Nâng cao nhận thức của cán bộ Quản lí, giáo viên, nhân viên, cha mẹ

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện bàu bàng tỉnh bình dương 1 (Trang 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ Quản lí, giáo viên, nhân viên, cha mẹ

học sinh về HĐGDKNS

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Nhận thức là cơ sở của thái độ và hành động. Nhận thức đúng sẽ chuyển hóa thành niềm tin, thái độ đúng, thúc đẩy hành động đúng và ngƣợc lại. Vì vậy, nâng cao nhận thức cũng chính là nâng cao chất lƣợng hành động, làm cho hành động ngày càng đúng đắn hơn.

Nâng cao nhận thức của cán bộ Quản lí, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh về HĐGDKNS nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết của họ, giúp họ mở rộng phạm vi nhận thức, ngày càng nhận thức đầy đủ hơn và làm cho họ nhận thức khoa học hơn, sâu sắc hơn về công tác GDKNS cho HS. Nâng cao nhận thức về GDKNS là cơ sở để các lực lƣợng giáo dục có những hành động đúng trong phạm vi trách nhiệm

của mình trong quá trình thực hiện HĐGDKNS cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung nâng cao nhận thức của cán bộ Quản lí, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về HĐGDKNS là hiểu rõ vị trí, vai trị của HĐGDKNS trong hoạt động giáo dục tổng thể; ý nghĩa của cơng tác GDKNS đối với q trình hình thành nhân cách của HS; mục tiêu và nội dung GDKNS, hình thức và phƣơng pháp GDKNS; vai trị của gia đình, nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục khác trong xã hội đối với công tác này; các điều kiện cấp thiết để thực hiện HĐGDKNS cho HS. Để thực hiện các nội dung nói trên, cần tập trung vào các biện pháp cụ thể sau đây:

 Tổ chức cho các lực lƣợng giáo dục học tập để lĩnh hội đúng về bản chất của HĐGDKNS.

Về phía Ban giám hiệu, trƣớc hết cần thƣờng xuyên trình bày và trao đổi với các LLGD trong trƣờng về ý nghĩa của công tác GDKNS thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp của nhà trƣờng. Ban giám hiệu cần tổ chức các buổi tọa đàm về GDKNS GV, NV, toàn trƣờng tham dự với sự tham gia trình bày của các nhà khoa học, các chuyên gia hoặc những ngƣời có kinh nghiệm. Ngồi ra, ban giám hiệu cần tổ chức cho các CBQL, GV, NV trong trƣờng đi tham quan, giao lƣu với các cơ sở giáo dục có thành tích tốt trong cơng tác GDKNS cho HS để họ mở rộng tầm nhìn và hiểu sâu sắc hơn về công tác này. Thực hiện tốt công tác bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho GV, NV nhà trƣờng. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ Phòng, Sở, các trƣờng đại học, các tổ chức giáo dục để đƣa CBQL, GV, NV của trƣờng đi học tập nâng cao trình độ về GDKNS. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu cần tổ chức và sử dụng các kênh thông tin một cách hiệu quả để tuyên truyền đến cha mẹ HS và các LLGD ngoài xã hội về ý nghĩa của công tác GDKNS cho HS và vai trò của họ đối với công tác này. Ban giám hiệu sử dụng website của trƣờng để trao đổi các thông tin về GDKNS cho HS của trƣờng, tác động đến nhận thức của cha mẹ HS thông qua GV dạy lớp và GV chủ nhiệm lớp hoặc trực tiếp nói chuyện với cha mẹ HS trong các cuộc họp, các cuộc gặp gỡ. Điều không thể thiếu là, khi cấp thiết, Ban giám hiệu cần trao đổi, giải thích với cấp trên của mình và các cơ quan, ban ngành khác trong xã hội để cùng hiểu đúng về bản chất của GDKNS cho HS, từ đó tạo đƣợc sự phối hợp đồng bộ trong cơng tác GDKNS cho HS.

