCO phân chia KNS thành 4 nhóm kỹ năng gắn với 4 mục tiêu giáo dục. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim

Thoa (2012) phân loại KNS theo mục tiêu và chỉ ra 4 nhóm KNS, bao gồm: Nhóm KNS với mục tiêu tác động đến “trái tim”, tác động đến “cái đầu”, tác động đến “sức khỏe”, tác động đến “đôi tay”. Phạm Quang Hƣng chỉ ra 8 kỹ năng cơ bản của học sinh trong thế kỷ 21 là: giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tỏa, tƣ duy suy luận, làm việc nhóm, phát triển nhân cách, sử dụng công nghệ thông tin và kỹ năng của cơng dân tồn cầu.

Từ những phân tích về bản chất KNS và phân loại KNS, kết hợp với phân tích các đặc điểm tâm lý HS tiểu học về nhận thức, tình cảm và nhân cách, có thể xác định KNS của HS tiểu học gồm 18 KNS cụ thể, đƣợc xếp thành 3 nhóm nhƣ sau: 1) Nhóm KNS cá nhân, bao gồm các KNS liên quan đến bản thân HS. 2) Nhóm KNS xã hội, bao gồm các KNS liên quan đến giao tiếp giữa HS với ngƣời khác. 3) Nhóm KNS cơng việc, bao gồm các KNS liên quan đến học tập và làm việc của HS.

1.2.1.3. Cấu trúc hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Mục đích, mục tiêu giáo dục là dự kiến trƣớc mơ hình nhân cách của con ngƣời đƣợc giáo dục; có vai trị định hƣớng cho sự vận động và phát triển của các thành tố khác của HĐGD, từ đó định hƣớng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ HĐGD. Mục đích, mục tiêu giáo dục đƣợc thực hiện bằng những nhiệm vụ giáo dục cụ thể. Trong hệ thống giáo dục, có mục đích giáo dục chung cho tồn hệ thống và mục đích giáo dục riêng cho từng cấp học, bậc học.

Mục đích giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học nhằm giúp HS thích ứng và làm chủ các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Mục đích GDKNS cho HS tiểu học có vai trị định hƣớng cho sự vận động và phát triển của các thành tố cấu trúc khác của hoạt động GDKNS.

GDKNS thực chất là rèn luyện năng lực tâm lý- xã hội cho con ngƣời và giúp họ có những thái độ, hành vi tích cực, mang tính chất xây dựng; đồng thời thay đổi những hành vi và thói quen tiêu cực. Nhiệm vụ của GDKNS là hình thành cho ngƣời học những KNS cụ thể. Thành phần để họ có thể ứng dụng giải quyết hiệu quả các tình huống trong cuộc sống. GDKNS gắn liền với giáo dục nhân cách toàn diện

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học

Nội dung giáo dục là hệ thống những chuẩn mực xã hội cần giáo dục cho học sinh. Nội dung giáo dục chịu sự chi phối của mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục; nó tạo nên nội dung hoạt động của giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục.

Nội dung GDKNS cho HS tiểu học là hệ thống những kỹ năng sống cấp thiết để HS có thể đáp ứng các yêu cầu trong học tập và sinh hoạt, xử lý đƣợc các tình huống gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Có nhiều các phân chia nội dung GDKNS cho

HS tiểu học. Trong nghiên cứu này, nội dung GDKNS cho HS tiểu học gồm 3 nhóm KNS với 18 KNS cụ thể.

Hình thành tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học

Giáo dục theo nghĩa rộng bao gồm dạy và giáo dục (theo nghĩa hẹp).

Theo đó, hình thức tổ chức HĐGDKNS cho HS đƣợc thực hiện thông qua dạy học KNS và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS

* Dạy học KNS cho HS tiểu học

Dạy học KNS cho HS là hình thức cơ bản của GDKNS cho HS nhằm cung cấp cho HS hệ thống tri thức cơ bản về KNS, tổ chức cho các em thực hành những kiến thức đã học và hình thành ở các em thái độ tích cực đối với việc học tập KNS.

Dạy học KNS cho HS tiểu học bao gồm: dạy học lồng ghép nội dung GDKNS trong các môn học và dạy học KNS nhƣ môn học độc lập (dạy học KNS theo chủ đề). Dạy học lồng ghép nội dung GDKNS trong các môn học thƣờng do GV thực hiện. Dựa trên mục đích, nội dung cụ thể của từng bài học trong chƣơng trình dạy học các mơn học ở tiểu học, và dựa trên mục đích, nội dung, yêu cầu của GDKNS cho HS tiểu học, giáo viên xác định các KNS cụ thể và các biểu hiện cụ thể của từng KNS để lồng ghép, xác định cách thức lồng ghép và các điều kiện để thực hiện việc lồng ghép. Dạy học KNS nhƣ một môn học độc lập (dạy học KNS theo chủ đề). Dạy học lồng ghép nội dung GDKNS trong các môn học thƣờng do GV thực hiện. Dựa trên mục đích, nội dung cụ thể của từng bài học trong chƣơng trình dạy học các mơn học ở tiểu học; và dựa trên mục đích, nội dung, yêu cầu của GDKNS cho HS tiểu học, giáo viên xác định các KNS cụ thể và các biểu hiện cụ thể của từng KNS để lồng ghép, xác định cách thức lồng ghép, xác định cách thức lồng ghép và các điều kiện để thực hiện việc lồng ghép. Dạy học KNS nhƣ một môn học độc lập (dạy học KNS theo chủ đề) là một hình thức khác của dạy học KNS. Nó cũng bao gồm: mục đích, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và điều kiện, ngƣời dạy ngƣời học và kết quả dạy học. Có 2 cách tổ chức thức hiện hình thức này. Một là, các trƣờng tiểu học sẽ thực hiện theo quy định, chƣơng trình chung do Bộ GD-ĐT ban hành. Hai là, nhà trƣờng tổ chức xây dựng và thực hiện chƣơng trình theo quy định và hƣớng dẫn của Bộ, Sở, Phịng GD-ĐT. Theo cách thứ hai, trƣờng tiểu học có thể dựa trên mục đích, yêu cầu về GDKNS cho HS để lựa chọn những nội dung cấp thiết trong toàn bộ nội dung GDKNS đã đƣợc xác định; ngƣời thực hiện có thể là GV tiểu học nhƣng cũng có thể là tổng phụ trách, nhân viên nhà trƣờng, cha mẹ HS hoặc hoặc các LLGD khác có kiến thức, kỹ năng và đƣợc đào tạo.

* Tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho HS tiểu học

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là những hoạt động dạy học trên lớp, là con đƣờng gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa lý thuyết với hành động và là con đƣờng quan trọng hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hoạt động này bao gồm 5 hoạt động chính: hoạt động xã hội- chính trị- nhân đạo; hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ; hoạt động tham quan, du lịch: hoạt động lao động, hƣớng nghiệp.

Lồng ghép nội dung GDKNS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức giáo dục KNS phổ biến ở trƣờng tiểu học. Thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp, GV và các LLGD khác có thể lồng ghép các nội dung GDKNS cho HS nhƣ: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng Quản lí thời gian, kỹ năng cảm thơng, … Thơng qua các hình thức hoạt động ngồi giờ lên lớp, GV và cha mẹ HS biết đƣợc trình độ KNS của HS, từ đó có xây dựng kế hoạch GDKNS phù hợp. Hơn nữa, để nâng cao trình độ KNS của HS, nhà trƣờng có thể tổ chức các cuộc thi tài giữa các HS với nhau về hiểu biết và thể hiện KNS. Những buổi tham quan, du lịch thƣờng đem lại cho HS nhiều ấn tƣợng và cảm xúc khó phai, vì vậy, nếu khéo léo lồng ghép các nội dung GDKNS vào các hình thức này, nhà trƣờng sẽ đạt đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp về GDKNS.

 Lồng ghép nội dung GDKNS trong sinh hoạt hàng ngày ở trường

Các buổi sinh hoạt dƣới cờ hàng tuần là một cơ hội tốt để GDKNS cho HS tồn trƣờng. Hình thức này thƣờng do BGH, Tổng phụ trách tổ chức thực hiện với sự tham gia của GV, NV nhà trƣờng và có thể có các LLGD khác cùng tham gia. Các chủ đề năm học, chủ đề giáo dục hàng tháng là những định hƣớng để lựa chọn nội dung GDKNS cho HS.

Lồng ghép nội dung GDKNS trong các hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm là hình thức phổ biến trong các trƣờng tiểu học, do GV chủ nhiệm thực hiện. Trên cơ sở của kế hoạch năm học và chƣơng trình giáo dục tiểu học đƣợc quy định, GV chủ nhiệm lập kế hoạch và tổ chức việc lồng ghép nội dung GDKNS vào các hoạt động của tiết sinh hoạt chủ nhiệm.

Sinh hoạt của HS tại trƣờng tiểu học là môi trƣờng để rèn luyện KNS. Thông qua việc ra vào lớp, ra vào trƣờng, giao tiếp với các bộ phận, phòng ban trong trƣờng, thông qua những giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, nhà trƣờng có thể lồng ghép nội dung GDKNS cho HS. Ví dụ, để giáo dục kỹ năng đảm nhận trách nhiệm cho HS, nhà trƣờng có thể phân cơng cho HS luân phiên nhau trực nhật trong các giờ ra vào lớp để kiểm tra việc chấp hành nội quy lớp học của các bạn, trong các giờ chơi để giám sát quá trình vui chơi của các bạn trong lớp, trong giờ ăn để nhắc nhở các bạn giữ vệ sinh,

giữ trật tự trong lúc ăn, trong giờ ngủ để nhắc nhở các bạn biết giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trƣờng.

 Lồng ghép nội dung GDKNS trong các hoạt động Đội, Sao

Hoạt động Đội Thiếu niên, Sao Nhi đồng ở trƣờng tiểu học là một hoạt động giáo dục rất quan trọng, kết quả của nó góp phần đáng kể vào kết quả giáo dục nói chung. Tổng phụ trách là ngƣời trực tiếp tổ chức hoạt động này. Dựa trên kế hoạch và chƣơng trình hoạt động Đội, Sao trong từng năm học, Tổng phụ trách có thể phối hợp với các LLGD khác, đặc biệt là GV để lồng ghép các nội dung GDKNS.

 Lồng ghép nội dung GDKNS thông qua hoạt động tham vấn, tư vấn

Tham vấn, tƣ vấn học đƣờng là một trong những hình thức giáo dục quan trọng, giúp nhà tham vấn nhận ra những biểu hiện về tâm sinh lý của HS, từ đó các nhà giáo dục có những định hƣớng, biện pháp giáo dục HS. Để đạt mục tiêu GDKNS cho HS, các trƣờng tiểu học có thể tổ chức hoạt động tƣ vấn, tham vấn học đƣờng, trong đó lồng ghép các nội dung GDKNS cho HS. Ngƣời thực hiện hình thức này là các chuyên viên tâm lý, chuyên viên giáo dục đã qua đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện bàu bàng tỉnh bình dương 1 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)