Về phía các tổ trƣởng, khối trƣởng chun mơn, cần thƣờng xuyên trao đổi với GV trong các cuộc họp tổ, khối về mục đích và nội dung GDKNS cho HS, bàn bạc và thảo luận với nhau nhằm xác định những nội dung GDKNS cho HS. Ngoài ra, các tổ trƣởng, khối trƣởng cần thống kê những kết quả đã đạt đƣợc của tổ, khối của mình và chỉ ra những chỗ còn hạn chế trong nhận thức của các GV trong tổ, khối về cong tác GDKNS cho HS để làm cơ sở cho việc bồi dƣỡng nhận thức. Hơn nữa, cần tổ chức

cho các GV trao đổi kinh nghiệm dạy học KNS mà chủ yếu là dạy học lồng ghép nội dung GDKNS vào các môn học và dạy học KNS theo chủ đề. Các tổ trƣởng, khối trƣởng có thể đề xuất với Ban giám hiệu tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho GV của tổ, khối của mình các nội dung cấp thiết về GDKNS, ví dụ nhƣ: Phƣơng pháp lựa chọn nội dung GDKNS, Phƣơng pháp lồng ghép nội dung GDKNS vào môn Tiếng Việt, Phƣơng pháp xây dựng kế hoạch, chƣơng trình GDKNS cho HS theo chủ đề, … Điều quan trọng hơn là, các tổ trƣởng, khối trƣởng cần thƣờng xuyên trao đổi với GV về ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GDKNS cho HS của từng GV, khuyến khích họ góp ý cho nhà trƣờng trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GDKNS của LLGD, khuyến khích họ tự đánh giá và chủ động, tích cực, sáng tạo trong cơng tác GDKNS cho HS.

Về phía giáo viên, trƣớc hết cần ứng dụng những hiểu biết của mình trong các hoạt động dạy học và giáo dục KNS. Song song với việc làm đó, GV cần liên quan chặt chẽ và thƣờng xuyên với cha mẹ HS để trao đổi và đi đến thống nhất quan điểm, mục đích, nội dung và cách thức giáo dục KNS cho HS trên cơ sở những hiểu biết khoa học về công tác này. Điều quan trọng là, trong từng bài học và từng giờ lên lớp, GV dù có làm chủ nhiệm hay khơng, cần thể hiện sự gƣơng mẫu về KNS của bản thân và khéo léo lồng ghép nội dung GDKNS để gây cảm xúc tích cực ở học sinh về KNS và sự cấp thiết phải rèn luyện KNS.

 Khuyến khích tất cả các LLGD nghiên cứu, trao đổi các tài liệu, các nguồn thơng tin có liên quan đến HĐGDKNS cho HS.

Về phía Ban giám hiệu và các CBQL, tổ chức giới thiệu các bài báo, các sáng kiến kinh nghiệm, các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các LLGD về HĐGDKNS trên các kênh thông tin của trƣờng nhƣ bảng tin của trƣờng nhƣ bảng tin của trƣờng, website của trƣờng hoặc các hình thức truyền thơng khác. Nhà trƣờng tổ chức cho GV, NV trong trƣờng và cha mẹ HS thi đua tìm hiểu các kiến thức về GDKNS, từ đó tơn vinh những cá nhân và tập thể đi đầu trong công tác GDKNS cho HS. Ban giám hiệu của các CBQL của nhà trƣờng cần tự trau dồi hiểu biết của mình về GDKNS và hãy là những “mẫu mực” về KNS cho đồng nghiệp và học sinh noi theo. Điều quan trọng, nhà trƣờng tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, cơ sở vật chất và hỗ trợ tài liệu, kinh phí cho các LLGD và HS để thƣờng xuyên cập nhật các tri thức về GDKNS. Về phía GV, cần khơng ngừng học tập, nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung liên quan đến cơng tác GDKNS, từ đó ứng dụng vào cơng tác giáo dục học sinh.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐGDKNS cho HS tiểu học

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

đích, nội dung, biện pháp, điều kiện thực hiện HĐGDKNS cho HS có tác dụng định hƣớng cho HĐGDKNS cho HS. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình HĐGDKNS cho HS khơng chỉ nhằm mục đích định hƣớng tồn bộ hoạt động mà còn là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGDKNS. Kế hoạch, chƣơng trình HĐGDKNS giúp nhà Quản lí chủ động trong hoạt động, tiết kiệm thời gian, cơng sức trong cơng tác Quản lí; làm cho hoạt động này đƣợc thực hiện theo một chƣơng tình, kế hoạch cụ thể, thống nhất, đảm bảo hiệu quả hoạt động, từ đó tạo ra sự thống nhất và huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng giáo dục trong công tác giáo dục KNS cho HS tiểu học.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Kế hoạch HĐGDKNS cho học sinh ở trƣờng tiểu học là bản thiết kế cụ thể toàn bộ HĐGDKNS của trƣờng, lớp trong một giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục KNS cho HS. Kế hoạch HĐGDKNS là kết quả sáng tạo của tập thể nhà Quản lí, giáo viên, phản ánh năng lực thiết kế, năng lực dự đốn, tìm hiểu, nắm bắt và xử lí thơng tin của họ. Kế hoạch HĐGDKNS càng khoa học thì khả năng thục hiện càng cao, càng có khả năng quyết định đối với hiệu quả HĐGDKNS.

Kế hoạch HĐGDKNS cho học sinh ở trƣờng tiểu học đƣợc xây dựng theo các thời gian khác nhau (tuần, tháng, học kì và năm học). Mỗi loại kế hoạch có những đặc trƣng riêng nhƣng nhìn chung phải đảm bảo các nội dung nhƣ tình hình, đặc điểm trƣờng, lớp, mục tiêu, nội dung, phƣơng thức thực hiện, yêu cầu về thời gian, tiến độ thực hiện, lực lƣợng thực hiện, phƣơng pháp kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch…

Chƣơng trình HĐGDKNS là chƣơng trình hành động thực thi HĐGDKNS, là cụ thể hóa kế hoạch HĐGDKNS cho HS. Chƣơng tình HĐGDKNS cho HS trƣờng tiểu học đƣợc xây dựng trên cơ sở chƣơng tình khung về HĐGDKNS do Bộ GD & ĐT ban hành, trong đó quy định mục tiêu, cấu trúc nội dung HĐGDKNS, định hƣớng hình thức, phƣơng pháp, phƣơng tiện giáo dục và đánh giá HĐGDKNS. Nhà trƣờng cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng, nhu cầu và điều kiện thực tế của nhà trƣờng, lựa chon GV và hình thức tổ chức phù hợp, xác định các điều kiện thực hiện, hình thức và tiêu chí đánh giá.

Khi xây dựng kế hoạch, chƣơng trình HĐGDKNS cho HS tiểu học, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 Xác định mục tiêu HĐGDKNS cho HS tiểu học phải dựa trên cơ sở của mục tiêu giáo dục tiểu học và nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định.

 Chất lƣợng của HĐGDKNS cho HS tiểu học do tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trƣờng quyết định. Trong nhà trƣờng, BGH và giáo viên là quan trọng nhất. Ngoài nhà trƣờng, cha mẹ học sinh và những ngƣời thƣờng xuyên nuôi dạy các em là

quan trọng nhất.

 Nhà trƣờng và gia đình HS thƣờng xuyên trao đổi những mong đợi và khả năng. Nhà trƣờng nên trao đổi càng sớm càng tốt những mặt mạnh và mặt yếu của mình với cha mẹ HS và trƣờng trung học. Cha mẹ HS nên trao đổi càng sớm càng tốt những mong muốn, thắc mắc của mình với nhà trƣờng.

 Nhà trƣờng cần tập trung đầu tƣ vào sự chuẩn bị cho HĐGDKNS và quy trình tổ chức HĐGDKNS thay vì tập trung vào kết quả.

 Cha mẹ HS, trƣờng trung học (THCS và THPT) là khách hàng là trọng tâm. HĐGDKNS có chất lƣợng là hoạt động tạo ra đƣợc những học sinh có những KNS cấp thiết mà cha mẹ HS và nhà trƣờng trung học mong đợi. Vì vậy, trƣờng tiểu học cần phải tìm hiểu mong đợi của cha mẹ HS và trƣờng trung học và liên tục theo dõi xem đã làm hài lòng họ ở mức độ nhƣ thế nào. Những mong đợi của họ là cơ sở cho các trƣờng tiểu học xây dựng mục tiêu HĐGDKNS.

Khi xây dựng kế hoạch, chƣơng trình HĐGDKNS cho HS, nhà Quản lí trƣờng tiểu học cần tập trung vào các biện pháp cụ thể sau:

 Ban chỉ đạo HĐGDKNS cho HS xây dựng kế hoạch, chƣơng tình HĐGDKNS cho HS của nhà trƣờng. Để thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, cần tập trung vào 4 loại kế hoạch chính: Kế hoạch chung về GDKNS cho HS, kế hoạch dạy học lồng ghép nội dung GDKNS vào các môn học, kế hoạch GDKNS cho HS theo chủ đề và kế hoạch bài học kỹ năng sống. kế hoạch chung về GDKNS cho HS là kế hoạch do hiệu trƣởng hoặc phó hiệu trƣởng xây dựng trên cơ sở góp ý của liên tịch, các tổ trƣởng và khối trƣởng. Kế hoạch này xác định đặc điểm tình hình nhà trƣờng dƣới góc độ GDKNS, đề ra các mục tiêu giáo dục KNS cho HS, xác định nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện, ngƣời thực hiện và các điều kiện thực hiện. Nó có tác dụng định hƣớng cho tồn bộ HĐGDKNS cho HS của trƣờng tiểu học trong năm học. Nó là cơ sở định hƣớng cho việc xây dựng các loại kế hoạch khác về GDKNS cho HS. Kế hoạch dạy học lồng ghép nội dung GDKNS vào các môn học là kế hoạch do giáo viên xây dựng trên cơ sở của kế hoạch chung về GDKNS của trƣờng và yêu cầu về GDKNS cho HS trong các mơn học. Kế hoạch này xác định mục đích việc lồng ghép, các KNS và các nội dung môn học đƣợc lồng ghép, xác định các điều kiện để lồng ghép. Nó định hƣớng hoạt động dạy học lồng ghép nội dung GDKNS của GV. Kế hoạch GDKNS cho HS theo chủ đề là kế hoạch do tổ trƣởng, khối trƣởng xây dựng trên cơ sở của kế hoạch chung về GDKNS của nhà trƣờng và yêu cầu về GDKNS cho HS tiểu học đƣợc Bộ GD- ĐT quy định trong chƣơng trình giáo dục tiểu học. Kế hoạch này xác định mục đích giáo dục, các chủ đề KNS và các nội dung, xác định ngƣời thực hiện và các điều kiện để thực hiện. Nó góp phần thực hiện mục tiêu

GDKNS cho HS của nhà trƣờng. Kế hoạch bài học kỹ năng sống là kế hoạch do GV hoặc có thể là nhân viên các phịng ban trong trƣờng xây dựng trên cơ sở của kế hoạch GDKNS cho HS theo chủ đề. Kế hoạch này xác định mục tiêu cụ thể của từng bài học/ chủ đề cụ thể, nội dung dạy học, các hoạt động dạy và học của GV và HS, các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học.

 Mời ban đại diện cha mẹ HS cùng tham gia xây dựng kế hoạch, chƣơng trình. Thành phần có đủ cha mẹ HS của các khối lớp. Có thể mời thêm những cha mẹ học sinh không nằm trong ban này nhƣng có hiểu biết về lĩnh vực này và có tâm huyết cùng tham gia xây dựng kế hoạch với nhà trƣờng. Nội dung thảo luận với cha mẹ HS cần tập trung vào lựa chọn các KNS cần giáo dục, các hình thức cần thực hiện, sự phối hợp giữa cha mẹ HS và GV, các điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất, tài liệu và trang thiết bị để thực hiện kế hoạch.

 Chỉ đạo việc nghiên cứu thực trạng HĐGDKNS và Quản lí HĐGDKNS cho HS. Phân công các khối trƣởng, tổ trƣởng thực hiện viecj thống kê trình độ và kinh nghiệm GDKNS và Quản lí hoạt động này của CBQL, GV, NV nhà trƣờng, tập trung về nội dung GDKNS và kết quả thực hiện nhiệm vụ GDKNS cho HS trong thời gian qua. Phân công phó hiệu trƣởng tổng kết và xác định trình độ, nhu cầu, khả năng GDKNS của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phƣơng, thông qua các nguồn thông tin khác để lắng nghe nhu cầu, xác định khả năng phối hợp của các tổ chức xã hội tại địa phƣơng về GDKNS cho HS của nhà trƣờng.

 Chỉ đạo GV thống kê, đánh giá trình độ KNS của HS. Phân cơng GV thống kê trình độ KNS của HS theo từng lớp, tập trung vào 2 khía cạnh: HS đã có đƣợc những KNS gì và mức độ thành thạo ở mỗi KNS ra sao. Phân công CBQL và GV sƣu tầm và nghiên cứu sử dụng các thang đo để đo trình độ KNS của HS.

 Chỉ đạo GV họp và trao đổi với cha mẹ HS về kế hoạch, chƣơng trình đã xây dựng. Bằng các cuộc họp cha mẹ HS đầu năm học, yêu cầu GV trao đổi mục tiêu, nội dung của kế hoạch và lắng nghe ý kiến của cha mẹ HS về tính khả thi của kế hoạch này. Chỉ đạo GV giải thích về nội dung kế hoạch và đạt đƣợc sự nhất trí của cha mẹ HS cùng thực hiện kế hoạch với nhà trƣờng.

 Chỉ đạo các khối trƣởng, tổ trƣởng rà soát và thống kê các nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Các nguồn lực cần nghiên cứu là: các chƣơng trình và nội dung GDKNS hiện hành, đội ngũ GV thực hiện kế hoạch, sự hỗ trợ của cha mẹ HS, sự ủng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện bàu bàng tỉnh bình dương 1 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)